Nồi cơm điện Sunhouse '100% của Việt Nam' gốc Trung Quốc: Do siêu thị... ghi nhầm

Liên quan đến sản phẩm nồi cơm điện Sunhouse tại siêu thị ghi nguồn gốc Trung Quốc, nhưng lại treo mác “hàng Việt Nam chất lượng cao”, ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Sunhouse, nói: “Đây là nhầm lẫn từ phía siêu thị”. 

Chiều 25/6, ông Nguyễn Xuân Phú- Chủ tịch HĐQT Sunhouse- người được mệnh danh là shark (cá mập), nói: “Đây là nhầm lẫn từ phía siêu thị”.
Khi được hỏi, chiếc nồi cơm điện Sunhouse này có bao nhiêu phần trăm linh kiện nhập từ Trung Quốc? Ông Phú nói: “100% của Việt Nam”. Ông cũng giải thích, loại nồi này được sản xuất tại Quốc Oai (Hà Nội).
Noi com dien Sunhouse '100% cua Viet Nam' goc Trung Quoc: Do sieu thi... ghi nham
 
Theo ông Phú, đây là lỗi của siêu thị đã ghi sai nguồn gốc của sản phẩm. Thực tế, nó là hàng Việt Nam. “Tôi đã yêu cầu siêu thị sửa lại nguồn gốc xuất xứ” - ông Phú nói.
Trước đó, khi vụ việc nhãn hàng Asanzo (ông chủ là “cá mập” Tam) bị báo chí phanh phui, PV Tiền Phong hỏi “cá mập” Phú rằng “Hàng hoá sử dụng nhiều linh kiện Trung Quốc rồi dán mác hàng Việt có thể xem là mập mờ để lừa dối người tiêu dùng không?”.
Ông Phú đã nói: “Đó là sai. Nếu không đạt tỷ lệ nội địa hóa không thể dán mác hàng Việt. Đặc biệt, nếu các linh kiện đã dán nhãn “Made in China”, hay bất kể nước nào đó, phải để nguyên, không thể bóc đi rồi dán mác “Made in Vietnam” đè lên. Một sản phẩm được lắp ráp nhiều linh kiện từ nhiều nước thì mác trên linh kiện vẫn phải để thế, còn nếu lắp ráp xong đủ tỷ lệ nội địa hóa mới được dán thêm nhãn hàng Việt. Còn doanh nghiệp đúng sai ra sao cơ quan chức năng sẽ là người phân xử, kết luận.
Đáng lưu ý, sản phẩm của Sunhouse cũng có nhiều loại “Made in china” và có những loại trong siêu thị ghi rõ nguồn gốc Trung Quốc, vẫn treo “hàng Việt Nam chất lượng cao”.
Cách đây mấy ngày, Asanzo đã bị tước danh hiệu “hàng Việt Nam chất lượng cao” do nghi án mạo danh nguồn gốc sản phẩm.

Dự án được đầu tư 5 tỷ tại Shark Tank giờ ra sao?

(Kiến Thức) - Startup của cô gái Đỗ Thị Mỹ Diệu về đồng phục bảo hộ lao động trong Shark Tank mùa 2 đã nhận được đầu tư của Shark Nguyễn Thanh Việt với vốn kêu gọi 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi thẩm định, Shark Việt có quyết định bất ngờ.

Chiều qua (10/10), lễ ký kết hợp đồng đầu tư giữa Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Hạ tầng & Giao thông (Intracom) do Shark Nguyễn Thanh Việt và Công ty TNHH MTV CDTS đã diễn ra. Đây là một startup về bảo hộ lao động của Đỗ Thị Mỹ Diệu trong chương trình Thương vụ bạc tỷ - Shark Tank Việt Nam mùa 2.

Du an duoc dau tu 5 ty tai Shark Tank gio ra sao?
 Đỗ Thị Mỹ Diệu.
Theo đó, quá trình thẩm định giữa Intracom và công ty CDTS của Đỗ Thị Mỹ Diệu diễn ra trong 100 ngày. Trên truyền hình, Shark Việt cam kết đầu tư 5 tỷ đồng cho 36% cổ phần của CDTS. Tuy nhiên, sau 100 ngày thực hiện thẩm định, Intracom đã quyết định bất ngờ là đầu tư gấp đôi số tiền vào CDTS là 10 tỷ đồng. Hiện, Công ty TNHH MTV CDTS có thể cung cấp hơn 500 sản phẩm về bảo hộ lao động nhưng chủ yếu vẫn là các loại quần áo bảo hộ.

Lời nguyền đáng sợ của đồng hồ đắt và đẹp nhất hành tinh

Hai ngày trước khi một đồng hồ tuyệt đẹp trị giá 500 tỷ đồng xuất hiện trong một cuộc bán đấu giá ở Thụy Sĩ, chủ sở hữu nó qua đời đột ngột.

Saud bin Mohammed Al-Thani, vị hoàng thân 48 tuổi của Qatar, là chủ nhân của chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới. Ông đột tử vì biến chứng của bệnh tim tại nhà riêng ở thành phố London, Anh vào tuần trước. Trước đó ông trao đồng hồ cho hãng đấu giá Sotheby's để trả một khoản nợ, Mirror đưa tin.