Nóng: Tìm thấy loài vật vô địch về trí nhớ

(Kiến Thức) - Một nghiên cứu của trường Đại học Chicago, Mỹ cho thấy, ngoài con người, cá heo là loài sinh vật trí có nhớ về xã hội kéo dài suốt cuộc đời mình, khoảng 20 năm.

Một chú cá heo bị giam giữ vẫn có thể nhớ được tiếng kêu của “cố nhân” dù đã cách biệt hơn 20 năm. Điều này một lần nữa chứng minh khả năng nhận thức tinh tế của cá heo so với một số loài vật khác như con người, tinh tinh hay voi.
Trí nhớ của cá heo có thể kéo dài hơn khả năng nhận diện khuôn mạt của con người do khuôn mặt của chúng ta có thể thay đổi, trong khi tiếng kêu của các chú cá heo lại không hề thay đổi qua nhiều thập kỷ.
Sau con người, cá heo là loài có trí nhớ tốt nhất trong các loài sinh vật.
Sau con người, cá heo là loài có trí nhớ tốt nhất trong các loài sinh vật.
Kết luận này được đưa ra sau khi nghiên cứu sinh tiến sỹ Jason Bruck thu thập số liệu của 53 con cá heo mũi chai ở 6 trại nuôi dưỡng, nơi thường xuyên luân chuyển cá heo cho nhau. Những nơi này đều ghi lại thông tin về các con cá heo đã từng sống cùng nhau.
Bruck cho biết, trong quá trình tiến hành nghiên cứu, khi những tiếng kêu quen thuộc của bạn mình cất lên, các chú cá heo gần như có phản ứng lại tức thì.

Âm nhạc và bí ẩn lớn với các nhà khoa học

Vì sao am nhạc được tạo ra và con người tiến hóa thế nào để trở nên yêu thích âm nhạc như hiện nay vẫn còn là một bí ẩn...

Âm nhạc là một trong những căn bản văn hóa quan trọng nhất của loài người. Charles Darwin, cha đẻ của thuyết tiến hóa, từng đoán rằng âm nhạc được tạo ra thông qua các nghi lễ cưới hỏi. Song, một nghiên cứu mới đã chú trọng vào khả năng truyền đạt thông điệp và củng cố các mối quan hệ cộng đồng, ví dụ nhạc dành cho chinh chiến, ăn mừng lễ hội...

Bức họa Hy Lạp mang tên Bài học nhạc - năm 510 trước Công nguyên. Nguồn: Wikimedia
 Bức họa Hy Lạp mang tên Bài học nhạc - năm 510 trước Công nguyên. Nguồn: Wikimedia

Ly kỳ "chuyện tình" bò tót và bò nhà tại Phước Bình

Có hay không chuyện bò tót lạc đàn xuống núi chung sống với bò nhà, sản sinh ra những con bê lai tại Vườn quốc gia Phước Bình.

Vườn quốc gia Phước Bình và trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng đang cùng nhau thực hiện đề tài “Nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của bò lai F1 giữa bò tót (Bos gaurus) và bò nhà (Bos taurus) tại vùng giáp ranh tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng’’, nhằm làm rõ có hay không chuyện bò tót lạc đàn xuống núi chung sống với bò nhà, sản sinh ra những con bê lai.

 Hạ sơn gieo rắc con lai