Nỗi cay đắng của trai ế Hàn Quốc lấy vợ ngoại

“Trai ế” Hàn Quốc Ahn Jae-sung mới lấy được một người vợ ở Uzbekistan. Tuy nhiên, chỉ 3 tháng sau, người vợ ngoại quốc của anh đã bỏ trốn khỏi nhà chồng.

Theo Korea Herald, trước khi đáp máy bay từ thủ đô Seoul tới Uzbekistan để gặp vợ tương lai của mình, anh chàng "trai ế" Hàn Quốc Ahn Jae-sung, 55 tuổi đã viết thư tay, tâm tình với người phụ nữ này.
Noi cay dang cua trai e Han Quoc lay vo ngoai
 Một đôi uyên ương Hàn Quốc nắm tay nhau vào lễ đường.
Trong thư, ông đã kể rõ về tuổi tác, thu nhập hàng tháng, công việc của mình và nhấn mạnh, ông "không rượu, không thuốc lá".
"Tôi đã cẩn thận dịch bức thư sang tiếng Uzbekistan, rồi nhờ công ty môi giới hôn nhân gửi nó đi. Sau này tôi mới phát hiện ra rằng vợ tôi, người chỉ sống với tôi 3 tháng, chưa từng đọc được bất cứ lá thư nào", Korea Herald dẫn lời ông Ahn.
Nguyên nhân là, công ty mai mối - nơi giúp ông Ahn lấy được cô vợ ngoại kém mình 28 tuổi đã không chuyển bất cứ lá tình nào. Ngược lại, họ nói với cô dâu rằng, người chồng Hàn Quốc sẽ mua cho cô một căn nhà. Ngoài ra, họ cũng lừa ông Ahn rằng vợ ông xuất thân từ gia đình khá giả.
Cuộc hôn nhân xây dựng từ những lời nói dối nhanh chóng đổ vỡ như một điều tất yếu. Vợ ông Ahn bỏ về quê hương chỉ sau 3 tháng. Tuy nhiên, vài tháng sau, vợ ông lại báo rằng cô đã có thai. Kể từ đó, ông phải gửi tiền chu cấp cho vợ con từ xa.
Trong khi đó, năm 2014, anh Jang Hee-jun (tên nhân vật đã được đổi), 38 tuổi cũng đã bỏ ra khoản tiền 20 triệu won (tương đương 18.000 USD, 400 triệu đồng) để nhờ công ty mai mối tìm vợ. Ngày 19/4/2014, Jang tới Bishkek, Kyrgyzstan để xem mặt 20 cô gái với mong muốn tìm được người vợ lý tưởng. Anh được toại nguyện. Ngày hôm sau, Jang đã cưới một trong số 20 cô gái anh xem mặt.
Noi cay dang cua trai e Han Quoc lay vo ngoai-Hinh-2
Cô dâu, chú rể Hàn Quốc trong một đám cưới tập thể. 
Sau lễ cưới, Jang về Hàn Quốc một mình, còn cô vợ 24 tuổi ở lại Kyrgyzstan để học tiếng Hàn rồi về nhà chồng sau. Tuy nhiên, hai tháng sau, vợ Jang gọi điện báo rằng cô bị một gã tài xế cưỡng bức, đã mang bầu. Cuộc hôn nhân của họ tan vỡ sau khi anh phát hiện vợ đã lừa dối. Từ tháng 6/2014-3/2015, Jang chuyển cho vợ 5,37 triệu won (tương đương 100 triệu đồng) để học tiếng Hàn cũng như quà tặng cho mẹ vợ và tiền sinh hoạt của vợ.
Ahn và Jang chỉ là một trong số vô số đàn ông Hàn Quốc nhận mình là nạn nhân của các vụ lừa đảo hôn nhân quốc tế. Ahn đã mở một trung tâm giúp đỡ những người lâm vào hoàn cảnh giống mình vào 2007. Ông cho biết, kể từ đó, ông đã gặp và lắng nghe câu chuyện của hơn 10.000 nạn nhân khác nhau. Theo Ahn, chính phủ nên xem các công ty môi giới hôn nhân quốc tế là bất hợp pháp.
Theo ước tính, đàn ông Hàn Quốc lấy vợ ngoại quốc qua môi giới (chủ yếu là các công ty) chiếm 25% (vào năm 2012). Trong đó, 75,7% số đàn ông lấy vợ người Campuchia, 65,8% lấy vợ người Việt Nam, và 40% lấy vợ người Uzbekistan.
Số liệu thống kê cũng cho thấy, các cuộc hôn nhân có yếu tố ngoại quốc ở Hàn Quốc cũng có tỷ lệ ly hôn nhiều hơn. Số liệu năm 2014 cho thấy, các cặp đôi Hàn Quốc trung bình ở với nhau được 14,3 năm, còn các cuộc hôn nhân có yếu tố ngoại quốc thì vợ chồng chỉ ở với nhau được 6,4 năm.
Phân nửa các ông chồng Hàn Quốc cho biết, những người "vợ ngoại quốc" của họ thường bỏ nhà đi, và hôn nhân chấm dứt. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn các ông chồng Hàn Quốc lấy vợ qua mai mối xuất thân từ vùng nông thôn khốn khó hoặc nếu sống ở đô thị thì cũng không dư dả về kinh tế.
“Giờ tôi mới thấy thật quá ngây thơ khi tin rằng, bạn có thể có cuộc hôn nhân êm ấm khi cưới về một người mà bạn chỉ gặp có vài ngày và còn không nói cùng ngôn ngữ”, ông Ahn Jae-sung chia sẻ.

