“Nội soi” sức mạnh chiến hạm FREMM hàng đầu châu Âu

(Kiến Thức) - FREMM là thế hệ khinh hạm đa năng hiện đại hàng đầu châu Âu với khả năng tàng hình rất cao có thể thực hiện mọi nhiệm vụ cùng lúc.

Sau thành công của thế hệ khinh hạm tàng hình La Fayette được xuất khẩu cho nhiều quốc gia trên thế giới, Tập đoàn đóng tàu khổng lồ DCNS của Pháp đã bắt tay cùng Tập đoàn Fincantieri của Italy để phát triển thế hệ khinh hạm mới có thể thực hiện gần như tất cả các nhiệm vụ cùng lúc.
FREMM: tuy 1 mà 2
Thế hệ khinh hạm mới được chỉ định là FREMM, đây là viết tắt của cụm từ French Frégate multi-mission or Italyn Fregata multi-missione( tạm dịch là khinh hạm đa năng của Pháp và Italy).
Theo như yêu cầu thiết kế ban đầu, khinh hạm đa năng FREMM có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ: tuần tra; chống tàu chiến mặt nước; tác chiến phòng không; chiến tranh chống ngầm cũng như thực hiện các cuộc tấn công sâu vào bên trong đất liền.
Theo kế hoạch, liên doanh này sẽ đóng mới khoảng 21 chiếc khinh hạm đa năng FREMM cho Hải quân Pháp và Italy cũng như chế tạo phục vụ xuất khẩu. Chiếc đầu tiên của dự án được khởi đóng vào năm 2007 và đưa vào hoạt động từ năm 2012 trong Hải quân Pháp. Chiếc thứ 2 FREMM và là chiếc đầu tiên dành cho Italy được đưa vào hoạt động tháng 5/2013.
Biến thể FREMM mang tên lớp Aquitaine của Hải quân Pháp.
Biến thể FREMM mang tên lớp Aquitaine của Hải quân Pháp.
Biến thể sử dụng cho Hải quân Pháp được chỉ định là lớp Aquitaine, biến thể sử dụng cho Hải quân Italy được gọi là lớp Bergamini. Về cơ bản 2 tàu này có hình dáng thủy động lực học tương tự nhau, tuy nhiên có sự khác biệt lớn về cấu trúc thượng tầng.
Trong khi tàu FREMM của Pháp có cấu trúc thượng tầng khá thấp, thì FREMM của Italy lại có cấu trúc thượng tầng rất cao trên đỉnh đặt một radar tìm kiếm mục tiêu tương tự như tàu khu trục phòng không Type 45 của Hải quân Hoàng gia Anh.
Tuy có sự khác biệt đáng kể về hình dáng bên ngoài, song người ta vẫn thường lấy tàu FREMM của Pháp làm chuẩn cho lớp khinh hạm đa năng này vì đây là chiếc đầu tiên của dự án.
Khinh hạm đa năng FREMM được thiết kế với khả năng tàng hình rất cao, hai bên mạn của tàu được thiết kế khá dốc, phần lớn các hệ thống điện tử và vũ khí trên tàu đều được đưa vào bên trong các mái che để tăng khả năng tàng hình. Đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng khá rộng và nhà chứa cho một trực thăng chống ngầm hạng trung với tàu FREMM của Pháp và 2 chiếc trực thăng với tàu của Italy.
Khinh hạm FREMM Italy mang tên lớp Bergamini.
Khinh hạm FREMM Italy mang tên lớp Bergamini.
Tàu FREMM Pháp có chiều dài 142m, rộng 20 mét, mớn nước 5m, lượng giãn nước toàn tải 6.000 tấn, thủy thủ đoàn 145 người. Còn tàu FREMM Italy có chiều dài 144m, rộng 19,7m, mớn nước 5m, lượng giãn nước toàn tải 6.670 tấn, thủy thủ đoàn 200 người.
Khinh hạm đa năng FREMM của Pháp và Italy đều được trang bị hệ thống động lực tuabin khí LM2500+G4 theo giấy phép từ General Electric của Mỹ với tổng công suất 42.912 mã lực. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ tối đa từ 27-29 hải lý/giờ tùy theo cấu hình của tàu, phạm vi hoạt động từ 11.000-12.300km.
Hệ thống điện tử hiện đại
Khinh hạm đa năng FREMM của Pháp và Italy đều được trang bị các hệ thống cảm biến tối tân nhất của châu Âu hiện nay cùng hệ thống điện tử hàng hải cực kỳ hiện đại. Tàu FREMM của Pháp sử dụng radar trinh sát mục tiêu mạng pha 3 tọa độ HERAKLES do tập đoàn Thales chế tạo.
