Nước máy nhà máy nước sông Đuống - Shark Liên chất lượng hơn gì sông Đà... đắt dữ vậy?

(Kiến Thức) - Shark Liên tên đầy đủ là bà Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch HĐQT Công ty nước mặt Sông Đuống cho biết, nhà máy sử dụng công nghệ mới nhất của thế giới, cho tiêu chuẩn nước châu Âu uống trực tiếp tại vòi.

Theo đó, nói về dự án nước mặt sông Đuống, Shark Liên bà Liên từng tuyên bố: "Đây là công nghệ mới nhất của thế giới, cho tiêu chuẩn nước châu Âu uống trực tiếp tại vòi. Bộ phận quan trọng của một nhà máy nước là đường ống, với nhà máy nước mặt sông Đuống thì đường ống được mua từ nhiều nguồn gồm Việt Nam, Thái Lan và có cả của Trung Quốc. Mỗi địa hình, vùng đất sẽ quyết định dùng ống nhựa hay ống gang. Đây là hạng mục ngốn vốn nhất chiếm tới 60% vốn huy động".
Về mức giá bán ra cho người tiêu dùng, nữ doanh nhân chia sẻ, sau khi đi vào vận hành toàn bộ giai đoạn 1 vào đầu tháng 9, giá tạm tính nước sinh hoạt của nhà máy là 10.246 đồng/m3 nhưng đây vẫn chưa phải con số cuối cùng. Hiện tại, nhà máy đang cung cấp nước với giá 7.700 đồng/m3 nước cho giai đoạn 1A. Tuy nhiên, đó là giá tạm tính của TP Hà Nội. Khi Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán sẽ định ra một mức giá hợp lý cuối cùng.
Nuoc may nha may nuoc song Duong - Shark Lien chat luong hon gi song Da... dat du vay?
Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống. 
Bà Liên cho rằng: "Với mức đầu tư như vậy thì giá nước phải đi cùng với giá đầu tư. Điều đáng nói, chúng tôi đang bị so sánh với giá nước ngầm. Điều này là bất công. Thực sự với giá nước này doanh nghiệp còn đăng rất trăn trở, phải gồng mình vì vẫn phải đi vay lớn. Thậm chí chúng tôi vẫn đang lỗ với mức giá tạm tính 7.700 đồng. Nhưng chúng tôi vẫn đang chịu đựng được".
Bà Liên khẳng định: "Với năng lực, kỹ thuật và kinh nghiệm hiện tại, Nhà máy Nước mặt sông Đuống đã làm chủ được Công nghệ, cơ sở hạ tầng và khoảng không cần thiết cho các giai đoạn tiếp theo, chúng tôi khẳng định nếu UBND TP Hà Nội và các tỉnh khác đặt hàng, cứ mỗi 12 tháng, chúng tôi có thể cung cấp thêm 150.000m3 nước sinh hoạt sạch mỗi ngày đêm, để tiếp tục lan tỏa nguồn sống, giá trị nhân văn cho cộng đồng".
Nuoc may nha may nuoc song Duong - Shark Lien chat luong hon gi song Da... dat du vay?-Hinh-2
 Shark Liên Chủ tịch HĐQT Công ty nước mặt Sông Đuống. (Ảnh: Người tiêu dùng).
Còn theo ông Phạm Mạnh Hùng - Phó tổng Giám đốc Kỹ thuật công nghệ Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống, Nhà máy nước mặt sông Đuống sử dụng nguồn nước mặt từ sông này. Việc lựa chọn địa điểm xây dựng, lấy nguồn nước sông Đuống để xử lý cung cấp cho người dân thủ đô đã được nghiên cứu, phân tích kỹ qua các số lần lấy mẫu, quan trắc chất lượng nước, biến đổi dòng nước trong gần 200 năm trở lại đây của Cục Khí tượng và Thủy Văn và Bộ Tài nguyên Môi trường.
Ông Phạm Mạnh Hùng cũng cho biết trong quá trình thực hiện Dự án, đơn vị tư vấn cũng nhiều lần lấy mẫu, xét nghiệm, các chỉ tiêu nguồn nước sông Đuống đều đạt giá trị giới hạn A1 đủ điều kiện để dùng cho mục đích sinh hoạt theo tiêu chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố Hà Nội cũng có biện pháp để bảo vệ nguồn nước mặt sông Đuống vì đây là nguồn tài nguyên quý giá, lựa chọn thay thế cho nguồn nước ngầm ngày một ô nhiễm, suy thoái về trữ lượng.
Tuy nhiên, một chuyên gia về công nghệ nước và môi trường lại cho rằng về độ an toàn chất lượng nước cần phải được xem xét kỹ. Bởi lẽ nước sông Hồng nhiều đoạn bị ô nhiễm nặng từ thượng lưu chảy xuống, khiến nước có màu đỏ rực. Kết quả khảo sát lấy mẫu phân tích chất lượng nước sông Hồng và sông Đuống do Sở TNMT lập cho thấy, trên tổng số chiều dài 127km sông Hồng chạy qua địa phận Hà Nội thì có nhiều đoạn nước sông Hồng, sông Đuống đã bị ô nhiễm nặng.
>>> Xem thêm video: Nhà máy Nước mặt Sông Đuống Doanh nghiệp và Trách nhiệm Xã hội

Nguồn: VTV 1.

