Nữ thi sĩ Việt nổi tiếng nào sống cuộc đời bất hạnh, chua chát?

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Theo một số tài liệu, bà sinh vào nửa cuối thế kỷ 18. Bà lớn lên ở Thăng Long, sống cuộc đời chua chát, đau khổ trong cảnh góa chồng.

Người đánh giá Hồ Xuân Hương cao nhất là nhà Xuân Diệu. Ông đã tôn vinh nữ sĩ với danh hiệu "Bà chúa thơ Nôm". Hồ Xuân Hương được đánh giá là có linh cảm đặc biệt và hiểu thấu nhiều điều sâu xa của người phụ nữ.
Theo "Quỳnh Đôi cổ kim sự tích hương biên và vấn đề tìm hiểu văn hóa xứ Nghệ" của NXB TP.HCM, suốt hàng trăm năm, khoa thi nào cũng có người làng Quỳnh Đôi đỗ đạt cao. Ngôi làng nghèo khó với đồng chua nước lợ nhưng nổi tiếng là "cái nôi khoa cử của xứ Nghệ".
Nu thi si Viet noi tieng nao song cuoc doi bat hanh, chua chat?
Ảnh minh họa. 

"Đại Nam Quốc sử diễn ca" của NXB Sông Nhị, Hà Nội 1952, ngoài làng Quỳnh Đôi, khoa thi các năm luôn xuất hiện những người tài ở các "vùng đất khoa bảng" như làng Hành Thiện, Mộ Trạch, Cổ Am... Những ngôi làng này đều nổi tiếng có nhiều người tài làm quan với nhiều thành tích nổi bật.
Sách "Lịch sử Việt Nam tập 1" của NXB KHXH, Hà Nội 1971, nhà thơ Hồ Xuân Hương có ý thức sâu sắc về quyền sống và lao động của người phụ nữ. Thơ của bà mang tính chiến đấu sắc bén với vũ khí đấu tranh là sự châm biếm, trào lộng. Nữ thi sĩ vận dụng tài tình ngôn ngữ bình dân với giá trị gợi tả về nhạc điệu và hình tượng.
Bài thơ "Bánh trôi nước" được đưa vào sách giáo khoa THCS Ngữ văn (lớp 7, tập 1). Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, câu thơ của nữ sĩ truyền tải ý kiến sâu xa về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến với biểu tượng bánh trôi nước.

Ảnh cực độc: Đà Lạt thập niên 1920 có gì hot?

(Kiến Thức) - Cảnh họp chợ ở khu chợ cũ, khung cảnh hoang sơ của hồ Xuân Hương, kiến trúc hoa mỹ của khách sạn Lang-bian Palace... là loạt ảnh tư liệu quý về Đà Lạt thập niên 1920 do người Pháp thực hiện.

Anh cuc doc: Da Lat thap nien 1920 co gi hot?
 Quảng cảnh ở khu vực chợ Đà Lạt cũ, nay là rạp Hòa Bình, Đà Lạt thập niên 1920.  

Bên trong căn phòng thi sĩ Hàn Mặc Tử trút hơi thở cuối cùng

(Kiến Thức) - Căn phòng mộc mạc này luôn lồng lộng gió biển Quy Nhơn. Sau gần 80 năm, các vật dụng trong phòng vẫn thấm đẫm kỷ niệm về nhà thơ Hàn Mặc Tử trong những ngày cuối đời.

Ben trong can phong thi si Han Mac Tu trut hoi tho cuoi cung
Nằm bên bãi biển Quy Hòa ở TP Quy Nhơn, Trại phong Quy Hòa thành lập năm 1929, nay là Bệnh viện Phong – Da liễu T.Ư Quy Hòa. Trong cơ sở y tế này có một căn phòng rất đặc biệt. Đó là nơi nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912-1940) đã điều trị bệnh phong và qua đời năm 1940.
Ben trong can phong thi si Han Mac Tu trut hoi tho cuoi cung-Hinh-2
Căn phòng được gắn biển "Phòng lưu niệm nhà thơ Hàn mặc Tử", có diện tích khoảng 25 m2, chia làm hai gian. Không gian nội thất về cơ bản vẫn được giữ nguyên kể từ ngày nhà thơ mất.