Radar này hoạt động ở băng tần S, được thiết kế để tối ưu hóa các nhiệm vụ tại các khu vực ven biển nơi có môi trường lộn xộn. Radar cung cấp giám sát đối không, đối hải, đối đất cũng như cung cấp dẫn đường cho các hệ thống vũ khí.
HERAKLES là một kiểu radar “3 trong 1” giám sát, theo dõi, dẫn đường cho vũ khí tấn công mục tiêu. Theo quan điểm mà nhà thiết kế đưa ra, chỉ cần một radar duy nhất cho tất cả các nhiệm vụ trên tàu nhằm làm giảm tối đa không gian trên cấu trúc thượng tầng. Radar này cung cấp phạm vi giám sát trên không 250km và 80 km đối với các mục tiêu trên mặt biển/đất liền.
Ngoài ra, tàu còn trang bị hệ thống radar hàng hải Terma Scanter 2001, hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại IRST Thales Artemis, hệ thống điều khiển hỏa lực cho pháo hạm Sagem, hệ thống dữ liệu chiến đấu SETIS cùng hệ thống chiến tranh điện tử toàn diện.
Hệ thống định vị thủy âm gắn ở sườn tàu UMS 4410 CL cùng hệ thống định vị thủy âm kéo theo UMS 4249 CAPTAS4. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 1 trực thăng chống ngầm NH-90.
FREMM Italy thiết kế với hệ thống radar đặt ở đỉnh cấu trúc thượng tầng.
 FREMM Italy thiết kế với hệ thống radar đặt ở đỉnh cấu trúc thượng tầng.
Về phần tàu FREMM của Italy được trang bị radar mạng pha 3 tọa độ EMPAR được đặt trên đỉnh của cấu trúc thượng tầng rất cao. Radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu trên không đạt tới 480km, nó được thiết kế ưu tiên cho nhiệm vụ phòng không và chống tàu mặt nước.
Và còn có radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước RASS (RAN-30X-I), radar hàng hải Selex SPN-730 cùng với 2 radar dẫn đường GEM-Elettronica MM/SPN-753. Hệ thống dữ liệu chiến đấu mở rộng SAAM-ESD, 2 hệ thống điều khiển hỏa lực NA-25 DARDO-F cho pháo hạm 76mm và hệ thống định vị thủy âm WASS SNA-2000-I.
Vũ khí “khủng”
Về vũ khí trên tàu cũng có sự khác biệt đáng kể, tàu FREMM của Pháp được trang bị pháo hạm Oto Melara 76mm, 3 giá điều khiển vũ khí tự động trang bị pháo 20mm, 2 cụm ống phóng ngư lôi 324mm dùng ngư lôi MU-90 có tầm bắn 12,5-25km và 2 cụm bệ phóng tên lửa hành trình chống tàu tầm xa MM-40 Exocet Block 3 đạt tầm 180km (8 quả).
FREMM của người Pháp với 32 ống phóng thẳng đứng ngay sau tháp pháo (dấu đỏ) và cụm ống phóng tên lửa chống tàu Exocet (dấu xanh).
FREMM của người Pháp với 32 ống phóng thẳng đứng ngay sau tháp pháo (dấu đỏ) và cụm ống phóng tên lửa chống tàu Exocet (dấu xanh).
Hệ thống vũ khí chủ lực của FREMM Pháp đều thiết kế đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (32 ống) gồm: 16 ống phóng SYLVER A43 VLS sử dụng bắn tên lửa hải đối không tầm trung Aster-15 (1,7-30km) và 16 ống phóng Sylver A70 TCTV để bắn tên lửa hành trình tấn công mặt đất SCALP với tầm bắn khoảng 1.000km (chỉ tàu của Pháp được trang bị hệ thống này).
Còn khinh hạm FREMM Italy trang bị 2 pháo hạm đa năng Otobreda 76mm hoặc một pháo hạm Otobreda 127mm, 2 giá điều khiển vũ khí tự động Oto Melara/Oerlikon với pháo 25mm, 8 tên lửa hành trình chống tàu Otomat MK-2/A Block IV với tầm bắn 200km, ngư lôi chống ngầm MU-90.
Pháo hạm 76mm trên tàu FREMM Italy khai hỏa.
Pháo hạm 76mm trên tàu FREMM Italy khai hỏa.
Ngoài ra, tương tự tàu Pháp, FREMM Italy cũng trang bị hệ thống phóng thẳng đứng dùng thiết kế SYLVER A50 VLS để phóng tên lửa đối không tầm trung – xa Aster 15 và Aster 30 đạt tầm bắn lần lượt là 30km và 120km.
Tàu FREMM của Italy không được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất nhưng bù lại nó có khả năng phòng không cấp hạm đội mạnh hơn tàu của Pháp. Đuôi tàu FREMM của Italy có sàn đáp trực thăng rộng tới 520m2 có thể cung cấp hoạt động cho 2 trực thăng chống ngầm NH-90.

