Nông dân Thái-lan thích trồng giống lúa của Việt Nam

Nông dân ở tỉnh Nakhon Sawan của Thái-lan khẳng định, họ sẽ tiếp tục trồng giống lúa thơm của Việt Nam hay còn có tên gọi là Jasmine 85, một giống lúa có khả năng kháng bệnh cao và cho lợi nhuận tốt dù chưa được đăng ký tại Thái-lan. Giữa lúc có nhiều tin đồn về việc chính phủ Thái-lan đang cố gắng can thiệp bằng cách hạ giá thành giống gạo này.

Chủ tịch Hiệp hội trồng lúa Thái-lan, Suthep Khongmak cho biết, ông đã đến thăm tỉnh Nakhon Sawan và nói chuyện với những người nông dân đang trồng giống lúa thơm Jasmine 85 của Việt Nam, được biết đến với tên địa phương là gạo Hom Phuang. Ông Suthep nói rằng, hiện có tin đồn về việc Cục lúa gạo Thái-lan đang tìm kiếm sự hợp tác từ các nhà máy gạo để giảm giá thành vì giống lúa này không phải giống bản địa và không được đăng ký tại Thái-lan.
Nong dan Thai-lan thich trong giong lua cua Viet Nam
 Giống lúa Jasmine 85 của Việt Nam được trồng rộng rãi ở tỉnh Nakhon Sawan (Thái-lan). (Ảnh Bangkok Post)
Trong khi đó, nông dân tại tỉnh Nakhon Sawan cho biết, một nhóm người đã cung cấp giống lúa Việt Nam cho họ trồng và hứa sẽ mua toàn bộ vào vụ thu hoạch với giá 8.000 baht/tấn, cao hơn nhiều so với giống gạo của Thái-lan là gạo Koh Khor, được bán ở mức 6.000 baht/tấn.
Chủ tịch Hiệp hội lúa gạo Thái-lan cho biết, nông dân tỉnh Nakhon Sawan muốn trồng giống lúa của Việt Nam. Họ khẳng định gạo Jasmine 85 của Việt Nam có nhiều đặc điểm nổi bật như chỉ cần 90 ngày để thu hoạch trong khi gạo Kor Khor cần tới 120 ngày. Ngoài ra, nó còn dễ trồng, khả năng kháng bệnh cao và có nhu cầu thị trường lớn nên không khó hiểu khi nông dân Thái-lan thích giống gạo này.
Ông Suthep cho rằng, nếu Cục lúa gạo Thái-lan không muốn người dân trồng giống lúa của Việt Nam, họ nên phát triển các giống lúa Thái để ngang bằng với lúa Jasmine 85, như thời gian trồng, năng suất hạt và khả năng kháng bệnh.
Chủ tịch hiệp hội trồng lúa Thái-lan cho biết, ông sẽ tới Nakhon Sawan một lần nữa vào ngày 14-3 để gặp đại diện nông dân, nhà máy xay xát và các cơ quan thuộc Cục lúa gạo Thái-lan để thảo luận về việc trồng các giống lúa và đưa ra một hướng chung nhằm mang lại lợi ích tối đa cho người trồng và không giới hạn quyền của nông dân.

Quy định thời gian dạy thêm, học thêm trong ngày

Tiếp theo Công văn số 160/SGDĐT-TTr về việc hướng dẫn thực hiện dạy học 2 buổi/ngày và dạy thêm học thêm (DTHT), căn cứ tình hình an ninh trật tự của điạ phương, Sở GD&ĐT Đồng Tháp quy định thời gian thực hiện DTHT trong ngày.

Cụ thể: thời gian học buổi sáng từ 7h đến 11h. Buổi chiều từ 13h30 đến 17h. Buổi tối từ 18h đến 20h.
Công văn này bổ sung quy định về thời gian DTHT trong ngày tại Công văn số 160/SGDĐT-TTr. Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vi ̣trực thuộc Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền đến cha me ̣hoc̣ sinh và toàn xã hội để giám sát việc thực hiện; đồng thời, tổ chức triển khai, quán triệt và thực hiện nghiêm túc quy định trên.
Quy dinh thoi gian day them, hoc them trong ngay
Ảnh minh họa/internetẢnh minh họa/internet 
Cũng liên quan đến vấn đề DTHT, Sở GD&ĐT Đồng Tháp có công văn khảo sát, chấn chỉnh DTHT hàng năm.
Theo đó, mỗi năm khảo sát ít nhất 1 lần. Tùy tình hình DTHT của đơn vị và địa phương, hiệu trưởng tổ chức khảo sát đột xuất ngoài kế hoạch ít nhất 1 lần. Hiệu trưởng thành lập Ban Khảo sát cho mỗi lần khảo sát.
Sở GD&ĐT tổ chức thanh tra chuyên ngành việc DTHT, trong đó có việc xây dựng và thực hiện kế hoạch khảo sát, xử lý sau khảo sát trên phạm vi toàn tỉnh.
Phòng GDĐT tổ chức kiểm tra việc DTHT, trong đó có việc xây dựng và thực hiện kế hoạch khảo sát, xử lý sau khảo sát các đơn vị thuộc phòng, trên địa bàn cấp huyện.
Riêng đối với năm học 2018 - 2019, việc khảo sát này được thực hiện từ học kỳ 2, trong đó có khảo sát ít nhất 1 lần định kỳ hoặc đột xuất; các năm học tiếp theo tổ chức từ đầu năm học.

Xe buýt điện không người lái đầu tiên ra mắt tại Singapore

(Kiến Thức) - Hãng sản xuất ôtô Volvo Buses của Thụy Điển và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) của Singapore đã cho ra mắt chiếc xe buýt chạy điện không người lái đầu tiên trên thế giới.

Mới đây, hãng sản xuất ôtô Volvo Buses của Thụy Điển và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) của Singapore đã cho ra mắt chiếc xe buýt điện không người lái đầu tiên trên thế giới và cho biết chiếc xe này sẽ sớm bắt đầu chạy thử trong khuôn viên rộng lớn của trường đại học NTU.