Nước Mỹ và mùa bầu cử tổng thống lạ thường

Donald Trump và Hillary Clinton là hai con người đặc biệt và những cái “đầu tiên” đối đầu trong một mùa bầu cử tổng thống Mỹ có khá nhiều bất ngờ.

Lạ thường của mùa bầu cử tổng thống Mỹ 2016 ở chỗ, Donald Trump - một tỷ phú địa ốc New York chưa từng nắm giữ bất kỳ chức vụ gì trong chính quyền Mỹ, còn bà Hillary Clinton là người phụ nữ đầu tiên trở thành ứng cử viên tổng thống của một chính đảng lớn của Mỹ.
Nuoc My va mua bau cu tong thong la thuong
Cuộc đối đầu giữa hai con người đặc biệt Hillary Clinton-Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Ảnh International Business Times 
Sự lạ thường trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 được thể hiện ngay từ vòng bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ và Cộng hòa. Trong khi ông Trump đối đầu với tận 16 đối thủ cùng đảng, bà Clinton lại bị Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đeo bám quyết liệt.
Đường xưa vẫn khó bước
Trên chiến trường của đảng Dân chủ, đường đua vào Nhà Trắng chóng vánh trở thành cuộc giành giật không khoan nhượng giữa ứng cử viên Hillary Clinton (người tranh cử tổng thống lần hai) và ông Bernie Sanders ngay sau cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên ở bang mở đầu Iowa. Bà Hillary Clinton với bề dày kinh nghiệm chính trường, từng làm Ngoại trưởng Mỹ, Thượng nghị sĩ của New York, Đệ nhất Phu nhân và luật sư - đã nổi lên là nhân vật sáng giá của đảng. Một cuộc khảo sát do Washington Post-ABC News tiến hành tháng 1/2013 cũng cho thấy bà được công chúng Mỹ đánh giá cao. Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders không kém phần từng trải khi từng giữ chức thị trưởng Burlington (bang Vermont), Hạ nghị sĩ và Thượng nghị sĩ bang này.
Dù tranh cử lần hai, nhưng không phải mọi thứ đều suôn sẻ với bà Clinton. Trong trận mở đầu, với cách biệt chỉ 0,2 điểm % (49,8-49,6%), bà Clinton đã trở thành người phụ nữ đầu tiên giành thắng lợi tại một cuộc bầu cử sơ bộ theo thể thức họp đảng. Chỉ một tuần sau, ông Sanders có câu trả lời ở bang New Hampshire khi trở thành ứng cử viên Do Thái đầu tiên của một đảng lớn giành chiến thắng tại một cuộc bầu cử sơ bộ theo thể thức bỏ phiếu. Tại bang miền Nam Alabama, bà Clinton giáng đòn nặng nề cho chiến dịch của ông Sanders với tỉ lệ ủng hộ vượt trội 77,8% so với 19,2% của ông Sanders, nhưng sau đó lại nhận thất bại tơi tả ở thành trì Vermont của ông Sanders khi chỉ giành được 13,6% phiếu ủng hộ, rất ít so với ông Sanders (72,5%)…
Càng đến gần đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ cuối tháng 7, cuộc “so găng” càng trở nên quyết liệt. Đỉnh điểm là sau khi hàng loạt thư điện tử của đảng Dân chủ bị rò rỉ trên WikiLeaks cho thấy quan chức đảng này toan tính chống lại ông Sanders, ủng hộ bà Clinton. Vụ việc đã khiến Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Quốc gia đảng Dân chủ Debbie Wasserman Schultz phải từ chức ngay trước thềm đại hội đảng.
Dù bản thân ông Sanders và cử tri ủng hộ ông rất tức giận khi vụ việc bị phanh phui, nhưng đặt mục tiêu đoàn kết đảng lên đầu, ngày 12/7, ông Sanders tuyên bố ủng hộ bà Clinton trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ và rút lui vào ngày 26/7, một ngày sau đại hội đảng toàn quốc của đảng Dân chủ.
Người “ngoại đạo” lên ngôi
Thất bại trong chiến dịch tranh cử 2012 của Thống đốc thứ 70 bang Massachusetts Mitt Romney đã đẩy đảng Cộng hòa bước vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 với một tương lai bất định. Đảng này chứng kiến cuộc tranh đua của 17 ứng cử viên, tạo nên chiến trường bầu cử sơ bộ tổng thống lớn nhất của một đảng chính trị trong lịch sử nước Mỹ.
Ngày 16/6/2015, giữa một rừng tên tuổi của các cựu Thống đốc và Thượng nghị sĩ, “ông trùm” các chương trình truyền hình thực tế Mỹ với kinh nghiệm chính trường tiệm cận con số 0, Donald Trump, đã tuyên bố tranh cử để không lâu sau đó gây sốc cho nhiều nhà phân tích chính trị với tư cách là “kẻ ngoại đạo”. Dù chỉ về thứ hai tại bang quan trọng Iowa song doanh nhân thành phố New York, gắn liền với phong cách tranh cử thô lỗ, không biết xin lỗi cùng những chính sách chủ nghĩa dân tộc, bài Hồi giáo, chống người nhập cư… đã giành chiến thắng ở 7 bang trong ngày siêu thứ ba đầu tiên (1/3) và tiếp tục giành thêm 5 chiến thắng trong các cuộc bỏ phiếu ngày siêu thứ ba thứ hai (15/3).
Mật độ đông đúc trên đường đua của đảng Cộng hòa dần được thay thế bằng ba cái tên: tỷ phú địa ốc Donald Trump, Thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz và Thượng nghị sĩ bang Ohio John Kasich. Không thể chặn bước tiến của ông Trump, Thượng nghị sĩ Texas tuyên bố hủy chiến dịch tranh cử ngày 3/5 cho dù từng nói mình là người duy nhất có thể chặn ông Trump. Một cục diện đã rõ ràng cho đảng Cộng hòa: Donald Trump và ứng cử viên mới chiến thắng ở một bang John Kasich.
Do không ưa gì ông Trump, nhiều nhân vật cốt cán của đảng Cộng hòa còn tính cách “đánh úp” ông Trump trong đại hội toàn quốc của đảng thông qua đề cử một ứng cử viên tự do. Tuy nhiên, mọi sự dường như là bất khả thi và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa Reince Priebus đã phải tuyên bố Donald Trump là ứng cử viên cho vị trí đại diện đảng. Ngày 26/5, số phiếu đại biểu ủng hộ ông Trump đã vượt qua mốc tối thiểu cần phải có. Tối 21/7, sau chiến thắng ở 41 bang và vùng lãnh thổ, thiết lập kỷ lục mới của người giành chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ đảng Cộng hòa với trên 14 triệu cử tri ủng hộ, tại đại hội đảng Cộng hòa, ông đã trở thành người giương cờ của “những chú voi” trong mùa bầu cử tổng thống năm 2016.