“Nội thất” tàu đổ bộ khổng lồ của Pháp ở Việt Nam

Ngày 19/6, đã có chuyến tham quan tàu chỉ huy và đổ bộ Tonnerre (L 9014) của Pháp, cập cảng Baria Serece (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) từ ngày 18-21/6.
Ngày 19/6, đã có chuyến tham quan tàu chỉ huy và đổ bộ Tonnerre (L 9014) của Pháp, cập cảng Baria Serece (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) từ ngày 18-21/6.

Được đưa vào sử dụng từ năm 2007, Tonnerre là chiến hạm lớn thứ 2 của Pháp, chỉ sau tàu sân bay Charles de Gaulle.
Được đưa vào sử dụng từ năm 2007, Tonnerre là chiến hạm lớn thứ 2 của Pháp, chỉ sau tàu sân bay Charles de Gaulle.

Tàu này do tập đoàn DCNS của Pháp thiết kế và đóng để thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ, chuyên chở xe quân sự và binh lính với một trung tâm chỉ huy - thông tin.
Tàu này do tập đoàn DCNS của Pháp thiết kế và đóng để thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ, chuyên chở xe quân sự và binh lính với một trung tâm chỉ huy - thông tin.

Trong các chiến dịch quân sự, tàu Tonnerre thường được ít nhất 1 tàu hộ tống hỗ trợ. Trong chuyến thăm Việt Nam, đi cùng tàu Tonnerre là hộ tống hạm săn ngầm Georges Leygues.
Trong các chiến dịch quân sự, tàu Tonnerre thường được ít nhất 1 tàu hộ tống hỗ trợ. Trong chuyến thăm Việt Nam, đi cùng tàu Tonnerre là hộ tống hạm săn ngầm Georges Leygues.

Tonnerre (L9014) có lượng giãn nước toàn tải 21.300 tấn, dài 199m, rộng 32m, mớn nước 6,3m.
Tonnerre (L9014) có lượng giãn nước toàn tải 21.300 tấn, dài 199m, rộng 32m, mớn nước 6,3m.

Tuy tàu có kích cỡ khổng lồ nhưng việc vận hành chỉ cần khoảng 160 người (gồm 20 sĩ quan).
Tuy tàu có kích cỡ khổng lồ nhưng việc vận hành chỉ cần khoảng 160 người (gồm 20 sĩ quan).

Tàu Tonnerre (L9014) sừng sững trên cảng Baria Serece (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Tàu Tonnerre (L9014) sừng sững trên cảng Baria Serece (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Tàu được trang bị 3 động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa tới 35km/h, tầm hoạt động tới 19.800km nếu chỉ chạy tốc độ 28km/h.
Tàu được trang bị 3 động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa tới 35km/h, tầm hoạt động tới 19.800km nếu chỉ chạy tốc độ 28km/h.

Phía sau tàu Tonnerre (L9014) với cánh cửa đuôi có thể mở đề phương tiện tàu đổ bộ cơ giới, xe bọc thép lội nước di chuyển ra trong chiến dịch đổ bộ đường biển.
 Phía sau tàu Tonnerre (L9014) với cánh cửa đuôi có thể mở đề phương tiện tàu đổ bộ cơ giới, xe bọc thép lội nước di chuyển ra trong chiến dịch đổ bộ đường biển.

Đứng kế tàu Tonnerre với kích thước “khủng”, xe hơi và mini buýt nhìn thật “xinh xắn”.
Đứng kế tàu Tonnerre với kích thước “khủng”,  xe hơi và mini buýt nhìn thật “xinh xắn”.

Boong phóng máy bay có diện tích 6.400m2 đáp ứng yêu cầu hạ cánh của 6 trực thăng cùng lúc.
Boong phóng máy bay có diện tích 6.400m2 đáp ứng yêu cầu hạ cánh của 6 trực thăng cùng lúc.

Biểu tượng của chiến hạm Tonnerre.
Biểu tượng của chiến hạm Tonnerre.