Nỗi niềm của những “gái ế” Trung Quốc

(Kiến Thức) - Đến năm 2020, số đàn ông Trung Quốc trong độ tuổi 20-44 sẽ nhiều hơn phụ nữ 24 triệu người, nhưng con số phụ nữ “ở vậy” cũng ngày càng gia tăng.

Ngày càng có nhiều phụ nữ Trung Quốc nói rằng họ không thể tìm thấy một người đàn ông thành công như họ.
Ngày càng có nhiều phụ nữ Trung Quốc nói rằng họ không thể tìm thấy một người đàn ông thành công như họ. 
Ngày càng có nhiều phụ nữ Trung Quốc có công việc ổn định nói rằng họ không thể tìm thấy một người đàn ông thành công như họ. Những người khác nói rằng, sau nhiều năm học hành, họ muốn được tận hưởng cuộc sống tự do sau tuổi 27, cái tuổi mà nhiều người coi là độ tuổi chín muồi để lập gia đình.

Đột nhập đế chế ma túy hùng mạnh “tác quái” tại Mỹ

(Kiến Thức) - Sinaloa, CJNG, hay Zetas,... đều là những đế chế ma túy hùng mạnh ở Mexico và "vươn vòi" sang cả nước láng giềng Mỹ.

Dot nhap de che ma tuy hung manh “tac quai” tai My
1. Sinaloa được coi là đế chế ma túy hùng mạnh và giàu nhất tại Mexico và trên toàn thế giới. Đế chế này có trụ sở tại bang Sinaloa, Mexico. 

Dot nhap de che ma tuy hung manh “tac quai” tai My-Hinh-2
Năm 2013, đế chế Sinaloa vận chuyển “80% lượng heroin, cocaine, cần sa và methamphetamine”. Trong đó, hầu hết số lượng ma tuý được chuyển qua Chicago mỗi năm, với tổng giá trị 3 tỷ USD. 

Dot nhap de che ma tuy hung manh “tac quai” tai My-Hinh-3
Joaquín "El Chapo" Guzmán là ông trùm của đế chế Sinaloa từ đầu những năm 1990. Tuy nhiên, ngày 8/1 vừa qua, gã lùn Guzman đã bị bắt giữ sau vụ vượt ngục táo bạo hồi tháng 7/2015. Mặc dù vậy, đế chế này vẫn tiếp tục hoạt động.

Dot nhap de che ma tuy hung manh “tac quai” tai My-Hinh-4
 2. Đế chế Jalisco New Generation (CJNG) là một trong những đế chế ma túy mạnh nhất và phát triển nhanh nhất tại Mexico. Nhóm tội phạm này hiện cạnh tranh với đế chế Sinaloa về hoạt động buôn lậu ở các khu vực Châu Á, Châu Âu và Châu Đại Dương.

Dot nhap de che ma tuy hung manh “tac quai” tai My-Hinh-5
CJNG liên kết với đế chế Los Cuinis và hai nhóm này nhanh chóng mở rộng hoạt động trong những năm gần đây. 
Dot nhap de che ma tuy hung manh “tac quai” tai My-Hinh-6
Thủ lĩnh của đế chế CJNG là Nemesio Oseguera Cervantes hay còn được biết đến với biệt danh “El Mencho”. 

Dot nhap de che ma tuy hung manh “tac quai” tai My-Hinh-7
3. Một trong những đế chế ma túy lâu đời nhất ở Mexico là đế chế Gulf. Ảnh: Một thủ lĩnh cấp cao của đế chế Gulf bị còng tay xuất hiện trong buổi họp báo. 

Dot nhap de che ma tuy hung manh “tac quai” tai My-Hinh-8
Đế chế Gulf kiểm soát hành lang buôn lậu dọc biên giới Mỹ-Mexico vào bang Texas (Mỹ). 

Dot nhap de che ma tuy hung manh “tac quai” tai My-Hinh-9
4. Đế chế Zetas được coi là một trong những nhóm bạo lực, tinh vi và tiến bộ về mặt công nghệ nhất. Đến năm 2010, Zetas kiểm soát nhiều hơn gấp đôi số lượng các thành phố Mexico so với đối thủ cạnh tranh, đồng thời mở rộng địa bàn ra vùng xa xôi như Guatemala. 

Dot nhap de che ma tuy hung manh “tac quai” tai My-Hinh-10
Năm 2012, Zetas bắt đầu tan rã. Tuy nhiên, một số thành viên của đế chế này vẫn hiện diện tại Mỹ. 

Dot nhap de che ma tuy hung manh “tac quai” tai My-Hinh-11
5. Đế chế Knights Templar do Servando La Tuta Gomez Martinez thành lập năm 2010. 

Dot nhap de che ma tuy hung manh “tac quai” tai My-Hinh-12
Nhóm này hiện kiểm soát hoạt động buôn bán lượng lớn ma túy qua Mỹ. Knights Templar đang kiểm soát hoạt động buôn lậu ma túy tại Portland, Oregon, Birmingham và Alabama. 

Dot nhap de che ma tuy hung manh “tac quai” tai My-Hinh-13
6. Đế chế Beltran-Leyva (BLO) do anh em nhà Beltran-Leyva thành lập. Ảnh: Edgar Valdez Villareal (giữa), một nhân vật cấp cao của BLO, bị bắt giữ. 

Dot nhap de che ma tuy hung manh “tac quai” tai My-Hinh-14
BLO từng hoạt động ở 10 bang khắp Mexico, chủ yếu là ở phía tây nam. Một báo cáo năm 2014 cho biết, BLO hoạt động cả ở Mỹ và cấu kết với những kẻ buôn lậu người Colombia để chuyển cocaine vào Mỹ.