Nổ bom gần nhà máy hạt nhân, 6 người chết

Một quả bom tự chế phát nổ gần một nhà máy điện hạt nhân ở miền Nam Ấn Độ khiến 6 người thiệt mạng, làm bị thương 3 người khác.

Sau khi vụ nổ xảy ra, nhà máy điện hạt nhân Kudankulam do Nga xây dựng ở bang Tamil Nadu may mắn không bị ảnh hưởng và vẫn hoạt động bình thường. Cảnh sát nghi ngờ đây là một vụ đánh bom nhằm phản đối chương trình hạt nhân của Ấn Độ.
Nhà máy điện hạt nhân Kudankulam do Nga xây dựng ở bang Tamil Nadu. Ảnh: AP.
 Nhà máy điện hạt nhân Kudankulam do Nga xây dựng ở bang Tamil Nadu. Ảnh: AP.
Trong nhiều năm qua, người dân bang Tamil Nadu liên tục phản đối việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại đây. Họ lo ngại nhà máy sẽ xảy ra tai nạn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực.
Theo Indian Express, vụ nổ bom nói trên xảy ra tại một ngôi nhà cách nhà máy Kudankulam khoảng 15 km. Sĩ quan Vijayendra Bidari của sở cảnh sát Tamil Nadu cho biết đã thu hồi 2 quả bom chưa kịp phát nổ và còn chờ thẩm vấn các nghi can đang điều trị thương tích nghiêm trọng tại bệnh viện.
* Tại Trung Quốc, Tân Hoa Xã hôm 27/11 cho biết thêm một đường ống dẫn dầu của Tổng công ty Dầu khí và Hóa chất Sinopec đã bị hư hỏng trong một vụ tai nạn ở phía Tây Nam nước này, khiến 2.000 tấn xăng tràn ra một công trường xây dựng đường sắt làm đình chỉ hoạt động của các tuyến xe lửa.
Sự cố xảy ra ở tỉnh Quý Châu lúc nửa đêm 26-11 khi một tòa tháp sụp đổ xuống công trường xây dựng đường sắt ở quận Pingba, TP Anshun. Có ít nhất 3 người bị thương trong vụ tai nạn.
Sau khi sự cố xảy ra, hơn 100 nhân viên của tập đoàn Sinopec nhanh chóng được huy động để sửa chữa phần đường ống bị hỏng. Chính quyền địa phương đã thực hiện các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn sự rò rỉ và sơ tán người dân trong vòng bán kính 2 km. Tuyến xe lửa từ TP Anshun đến thủ phủ tỉnh Quý Dương cũng bị cơ quan đường sắt tạm đình chỉ hoạt động.
Trước đó, ngày 22/11, 55 người đã thiệt mạng và 160 người bị thương khi một đường ống dẫn dầu cũng của tập đoàn Sinopec bị rò rỉ và phát nổ tại TP Thanh Đảo. 9 người, trong đó có 7 cán bộ của tập đoàn Sinopec, liên quan đến vụ nổ đã bị cảnh sát bắt giữ. Đây được coi là một trong những tai nạn công nghiệp tồi tệ nhất của Trung Quốc những năm gần đây.

Nhật khẩn cấp lập Hội đồng An ninh đối phó TQ

(Kiến Thức) - Tokyo vừa thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia để cố vấn hiệu quả, kịp thời cho Thủ tướng về các vấn đề an ninh, đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc.

Liêu Ninh "chạm trán" tàu sân bay Mỹ tại Biển Đông?

Mỹ triển khai 2 cụm tàu sân bay tới Biển Đông từ ngày 22/11; vài ngày trước khi Trung Quốc điều tàu Liêu Ninh tới vùng biển này.

Thời báo Hoàn Cầu vừa đưa tin, việc Bắc Kinh phái tàu sân bay Liêu Ninh với 4 chiến hạm hộ tống kéo xuống Biển Đông diễn tập đúng thời điểm công bố cái gọi là khu nhận diện phòng không ở Hoa Đông chỉ là "một sự trùng hợp ngẫu nhiên" và dư luận bàn tán là không thể tránh?

Đáng lưu ý, từ ngày 22/11 Mỹ bắt đầu bố trí 2 cụm tàu sân bay của mình tới Biển Đông, Thời báo Hoàn Cầu cho rằng rất có khả năng 2 cụm hàng không mẫu hạm này với cụm tàu Liêu Ninh không hẹn mà gặp, giáp mặt nhau ngay trên Biển Đông.

Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, so với tàu sân bay Mỹ, cụm tàu Liêu Ninh còn rất yếu.
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, so với tàu sân bay Mỹ, cụm tàu Liêu Ninh còn rất yếu.

Chiến lược phát triển tàu sân bay của Bắc Kinh không phải quá nhanh mà vừa do đường vừa tiến, tương lai 10 năm nữa trong lúc bối cảnh địa chính trị khu vực biến động liên tục thì tàu Liêu Ninh vẫn đang trong giai đoạn phát triển chứ chưa thể "phát huy uy lực", Thời báo Hoàn Cầu nhận xét.

Tờ báo cho rằng, tàu sân bay là lực lượng trọng yếu của quân đội Trung Quốc nhưng không phải toàn bộ. Trong thời gian nó chưa thể phát huy "uy lực", Bắc Kinh cần tập trung phát triển các vũ khí "sát thủ" khác như tên lửa chiến lược cả về số lượng và chất lượng.