Nợ ngắn hạn của Công ty Nhà Khang Điền tăng lên 3.733 tỉ đồng

(Kiến Thức) - Theo Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018 của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã: KDH), nợ ngắn hạn ở thời điểm cuối năm là 2.775 tỉ đồng, tăng thêm 958 tỉ, tương ứng với mức tăng 53% so với đầu năm...

Trong đó, nợ phải trả người bán ngắn hạn, người mua trả tiền trước ngắn hạn và vay ngắn hạn đều tăng.
Cũng theo Báo cáo này, Hàng tồn kho của Nhà Khang Điền ở thời điểm kết thúc năm 2018 là 5.817 tỉ đồng, tăng 959 tỉ đồng, tương ứng mức tăng 20% so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu là sự tăng lên về giá trị của BĐS dở dang ở một số dự án như Khang Phúc – Khu Dân cư Tân Tạo; Thành Phúc – Jamila; Khang Phúc – Khu dân cư Bình Hưng 11A; Saphire Phú Hữu; Bình Trưng – Bình Trưng Đông… Công ty dự kiến hoàn tất bán hàng, xây dựng và bàn giao hai dự án đang kinh doanh là Jamila (bàn giao nốt vào tháng 4/2019) và Safira (dự kiến bán hết vào quý II/2019).
No ngan han cua Cong ty Nha Khang Dien tang len 3.733 ti dong
 Nợ ngắn hạn của Công ty Nhà Khang Điền tăng lên 3.733 tỉ đồng. Ảnh internet.
Trong khi đó, tài sản dở dang dài hạn được ghi nhận toàn bộ là chi phí xây dựng cơ bản dở dang ở thời điểm cuối năm tăng 154 tỉ đồng so với đầu năm, cụ thể tăng từ 312 tỉ đồng lên 466 tỉ đồng, tăng đến hơn 49%. Phần lớn giá trị này nằm ở Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng với 427 tỉ đồng, giá trị vào cuối năm đã tăng 57% so với đầu năm.
Theo Vietnambiz, kết thúc năm 2018, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 2.917 tỉ đồng, giảm gần 5% so với năm 2017. Phần doanh thu cốt yếu vẫn là bất động sản, chiếm đến 98% tổng doanh thu, một phần khác đến từ hoạt động cung cấp dịch vụ và việc cho thuê đất.
Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 810 tỉ đồng, tăng gần gấp rưỡi so với năm trước.
Một số điểm đáng chú ý tại Bảng cân đối kế toán, mục phải thu ngắn hạn của khách hàng (nằm trong khoản phải thu ngắn hạn) tăng mạnh nhất lên 828 tỷ đồng, tăng 435 tỷ so với đầu năm. Đây là khoản phải thu của 2 khách là bà Lê Thị Hoàng Yến (171 tỉ đồng) và ông Trần Hữu Lợi (106 tỉ đồng).
Khoản mục phải thu dài hạn của khách hàng cũng là phần phải thu khách hàng từ chuyển nhượng BĐS với giá trị gần 65 tỉ đồng.
Đáng chú ý trong cơ cấu nợ phải trả, nợ ngắn hạn tăng, nợ dài hạn giảm. Nợ ngắn hạn của Khang Điền thời điểm cuối năm là 2.775 tỉ đồng, tăng thêm 958 tỉ đồng, tương ứng với mức tăng 53% so với đầu năm. Trong đó, nợ phải trả người bán ngắn hạn, người mua trả tiền trước ngắn hạn và vay ngắn hạn đều tăng.
Nợ phải trả người bán ngắn hạn là số tiền phải trả cho CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Còn trong khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn, ngoài khoản thu trước tiền bán nhà và căn hộ, thì phần nhận tạm ứng chuyển nhượng dự án cũng tăng mạnh – đây là khoản nhận tạm ứng từ CTCP Đầu tư Thương mại BĐS Minh An cho việc chuyển nhượng dự án An Dương Vương (hợp đồng ký năm 2017).
Bên cạnh đó, khoản vay ngắn hạn của Nhà Khang Điền tăng từ 186 tỉ đồng vào đầu năm lên 632 tỉ đồng vào cuối năm. Đây có thể nói là khoản vay ngắn hạn tăng đột biến. Nguyên nhân chính là do trái phiếu và vay dài hạn đến hạn trả. Trong khi đó, vay dài hạn của công ty lại giảm mạnh từ 1.471 tỉ đồng xuống còn 336,5 tỉ đồng do giảm được số vay dài hạn từ ngân hàng và trái phiếu.
Theo kế hoạch kinh doanh năm 2019 mới công bố, Khang Điền sẽ tiếp tục triển khai các dự án như gồm dự án Lovera Vista và dự án nhà phố (biệt thự Venita Park, quận 9). Bên cạnh đó, Khang Điền tiếp tục triển khai một số dự án khác ở quận 2, quận 9, Bình Chánh và Bình Tân.
Theo đó, dự kiến doanh thu 2019 là 3.000 tỷ, xấp xỉ doanh thu 2018; lợi nhuận sau thuế 900 tỷ đồng, tăng 11,4% so với 2018, phải trả cổ tức cho cổ đông dự kiến là 10%. 

Ngân hàng nào "dính" nợ xấu cao nhất năm 2017?

(Kiến Thức) - Tính đến hết quý III/2017, Sacombank và VPBank là 2 trong những cái tên dẫn đầu trong nhóm có tỷ lệ nợ xấu ngân hàng cao nhất.

Số liệu thống kê cho thấy, tính đến hết quý III/2017, mặc dù tình hình kinh doanh có khởi sắc, nhiều ngân hàng báo lãi, thậm chí lãi lớn nhưng tỷ lệ nợ xấu ngân hàng cũng cao.
Đứng đầu trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là ngân hàng Sacombank. Theo báo cáo tài chính kết quả kinh doanh quý III/2017, nợ xấu của Sacombank còn ở mức cao 13.264 tỷ đồng, chiếm 5,9% tổng dư nợ tín dụng, giảm 1% so với đầu năm là 6,9%. Trong đó, nợ xấu tăng chủ yếu ở các nhóm nợ nghi ngờ mất vốn (nhóm 4) ở mức 3.251 tỷ, tăng 24% và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) ở mức 9.593 tỷ, tăng 12,7% so với đầu năm.

Choáng ngợp trong cung điện tráng lệ xây dựng suốt 7 năm

Bất cứ ai cũng ngỡ ngàng về độ xa hoa và lộng lẫy bên trong cung điện Qasar Al Watan mất 7 năm để xây dựng này.

Từ đầu tháng 3/2019, cung điện Qasar Al Watan nằm trong khu phức hợp dinh Tổng thống UAE ở Abu Dhabi đã được mở cửa cho khách du lịch tham quan.