Ngoài công ty Nước sạch Sông Đà, sông Đuống... Hà Nội còn nhà máy nào cung cấp nước?

(Kiến Thức) - Để cung cấp nước cho Hà Nội không chỉ riêng Công ty Cổ phần Nước sạch sông Đà hay Nhà máy Nước mặt Sông Đuống mà còn có cả Công ty Nước sạch Hà Nội.

Theo đó, Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội là Công ty hoạt động theo hình thức Công ty Mẹ – Công ty con được UBND Thành phố Hà Nội thành lập theo QĐ 367/QĐ-UBND ngày 22/1/2008 trên cơ sở tổ chức lại Công ty KDNS Hà Nội và Công ty KDNS số 2 Hà Nội. Quản lý và vận hành hệ thống cấp nước, cung cấp nước sạch cho 09 quận nội thành (trừ quận Thanh Xuân, quận Nam Từ Liêm) và 05 huyện ngoại thành: Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn và một phần huyện Mê Linh (khu thị trấn công nghiệp Quang Minh).
Ngoai cong ty Nuoc sach Song Da, song Duong... Ha Noi con nha may nao cung cap nuoc?
 Ảnh minh họa.

Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội có 100% vốn Nhà nước, trực tiếp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào các công ty thành viên, Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết theo qui định của pháp luật. Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp năm 2006 và điều lệ của Cty đã được UBND TP Hà Nội phê chuẩn và các qui định hiện hành của Nhà nước. Công ty chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện về các mặt hoạt động của UBND TP Hà Nội, đồng thời chịu sự quản lý Nhà nước của các cơ quan chuyên ngành khác theo qui định pháp luật.

Công ty Cổ phần Nước sạch sông Đà cung cấp nước tới các công ty nước sạch sau: Công ty cổ phần Viwaco; Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước sạch Hà Đông; Công ty Ngọc Hải; Công ty trách nhiệm hữu hạn Đồng Tiến Thành Hà Nam và Cổ phần Tây Hà Nội.

Ngoai cong ty Nuoc sach Song Da, song Duong... Ha Noi con nha may nao cung cap nuoc?-Hinh-2
 

Theo đó, Công ty Nước sạch Hà Đông hiện đang quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước cho khoảng 150.000 khách hàng tại khu vực quận Hà Đông, một phần Nam Từ Liêm, một số xã của huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Đan Phượng, Ứng Hòa... Công ty Nước sạch Hà Đông sử dụng nguồn nước từ các trạm cấp nước do nguồn nước sạch sông Đà cung cấp khoảng 40.000 - 50.000 m3 cho khách hàng của mình.

Trong khi đó, công ty cổ phần Viwaco quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước cho hơn 147.000 khách hàng, tại khu vực quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, một phần quận Hoàng Mai, cầu Giấy, Thanh Trì (phía Tây Quốc lộ 1A).Công ty Viwaco sử dụng nguồn nước sạch do Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà cung cấp khoảng 200.000 - 210.000 m3/ ngày đêm và nguồn cấp từ trạm Văn Điển với công suất 5.000 m3/ngày đêm. Công ty này có thể dự phòng bổ sung nguồn nước mặt sông Đuống khi nguồn nước sông Đà không đáp ứng nhu cầu.

Đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đồng Tiến Thành Hà Nam và Cổ phần Tây Hà Nội, Công ty Ngọc Hải, đây là những doanh nghiệp tiếp nhận nguồn nước sạch sông Đà để cung cấp cho khu vực nông thôn dọc Đại lộ Thăng Long (các huyện Thạch Thẩt, Quốc Oai, Hoài Đức). Nhu cầu sử dụng nước ở khu vực này trung bình khoảng 30.000 m3/ ngày đêm, vào các đợt nắng nóng có thể tăng lên 32.000 m3/ngày đêm.

Ngoai cong ty Nuoc sach Song Da, song Duong... Ha Noi con nha may nao cung cap nuoc?-Hinh-3
 

Còn về phần Nhà máy Nước mặt Sông Đuống, thuộc Tập đoàn AquaOne - dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt có quy mô lớn nhất miền Bắc. Sau giai đoạn 1, Nhà máy Nước mặt Sông Đuống đảm bảo đủ cung cấp nguồn nước sạch cho 1/3 dân số Hà Nội (khoảng 3 triệu dân) tại nhiều xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Không chỉ có vậy, nhà nước còn cung cấp cho một số vùng phụ cận như Bắc Ninh, Hưng Yên… và dần thay thế nguồn nước ngầm đang có nguy cơ ô nhiễm.

Tuyên bố “máu mặt” của cá mập Shark Liên nhà máy nước sông Đuống

(Kiến Thức) - Nói về dự án nhà máy nước sông Đuống, Shark Liên khẳng định nhà máy sử dụng công nghệ mới nhất của thế giới, cho tiêu chuẩn nước châu Âu uống trực tiếp tại vòi.