"Kẻ khóc, người cười" sau cuộc tranh luận Clinton-Trump vòng 3

(Kiến Thức) - Kết thúc cuộc tranh luận Clinton-Trump vòng 3, hai ứng viên  tổng thống Hillary Clinton và Donald Trump ở trong trạng thái "kẻ khóc, người cười".

Cuộc tranh luận Clinton-Trump vòng 3 đã kết thúc sau 90 phút “đấu khẩu” tại Đại học Nevada, thành phố Las Vegas, bang Nevada ngày 20/10 (giờ Việt Nam). Ảnh: Reuters.
Cuộc tranh luận Clinton-Trump vòng 3 đã kết thúc sau 90 phút “đấu khẩu” tại Đại học Nevada, thành phố Las Vegas, bang Nevada ngày 20/10 (giờ Việt Nam). Ảnh: Reuters. 

Theo kết quả thăm dò ngay sau tranh luận của CNN/ORC, ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Hillary Clinton thắng "đối thủ" Donald Trump với tỷ số 52% trên 39%. Ảnh: AP.
 Theo kết quả thăm dò ngay sau tranh luận của CNN/ORC, ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Hillary Clinton thắng "đối thủ" Donald Trump với tỷ số 52% trên 39%. Ảnh: AP.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vẫy tay chào khán giả sau khi kết thúc cuộc “so găng” với tỷ phú Trump tối 19/10 (giờ Mỹ). Cả hai ứng viên rời khán đài mà không bắt tay nhau. Ảnh: AP.
 Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vẫy tay chào khán giả sau khi kết thúc cuộc “so găng” với tỷ phú Trump tối 19/10 (giờ Mỹ). Cả hai ứng viên rời khán đài mà không bắt tay nhau. Ảnh: AP.

