Nổ cực lớn ở Kharkiv, camera cách 10 km suýt bị phá hủy!

Một vụ nổ cực lớn vừa xảy ra ở khu vực Kharkiv, đoạn video được đăng tải lên trang TPYXA cho thấy, camera an ninh cách vụ nổ 10 km suýt bị phá hủy.

Một đoạn video vừa được đăng tải lên mạng xã hội cho thấy một vụ nổ cực lớn vừa xảy ra ở khu vực Kharkiv. Trang tổng hợp các video và hình ảnh từ xung đột Nga - Ukraine là TPYXA cho biết, camera an ninh đặt cách nơi xảy ra vụ nổ 10 km cũng suýt bị phá hủy bởi rung chấn cực lớn.
Truyền thông Nga cho biết, vụ nổ nhiều khả năng được gây ra bởi một tên lửa hành trình. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ đây là vụ nổ gây ra bởi quân đội Nga hay quân đội Ukraine.

Vụ nổ lớn tại Kharkiv khiến camera an ninh cách xa 10 km suýt bị phá hủy.

Từ những video tại hiện trường, các chuyên gia cũng chưa thể phán đoán ra đây là loại tên lửa gì, tuy nhiên nhiều khả năng, tên lửa đã đánh trúng một khu vũ khí hoặc một mục tiêu tương đương, gây ra một vụ nổ dây chuyền.
Cách đây ít ngày, thống đốc vùng Donetsk của Ukraine cho biết, một lực lượng lớn quân đội Nga cùng dân quân Donbass trên hướng Seversk từ phía Đông đang được tăng cường, chuẩn bị cho việc vượt sông Seversky Donets và tấn công từ phía sau.
Phía Ukraine cũng xác nhận trong một bản tin của Bộ Tổng tham mưu quân đội, cho biết lực lượng này hiện không đủ lực lượng và vũ khí để phản công tại tuyến phòng thủ Novomikhailovka, Soledar, Dzerzhinsk và Artemovsk.
Hồi tuần trước, đài RT của Nga đưa tin, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận một số bom, đạn dành cho các máy bay chiến đấu, đang cất giữ tại căn cứ không quân Saki đã phát nổ, vụ việc khiến 1 người thiệt mạng và 9 người bị thương.
No cuc lon o Kharkiv, camera cach 10 km suyt bi pha huy!
Vụ nổ kinh hoàng tại sân bay Saki với cột khói cao khổng lồ.
Phía Nga cho biết vẫn chưa rõ nguyên nhân của vụ việc, nhưng khẳng định sân bay không phải mục tiêu bị tấn công. Những video ghi lại tại hiện trường cho thấy, không có bóng dáng của bất cứ một loại tên lửa, máy bay nào xuất hiện gần vụ nổ trước - trong và sau khi vụ việc xảy ra.
Truyền thông phương Tây cho rằng, nhiều khả năng vụ việc có nguyên nhân từ biệt kích hoặc gián điệp Ukraine cài cắm. Tuy nhiên, tất cả chỉ là võ đoán và không có bằng chứng thuyết phục.

Nga nêu điều kiện để “bình thường hóa” quan hệ với Mỹ

Một quan chức ngoại giao cấp cao của Nga cho biết, Washington cần phải bắt đầu tôn trọng các lợi ích của Moscow nếu muốn cải thiện mối quan hệ song phương vốn đã bị tổn hại, theo RT.

"Chúng tôi không thấy cơ sở để tìm kiếm sự thỏa hiệp với Washington, quốc gia vốn không có khả năng đàm phán. Tất nhiên, nếu cuối cùng phía Mỹ quay lại với quan điểm chung và Washington có 'cái nhìn tỉnh táo', thể hiện - không phải bằng lời nói, mà bằng hành động - ý định tôn trọng lợi ích quốc gia của Nga, thì sẽ là cơ sở để dần bình thường hóa về quan hệ song phương", ông Aleksandr Darchiev, Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ, Bộ Ngoại giao Nga chia sẻ với hãng thông tấn TASS hôm 13/8.
 Quan hệ giữa Nga với Mỹ và phương Tây ngày càng đi xuống kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022. Mỹ và các đồng minh NATO sau đó đã áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt nặng nề đối với Moscow. Theo ông Darchiev, những nỗ lực "chèn ép" nền kinh tế cũng như việc tập hợp liên minh quốc tế đối phó với Nga của phương Tây hoàn toàn thất bại. "Chúng tôi đang bình tĩnh đáp trả và không chủ đích tìm kiếm các cuộc đàm phán", nhà ngoại giao Nga nói.

Đức tăng mạnh chi phí Quân sự sau khi xung đột Nga - Ukraine bắt đầu

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đang là hồi chuông cảnh báo với Đức nhằm bảo vệ nền độc lập nước này.

Ba thập kỷ trước, quân đội Đức có khoảng 500,000 quân, hơn 2,000 xe tăng và gần 1,000 máy bay tiêm kích – một con số đáng nể khi nước này chuẩn bị cho Chiến tranh Lạnh.

Với sự sụp đổ của Liên minh Soviet, Đức đã bắt đầu cắt giảm lực lượng quân sự, bãi bỏ ràng buộc và tái cơ cấu nhân sự nhằm theo đuổi một mục đích mới: các nhiệm vụ can thiệp nhanh chóng ngoài lãnh thổ với các lực lượng đặc biệt. Trong trật tự thế giới mới, các thương vụ, ngoại giao và hỗ trợ kinh tế mới là điều đảm bảo an ninh quốc gia, trong khi xe tăng, tiêm kích và chiến hạm chỉ còn là những phương tiện tốn kém.