Tháp bên trái là buồng lái của Tonnerre, tháp bên phải là trung tâm điều khiển không lưu.
Tháp bên trái là buồng lái của Tonnerre, tháp bên phải là trung tâm điều khiển không lưu.

Khoang trực thăng rộng 1.800 m2, cùng lúc có thể chứa 16 máy bay trực thăng.
Khoang trực thăng rộng 1.800 m2, cùng lúc có thể chứa 16 máy bay trực thăng.

Khoang xe rộng 2.650 m2, có thể chứa 59 phương tiện bọc thép (bao gồm 13 chiếc xe tăng chiến đấu AMX-56 Leclerc) hoặc nguyên một tiểu đoàn 40 xe tăng AMX-56.
Khoang xe rộng 2.650 m2, có thể chứa 59 phương tiện bọc thép (bao gồm 13 chiếc xe tăng chiến đấu AMX-56 Leclerc) hoặc nguyên một tiểu đoàn 40 xe tăng AMX-56.

Do tàu Tonnerre đang trong giai đoạn hoạt động đào tạo nên tại khoang trực thăng chỉ có một chiếc Alouette.
Do tàu Tonnerre đang trong giai đoạn hoạt động đào tạo nên tại khoang trực thăng chỉ có một chiếc Alouette.

“Choáng” với dàn tàu chiến Nga tập trận cùng TQ

Tham gia cuộc tập trận chung với Hải quân Trung Quốc, Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) đã điều những chiến hạm mạnh nhất gồm: tuần dương hạm tên lửa Varyag (011); 2 tàu khu trục chống ngầm Nguyên soái Saposnikov (543) và Đô đốc Vinogradov (572); tàu khu trục tên lửa Bystryy (715) và 2 tàu cao tốc tên lửa 940 (R-11) và 924 (R-14). Trong ảnh là đuôi tàu tuần dương tên lửa Varyag nằm ngay cạnh chiến hạm Trung Quốc.
Tham gia cuộc tập trận chung với Hải quân Trung Quốc, Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) đã điều những chiến hạm mạnh nhất gồm: tuần dương hạm tên lửa Varyag (011); 2 tàu khu trục chống ngầm Nguyên soái Saposnikov (543) và Đô đốc Vinogradov (572); tàu khu trục tên lửa Bystryy (715) và 2 tàu cao tốc tên lửa 940 (R-11) và 924 (R-14). Trong ảnh là đuôi tàu tuần dương tên lửa Varyag nằm ngay cạnh chiến hạm Trung Quốc.

Tàu tuần dương tên lửa Varyag (011) được xem là lớp tàu chiến đấu mặt nước lớn thứ 2 thế giới (không tính tàu sân bay). Tàu có lượng giãn nước toàn tải tới 12.500 tấn lớn hơn cả tàu tuần dương tên lửa Ticonderoga của Mỹ, và đương nhiên là không có tàu chiến Trung Quốc nào lớn bằng.
Tàu tuần dương tên lửa Varyag (011) được xem là lớp tàu chiến đấu mặt nước lớn thứ 2 thế giới (không tính tàu sân bay). Tàu có lượng giãn nước toàn tải tới 12.500 tấn lớn hơn cả tàu tuần dương tên lửa Ticonderoga của Mỹ, và đương nhiên là không có tàu chiến Trung Quốc nào lớn bằng.

Tuần dương tên lửa Varyag thuộc lớp Slava Project 1164 tích hợp hệ thống vũ khí “đồ sộ” có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt nước (gồm cả tàu sân bay), trên không.
Tuần dương tên lửa Varyag thuộc lớp Slava Project 1164 tích hợp hệ thống vũ khí “đồ sộ” có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt nước (gồm cả tàu sân bay), trên không.

Hỏa lực chống tàu mặt nước “khủng” nhất của Varyag là 16 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-1000 đạt tầm bắn xa 700km, tốc độ hành trình Mach 2,5, lắp đầu đạn nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 350 kiloton. Hiện các chiến hạm Trung Quốc không có loại tên lửa nào tương tự như vậy.
Hỏa lực chống tàu mặt nước “khủng” nhất của Varyag là 16 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-1000 đạt tầm bắn xa 700km, tốc độ hành trình Mach 2,5, lắp đầu đạn nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 350 kiloton. Hiện các chiến hạm Trung Quốc không có loại tên lửa nào tương tự như vậy.