Không chỉ là nhà sáng lập của ứng dụng Bảo hiểm Công nghệ LIAN, vị nữ cá mập chính của chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 3 - Shark Đỗ Liên (tên đầy đủ Đô Thị Kim Liên) còn là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn AquaOne, Chủ tịch HĐQT Công ty nước mặt Sông Đuống.

Hà Nội có bao nhiêu nhà máy cấp nước, làm thế nào để phá thế độc quyền?

Mặc dù nước là loại hình đặc thù nhưng không phải vì thế mà chỉ cho 1 doanh nghiệp làm, khiến người dân không có quyền lựa chọn.

Ha Noi co bao nhieu nha may cap nuoc, lam the nao de pha the doc quyen?
Sự cố nước sông Đà ảnh hưởng hàng vạn hộ dân. 
Nhiều chuyên gia môi trường cho rằng, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), Bộ Y tế đều có quy định để kiểm soát nguồn nước. Thông tư 24 của Bộ TNMT quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt đã được quy định rất rõ với khoảng cách từ 1.000-1.500 m tùy theo quy mô công trình.
Thông tư 41 của Bộ Y tế đưa ra các quy chuẩn về giám sát chất lượng nước sinh hoạt. Trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng phải xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu theo quy chuẩn của Bộ Y tế. Khi xảy ra sự cố phải thông báo chất lượng nước hằng ngày cho cơ quan quản lý và khách hàng.
Ông Nguyễn Xuân Lai - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho rằng. Mặc dù nước là loại hình đặc thù nhưng không phải vì thế mà chỉ cho 1 doanh nghiệp làm, khiến người dân không có quyền lựa chọn. Như vậy khi xảy ra sự cố, người dân chỉ có 2 phương án: Một là ngưng dùng nước, hai là chấp nhận dùng nước không an toàn. Vấn đề đặt ra là tránh “độc quyền” cung cấp nước.
Theo quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự báo đến 2030, nhu cầu nước của Hà Nội đạt 1.939.000 m3/ngày đêm; tới năm 2050 dự báo đạt 2.576.000 m3/ngày đêm.
Trong đó, nguồn cung cấp nước đến từ 3 nhà máy nước mặt Sông Đà, Sông Hồng và Sông Đuống (phần cấp cho Hà Nội). Địa bàn cung cấp và mục tiêu nâng cấp công suất cho các nhà máy cũng được xác định rõ.
Cụ thể, tới năm 2020, nhà máy nước sông Đà dự kiến sẽ khai thác lưu lượng 600.000 m3/ngày đêm; nhà máy nước sông Hồng khai thác với lưu lượng 300.000 m3/ngày đêm và nhà máy nước sông Đuống (phần cấp cho Hà Nội) là 240.000 m3/ngày đêm.
Hiện nay, Nhà máy nước sông Đà cung cấp 300.000m3/ngày đêm; Nhà máy nước sông Đuống vừa khánh thành giai đoạn 1 với công suất tương tự; Nhà máy nước sông Hồng đang trong quá trình triển khai.
Lấy những mẫu nước nào?
Sở Y Tế Hà Nội đã có kết quả xét nghiệm mẫu nước sạch lấy ngày 18/10 do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội lấy mẫu nước và phối hợp Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam phân tích.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội lấy 4 mẫu nước của nhà máy nước sông Đà để xét nghiệm chỉ tiêu Styren theo QCVN 01:2009/BY tại các vị trí: Mẫu nước thành phẩm tại nhà máy; Bể chứa trung gian tại xã Bình Yên, Thạch Thất; Trạm điều tiết Tây Mỗ và Họng 1.200 Big C.
Cùng đó lấy 15 mẫu nước tại hộ gia đình sử dụng nước trong mạng cấp của Công ty nước sạch sông Đà thuộc 5 quận huyện: quận Thanh Xuân (phường Phương Liệt, Thanh Xuân Trung), quận Hoàng Mai (phường Đại Kim), quận Cầu Giấy (phường Mai Dịch, Trung Hòa), quận Nam Từ Liêm (phường Mễ Trì, Đại Mỗ) và huyện Hoài Đức (xã Di Trạch, Vân Côn).
Ðạt quy chuẩn về Styren
Kết quả xét nghiệm mẫu nước ngày 14/10 cho thấy 107/107 chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Vì thế, ngày 17/10, Nhà máy nước sông Đà đã cấp nước trở lại song các chuyên gia khuyến cáo nước chỉ sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Thành phố cung cấp nguồn nước khác để phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân.
Song song với đó, Công ty CP Viwaco cho biết, đã hoàn thành bơm nước ra ngoài, thau rửa bể tại 160 chung cư, nhà tái định cư. Trong ngày 20/10 hoàn thành súc xả nốt một số bể chung cư còn lại. Một số khu vực đã được các đơn vị điều chỉnh nguồn nước từ Nhà máy nước sạch sông Đuống và các nhà máy nước ngầm khác.
Ha Noi co bao nhieu nha may cap nuoc, lam the nao de pha the doc quyen?-Hinh-2
Người dân lo lắng nguồn nước ô nhiễm.