Nữ nhà báo Đức mang bầu tới Syria và vụ bắt cóc kỳ lạ

Nữ nhà báo Đức bị bắt cóc ở Syria, những kẻ bắt cóc muốn cắt đầu cô và ghi hình lại. Thế nhưng, tình thế xoay chuyển khó ngờ khi nạn nhân sinh hạ một bé trai.

Nữ nhà báo Đức bị bắt cóc ở Syria - Janina Findeisen, người được thả ra cùng đứa con trai vào tháng 9/2016, vừa lên tiếng lần đầu tiên về trải nghiệm kỳ lạ khi cô tự mình đi đến vùng chiến sự vào thời điểm đang mang thai 7 tháng.
Trong cuộc phỏng vấn được đăng trên Süddeutsche Zeitung, Findeisen nói rằng cô đã tới Syria vào tháng 10/2015 để thực hiện bộ phim tài liệu về một người bạn học chuyển sang thánh chiến và gia nhập nhóm Jabhat al-Nusra, một nhánh cũ của al-Qaeda ở Syria.
Theo Guardian, Findeisen đã nhờ một kẻ buôn lậu người ở Antakya, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, lái xe đưa cô qua biên giới vào Syria mà không mang theo điện thoại di động hoặc thiết bị GPS.
Nu nha bao Duc mang bau toi Syria va vu bat coc ky la
Cuốn sách của Janina Findeisen kể về trải nghiệm của cô khi bị giam cầm ở Syria trong gần một năm sẽ được xuất bản ở Đức vào tháng 4. Ảnh: Guardian. 
Mặc dù người bạn học đã hứa rằng cô sẽ không gặp phải nguy hiểm gì, Findeisen và tài xế của cô đã bị phục kích khi họ cố gắng quay trở lại Thổ Nhĩ Kỳ. Cô gái 27 tuổi bị dí súng vào đầu trong khi bị bịt mắt và được đưa đến một ngôi nhà ở địa điểm hẻo lánh.
Trong thời gian bị giam giữ, Findeisen luôn lo sợ có thể bị chặt đầu trước camera. Tuy nhiên, những kẻ bắt cóc cô đã thay đổi thái độ khi biết nữ nhà báo này sắp sinh con. Chúng thậm chí đã uy hiếp một bác sĩ tới để giúp cô sinh con tại Syria.
Findeisen cho biết những kẻ bắt cóc đã thay đổi cách đối xử với cô sau khi cô sinh con. "Khi con trai tôi thức dậy vào ban đêm và la khóc, sáng hôm sau, chúng hỏi tôi có chuyện gì không ổn hay không", cô kể lại.
Những kẻ bắt cóc còn mang cho bà mẹ trẻ chocolate, nước ép vitamin tổng hợp, một con gấu bông và tã lót loại tốt mà không yêu cầu cô phải chi trả.
Findeisen cuối cùng đã được giải thoát, không phải bởi các cơ quan tình báo Đức, mà là một nhóm Hồi giáo khác. Sau khi nghe thấy tiếng súng bên ngoài khu giam giữ, một nhóm đàn ông bịt mặt đã đột nhập vào bên trong và nói với cô rằng họ sẽ đưa cô trở về Đức.
Nhóm Jabhat Fateh al-Sham tuyên bố trên mạng rằng họ đã giải thoát người phụ nữ Đức sau khi tòa án sharia (luật Hồi giáo) phán quyết rằng vụ bắt cóc cô đi ngược giáo lý đạo Hồi vì người bạn của Findeisen đã hứa đảm bảo an toàn cho cô.
Sau vụ việc, Findeisen cho biết quyết định đến vùng chiến sự khi mang thai là sai lầm và không phải ai bị bắt cóc ở Syria cũng có cơ hội thứ hai như cô.

Sự thật bất ngờ về cuộc sống ở đất nước Nigeria

(Kiến Thức) - Natalya Yisa sinh ra tại Izhevsk, Nga, nhưng vì tình yêu với người chồng ở Nigeria, cô đã quyết định tới quốc gia Châu Phi này. Dưới đây là một số sự thật thú vị về cuộc sống ở Nigeria qua lời kể của Natalya.