Bà Clinton gặp gỡ những người ủng hộ tại Công viên Craig Ranch Regional ở Bắc Las Vegas sau khi màn tranh luận cuối cùng kết thúc. Ảnh: Getty.
Bà Clinton gặp gỡ những người ủng hộ tại Công viên Craig Ranch Regional ở Bắc Las Vegas sau khi màn tranh luận cuối cùng kết thúc. Ảnh: Getty. 

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Clinton đứng cạnh chồng, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, phát biểu trước đám đông ở công viên Craig Ranch Regional tối 19/10. Ảnh: AP.
 Cựu Ngoại trưởng Mỹ Clinton đứng cạnh chồng, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, phát biểu trước đám đông ở công viên Craig Ranch Regional tối 19/10. Ảnh: AP.

Bà Clinton phấn khích chụp ảnh cùng những người ủng hộ. Ảnh: Getty.
 Bà Clinton phấn khích chụp ảnh cùng những người ủng hộ. Ảnh: Getty.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Clinton chụp ảnh cùng người ủng hộ sau trận “so găng” thứ ba với tỷ phú Trump. Ảnh: Getty.
 Cựu Ngoại trưởng Mỹ Clinton chụp ảnh cùng người ủng hộ sau trận “so găng” thứ ba với tỷ phú Trump. Ảnh: Getty.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton vui vẻ trò chuyện với những người ủng hộ vợ ông vào cuối buổi tranh luận vòng 3 Clinton-Trump. Ảnh: EPA.
  Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton vui vẻ trò chuyện với những người ủng hộ vợ ông vào cuối buổi tranh luận vòng 3 Clinton-Trump. Ảnh: EPA.

Trong khi đó, ứng viên tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa Donald Trump xuất hiện với tâm trạng “thất bại” sau cuộc tranh luận. Ảnh: Getty.
Trong khi đó, ứng viên tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa Donald Trump xuất hiện với tâm trạng “thất bại” sau cuộc tranh luận. Ảnh: Getty.

Các thành viên trong gia đình cố động viên an ủi ông Trump. Ảnh: Getty.
Các thành viên trong gia đình cố động viên an ủi ông Trump. Ảnh: Getty. 

Nét mặt buồn rười rượi của ứng viên tỷ phú Donald Trump khi đứng bên vợ và các con tại trung tâm Thomas&Mack, Đại học Nevada, hôm 20/10 (giờ Việt Nam).
 Nét mặt buồn rười rượi của ứng viên tỷ phú Donald Trump khi đứng bên vợ và các con tại trung tâm Thomas&Mack, Đại học Nevada, hôm 20/10 (giờ Việt Nam).

Tỷ phú Trump bị cho là đã thất bại trước bà Clinton trong cả ba lần tranh luận trực tiếp. Ảnh: Getty.
Tỷ phú Trump bị cho là đã thất bại trước bà Clinton trong cả ba lần tranh luận trực tiếp. Ảnh: Getty. 

Tỷ phú Donald Trump trò chuyện với con gái, Tiffany, sau khi cuộc "đấu khẩu" kết thúc. Ảnh: EPA.
 Tỷ phú Donald Trump trò chuyện với con gái, Tiffany, sau khi cuộc "đấu khẩu" kết thúc. Ảnh: EPA.

Chùm ảnh ấn tượng về hai ứng viên tổng thống Mỹ

(Kiến Thức) - Reuters đăng tải chùm ảnh ấn tượng của hai ứng viên tổng thống Donald Trump và Hillary Clinton vào thời điểm 2 tuần trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ.

Chum anh an tuong ve hai ung vien tong thong My
 Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hiện còn 2 tuần nữa là chính thức diễn ra. Vào thời điểm này, ứng viên của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đang gắng sức để chạy đua trong giai đoạn nước rút. Ảnh: Ông Donald Trump và bà Hillary Clinton trong cuộc tranh luận lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng trước ngày bầu cử.