Nữ cảnh sát Trung Quốc thiệt mạng ở Tân Cương

(Kiến Thức) - Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, hai tên côn đồ đâm chết một nữ cảnh sát làm việc ở Khu tự trị Tân Cương vào sáng 13/10.

Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết trên blog chính thức của họ rằng, hai thủ phạm di chuyển trên xe gắn máy đã sử dụng những vũ khí sắc nhọn “để tấn công và sát hại một cách dã man” viên nữ cảnh sát.
Một cuộc bạo loạn ở Tân Cương. (Ảnh minh họa)
 Một cuộc bạo loạn ở Tân Cương. (Ảnh minh họa)

CCTV không nêu sắc tộc của cảnh sát nữ xấu số trên. Tuy nhiên, dựa vào tên của cô ấy, mọi người nhận định là cô là người Duy Ngô Nhĩ, nhóm dân tộc thiểu số người Hồi giáo chiếm đại đa số ở Tân Cương. Một đồng nghiệp cho CCTV biết rằng, nạn nhân đang mang thai 2 tháng.
Vụ tấn công xảy ra vào ngày 10/10 gần một khu chợ ở quận Pishan, vùng Hotan. Theo dư luận, chính quy định hạn chế sự tự do của báo chí ở Tân Cương đã khiến các phóng viên khó khăn trong việc tiếp cận chi tiết vụ việc.
Hàng trăm người đã thiệt mạng ở Tân Cương trong vòng 2 năm trở lại đây, chủ yếu là trong các vụ bạo lực giữa người Duy Ngô Nhĩ và tộc người Hán sinh sống ở khu tự trị này. Chính quyền Bắc Kinh cũng đổ lỗi cho những phần tử Hồi giáo chịu trách nhiệm về các vụ tấn công ở Tân Cương và các vùng khác ở Trung Quốc.

Chiêm ngưỡng cảnh đẹp từ đầm muối hoang ở Crimea

(Kiến Thức) - Không chỉ cung cấp một lượng muối lớn, những đầm muối hoang ở Crimea còn tạo ra những cảnh quan đẹp "có một không hai".

Các đầm muối ở hồ Sasyk-Sivash gần thành phố Yevpatoria, Crimea trước kia từng rất nhộn nhịp vào thời Liên Xô. Tuy nhiên, ngày nay, chỉ có một phần ở khu vực này được các chủ vựa đưa vào khai thác.
 Các đầm muối ở hồ Sasyk-Sivash gần thành phố Yevpatoria,  Crimea trước kia từng rất nhộn nhịp vào thời Liên Xô. Tuy nhiên, ngày nay, chỉ có một phần ở khu vực này được các chủ vựa đưa vào khai thác.

Cận cảnh hỗn chiến ở thị trấn sắp thuộc về tay IS

(Kiến Thức) - Nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo không ngừng đẩy mạnh tấn công và "gần như nắm trong tay" thị trấn chiến lược Kobani nằm vùng biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.

Một người biểu tình ném đá về phía xe bọc thép của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi biết thông tin về cộng đồng người Kurd ở Syria đang chạy trốn Nhà nước Hồi giáo (IS), nhiều người Kurd chạy tị nạn sang Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 9 muốn quay trở lại quê nhà để chiến đấu chống lại IS đã bị phía lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ ngăn lại, khiến các cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra ở vùng biên giới giữa hai nước.
 Một người biểu tình ném đá về phía xe bọc thép của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi biết thông tin về cộng đồng người Kurd ở Syria đang chạy trốn Nhà nước Hồi giáo (IS), nhiều người Kurd chạy tị nạn sang Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 9 muốn quay trở lại quê nhà để chiến đấu chống lại IS đã bị phía lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ ngăn lại, khiến các cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra ở vùng biên giới giữa hai nước.