Su that bat ngo ve cuoc song o dat nuoc Nigeria
 Theo Natalya, trẻ con ở Nigeria tự lập sớm hơn những đứa trẻ ở bất cứ vùng đất nào khác trên thế giới. "Tại Nigeria, 90% trẻ 2 tuổi có thể tự tắm, 75% có thể mua đồ và 39% có thể tự rửa bát của chúng", Natalya dẫn thống kê cho biết. (Nguồn ảnh: BrightSide)

Su that bat ngo ve cuoc song o dat nuoc Nigeria-Hinh-2
 Tại đất nước Nigeria, không có chuyện phân biệt màu sắc của nam giới và phụ nữ. Bạn có thể thấy những người đàn ông mặc trang phục màu hồng, quần áo ren hoặc có hình hoa lá trang trí,...

Su that bat ngo ve cuoc song o dat nuoc Nigeria-Hinh-3
Một số câu hỏi người dân Nigeria sẽ không hỏi hoặc biết câu trả lời như "Bố mẹ bạn bao nhiêu tuổi?" hay "Thời tiết như thế nào?", "Bạn cao bao nhiêu, cân nặng bao nhiêu?",... 

Su that bat ngo ve cuoc song o dat nuoc Nigeria-Hinh-4
Ở Nigeria không có truyền thống tặng hoa cho phữ và thực sự rất khó tìm thấy hoa ở quốc gia Châu Phi này. 

Su that bat ngo ve cuoc song o dat nuoc Nigeria-Hinh-5
Người dân Châu Phi cũng thích chơi trượt, nhưng không phải trượt nước hay trượt trên cát mà họ chơi trượt trên....đá được hàng nghìn đứa trẻ "mài nhẵn". 

Su that bat ngo ve cuoc song o dat nuoc Nigeria-Hinh-6
 Trong hình là chuối tá quạ. Người dân ở đây dùng những quả chưa chín nấu thành súp còn quả chín có thể ăn ngay được.

Su that bat ngo ve cuoc song o dat nuoc Nigeria-Hinh-7
 Tại một tiệm cắt tóc ở Nigeria, trước khi cắt tóc, thợ cắt tóc sẽ nhúng dao cạo vào bột để đảm bảo an toàn cho da mặt khách hàng cũng như tạo đường nét cân xứng khi cắt. Sau khi cắt xong, thợ cắt tóc sẽ dùng khăn ấm lau đầu, cổ và mặt, bôi kem dưỡng ẩm cho khách hàng. Toàn bộ chi phí cắt tóc chưa đến 3 euro.

Su that bat ngo ve cuoc song o dat nuoc Nigeria-Hinh-8
 Không có quy định cụ thể về việc vận chuyển hàng hóa ở đây. Người dân có thể chở hàng hóa cồng kềnh trên một chiếc xe máy.

Su that bat ngo ve cuoc song o dat nuoc Nigeria-Hinh-9
 Theo Natalya, tình trạng khan hiếm nước sạch khá phổ biến tại Nigeria. Gia đình cô đã sống trong cảnh thiếu nước suốt 5 ngày qua và phải đi mua nước về sử dụng.

Su that bat ngo ve cuoc song o dat nuoc Nigeria-Hinh-10
 Điện có từ 8 giờ sáng đến 14 giờ chiều và từ 20 giờ tối đến nửa đêm. Ngoài ra, kết nối internet ở đây không ổn định. Mặc dù vậy, Natalya cho biết cô đã quen với cuộc sống ở đây. "Nigeria rất khác so với những gì mọi người nghĩ. Bạn sống ở đâu không quan trọng, quan trọng là bạn sống với ai", Natalya chia sẻ.

Mời độc giả xem thêm video: Tới thăm ngôi làng ở "tận cùng Trái Đất" (Nguồn: VTC14)

Vusta tổ chức Hội thảo Kỹ năng thực hiện tin, bài khoa học trong báo chí

(Kiến Thức) - Ngày 23/11 tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) đã tổ chức Hội thảo - tập huấn kỹ năng thực hiện tin bài khoa học cho các phóng viên đang công tác trong hệ thống báo chí Liên hiệp hội Việt Nam.

Tới tham dự Hội thảo Kỹ năng thực hiện tin, bài khoa học trong báo chí có ông Phan Tùng Mậu - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam, Nhà báo Minh Đức - báo Tiền Phong... cùng đông đảo phóng viên trẻ đang công tác trong hệ thống báo chí Liên hiệp hội Việt Nam và các tòa soạn báo tại Hà Nội.
Vusta to chuc Hoi thao Ky nang thuc hien tin, bai khoa hoc trong bao chi
Ông Phan Tùng Mậu (bên phải) - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam tại buổi Hội thảo - Tập huấn.