Varyag được trang bị hệ thống phòng không tầm xa S-300F (64 đạn tên lửa) cho phép diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 90km, độ cao 25m tới 25km. Một vài tàu chiến Trung Quốc tham gia cuộc tập trận lần này cũng trang bị hệ thống phòng không tương tự, tất nhiên Trung Quốc có được là nhờ sự giúp đỡ từ Nga.
Varyag được trang bị hệ thống phòng không tầm xa S-300F (64 đạn tên lửa) cho phép diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 90km, độ cao 25m tới 25km. Một vài tàu chiến Trung Quốc tham gia cuộc tập trận lần này cũng trang bị hệ thống phòng không tương tự, tất nhiên Trung Quốc có được là nhờ sự giúp đỡ từ Nga.

Ngoài Varyag, Hải quân Nga còn điều 2 tàu chiến chống ngầm cỡ lớn mang tên Nguyên soái Saposnikov (543) và Đô đốc Vinogradov (572). Hai tàu thuộc lớp Udaloy Project 1155 Fregat có lượng giãn nước toàn tải tới 7.570 tấn. Có lẽ đây là loại tàu chuyên dụng chống ngầm lớn nhất thế giới. Trong ảnh là khu trục chống ngầm Nguyên soái Saposnikov (543).
Ngoài Varyag, Hải quân Nga còn điều 2 tàu chiến chống ngầm cỡ lớn mang tên Nguyên soái Saposnikov (543) và Đô đốc Vinogradov (572). Hai tàu thuộc lớp Udaloy Project 1155 Fregat có lượng giãn nước toàn tải tới 7.570 tấn. Có lẽ đây là loại tàu chuyên dụng chống ngầm lớn nhất thế giới. Trong ảnh là khu trục chống ngầm Nguyên soái Saposnikov (543).

Khu trục chống ngầm Đô đốc Vinogradov (572).
Khu trục chống ngầm Đô đốc Vinogradov (572).

Hỏa lực chống ngầm mạnh nhất của tàu lớp Udaloy là tổ hợp tên lửa hành trình chống ngầm tầm xa Metel (8 quả). Tên lửa đạt tầm bắn xa tới 50km, lắp đầu đạn ngư lôi chống ngầm. Trong ảnh là 2 cụm ống phóng tên lửa chống ngầm trên tàu chiến Udaloy khác.
Hỏa lực chống ngầm mạnh nhất của tàu lớp Udaloy là tổ hợp tên lửa hành trình chống ngầm tầm xa Metel (8 quả). Tên lửa đạt tầm bắn xa tới 50km, lắp đầu đạn ngư lôi chống ngầm. Trong ảnh là 2 cụm ống phóng tên lửa chống ngầm trên tàu chiến Udaloy khác.

Hạm đội Thái Bình Dương còn điều khu trục tên lửa cỡ lớn mang tên Bystryy (715) thuộc lớp Sovremenny Project 956 có lượng giãn nước tới 7.940 tấn. Kích cỡ này lớn hơn cả chiến hạm kiểu Type 052C – chiếc tàu lớn nhất Trung Quốc điều tới tập trận với Nga.
Hạm đội Thái Bình Dương còn điều khu trục tên lửa cỡ lớn mang tên Bystryy (715) thuộc lớp Sovremenny Project 956 có lượng giãn nước tới 7.940 tấn. Kích cỡ này lớn hơn cả chiến hạm kiểu Type 052C – chiếc tàu lớn nhất Trung Quốc điều tới tập trận với Nga.

Hỏa lực chống tàu mặt nước mạnh nhất của Bystryy (715) gồm 8 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-270 Moskit đạt tầm bắn xa 120km, tốc độ Mach 3, lắp đầu đạn thuốc nổ thường 320kg hoặc đầu đạn hạt nhân.
Hỏa lực chống tàu mặt nước mạnh nhất của Bystryy (715) gồm 8 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-270 Moskit đạt tầm bắn xa 120km, tốc độ Mach 3, lắp đầu đạn thuốc nổ thường 320kg hoặc đầu đạn hạt nhân.

Hai tàu cao tốc tên lửa 940 (R-11) và 924 (R-14) thuộc lớp Project 12411 Tarantul III tuy chỉ có lượng giãn nước khoảng 500 tấn nhưng hỏa lực thực sự đáng gờm với 4 tên lửa chống tàu siêu thanh P-270 Moskit.
Hai tàu cao tốc tên lửa 940 (R-11) và 924 (R-14) thuộc lớp Project 12411 Tarantul III tuy chỉ có lượng giãn nước khoảng 500 tấn nhưng hỏa lực thực sự đáng gờm với 4 tên lửa chống tàu siêu thanh P-270 Moskit.