Chồng cứ ngồi vào mâm là “bới lông tìm vết”

Đừng nói gì đến chuyện khen ngon theo… phép lịch sự! Cứ ngồi vào mâm là anh “bới lông tìm vết”.

Chị Ngọc xách giỏ, dắt xe đi chợ, miệng lẩm bẩm một câu quen thuộc:
- Riết rồi chẳng biết ăn cái gì!
Chị Ngọc không phải là bà nội trợ vụng về, ngược lại là đằng khác. Người ngoài nhìn vào mâm cơm nhà chị không khỏi trầm trồ. Dinh dưỡng đầy đủ, màu sắc phong phú, thơm ngon. Bữa cơm nhà chị lúc nào ít nhất cũng phải ba món, không có chuyện trùng lặp thực đơn. Vốn khéo tay, chịu khó dành thời gian học hỏi cùng với đam mê nấu nướng, tay nghề chị ngày càng khá hơn. Đi đâu tụ họp bạn bè, chị đều được mọi người ngưỡng mộ và khen ngợi vì biết nấu nhiều món, trình bày đẹp mắt.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Thế nhưng, chồng chị thì lại không nghĩ thế. Anh vốn khó chiều, lại kén ăn, ít khi ghi nhận nỗ lực của vợ. Đừng nói gì đến chuyện khen ngon theo… phép lịch sự! Cứ ngồi vào mâm là anh “bới lông tìm vết”. Hôm nay ăn món này thì anh nhắc món kia, chép miệng. Rồi anh so sánh, chê bai. Sao canh khoai mỡ mà không thấy đi chung với tép kho ba chỉ? Sao đậu que mà không chấm chao mà lại kho quẹt? Cái món này, lẽ ra phải cho thêm thật nhiều hành lá mới đúng điệu… Dường như nhìn tô dĩa nào trên bàn anh cũng thấy có thiếu sót. Rồi thì anh mang những thứ đã được thưởng thức bên ngoài ra kể, tỏ ra sành điệu. Nhìn thái độ của anh, chị Ngọc vừa giận vừa bực. Đàn ông gì mà khó chịu, vô duyên đến thế! Chẳng lẽ lại sẵng giọng bảo, thì thôi, anh đến chỗ nào ưng ý mà ăn cho vừa lòng!

Nhớ hồi mới quen, anh làm công nhân quèn, ăn tô mì gói không rau không trứng chị làm, cũng vui vẻ kêu ngon đáo để. Cuộc sống ngày càng dễ thở hơn, chị cũng “tăng đô” cho bữa cơm gia đình, nhưng sự hào hứng của chồng con dường như ngày càng tỷ lệ nghịch. Ăn gì cũng kêu ngán. Dọn gì cũng uể oải lấy lệ. Có người nội tướng nào mà chẳng thấy muốn tắt bếp cho xong!
Chị Ngọc chán nản than, chồng mình “vọng ngoại”, chỉ thích quán xá nhà hàng. Bao người mơ một bữa cơm canh nóng sốt, nhiều rau ít béo, đơn giản mà ngon còn không có. Đằng này, chị quan tâm tới bao tử cả nhà, để ý từng sở thích nhỏ trong ăn uống, mà vẫn không đủ sức làm cho mấy cha con hài lòng.
Hôm rồi có bạn rủ qua nhà chơi, tới bữa chồng bạn về, bạn vô tư bảo, anh coi có gì ăn tạm dùm, em bận khách rồi. Chồng bạn vui vẻ xuống bếp, lục đục nấu nướng. Bạn bảo: “Ông chán lắm bà ơi, chẳng biết thưởng thức gì cả, cho gì ăn nấy, không bao giờ ý kiến ý ve. Tui có bày biện nấu nướng gì thì cũng như không, ông buông đũa đứng lên là quên ngay mình vừa được xơi món gì. Có chồng như thế, chả muốn vô bếp chi cho nhọc...”.
Chị Ngọc tần ngần nghĩ, chẳng biết, giữa một ông chồng thờ ơ với chuyện cơm nước, mặc kệ vợ muốn nuôi sao cũng được, với một quý ông cái gì cũng chê bai cấm cảu như chồng mình thì bà vợ nào khổ hơn. Hay đàn bà, vốn chỉ thích loay hoay tự làm khổ mình? Đường đến trái tim đàn ông phải đi qua bao tử, câu ấy quen thật, nhưng muốn làm vừa khẩu vị của chồng cũng không dễ dàng gì. Huống hồ bây giờ là thời của cơm hàng cháo chợ, mở cửa ra là gặp hàng ăn, từ cơm bụi bình dân đến nhà hàng mát rượi…

Hy sinh vì chồng con, đàn bà thật ngớ ngẩn?

"Phụ nữ Việt được ngợi ca với đức tính tốt đẹp nhất là biết hy sinh cho gia đình, chồng con … Nhưng với cá nhân tôi, từ này thật ngớ ngẩn".

U mê vì chữ hy sinh

Chán chồng, nhiều phụ nữ trẻ muốn ly hôn

Mặc dù đã được hòa giải, nhưng những người vợ trẻ đứng đơn ly hôn luôn giữ thái độ cương quyết bỏ chồng.

Nhóm các gia đình trẻ, độ tuổi 20 - 35 có học vấn cao, thu nhập khá, ra tòa ly hôn ngày một nhiều và đặc biệt có đến 70% số phụ nữ đứng đơn ly hôn.

Những nguyên nhân của việc này không hề mới như: Thiếu trách nhiệm, rượu chè bê tha, ngoại tình... song với quan niệm dễ yêu, dễ bỏ đã khiến nhiều gia đình trẻ tan vỡ.

70% phụ nữ đang đứng đơn ly hôn

Tại không ít phiên tòa xử lý hôn, mặc dù đã được hòa giải, nhưng những người vợ trẻ đứng đơn ly hôn luôn giữ thái độ cương quyết bỏ chồng. Lý do mà họ đưa ra rất rõ ràng: “Tôi đã quá mệt mỏi, tôi không thể chịu được việc chồng coi nhà mình như quán trọ, chỉ trở về trong tình trạng say xỉn... Con đau, lo liệu nội, ngoại đều dồn cho tôi hết thì tôi còn cần chồng để làm gì?”.

Hoặc “Tôi bị bỏ rơi, đơn độc, tự bơi để duy trì mái ấm bên cạnh người chồng vô tâm, hờ hững ngày càng đè nặng khiến tôi muốn phát điên và ly hôn là cách tôi tự giải thoát cho mình. Cái tôi cần của người chồng là niềm vui, sự chia sẻ, thương yêu, chứ không cần một người chồng cho có...”.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn Thu Hiên, phụ nữ ngày nay có điều kiện mở rộng quan hệ, tự lập trong cuộc sống và kiếm được tiền không phải sống dựa dẫm vào chồng, nên họ rất dễ đưa ra quyết định ly hôn. Người phụ nữ trẻ hiện đại luôn mạnh mẽ, quyết liệt hơn để tìm kiếm hạnh phúc cho mình, không cam chịu cuộc hôn nhân đã thành địa ngục.

Tôi cho rằng đây là sự tiến bộ, là chuyển biến rất tích cực và đó chính là lý do hiện nay có đến 70% phụ nữ đứng đơn ly hôn.

Cương quyết ly hôn

Với những vụ án mà nguyên đơn là phụ nữ, khả năng hòa giải thành công rất thấp, bởi khi quyết định chấm dứt hôn nhân, người vợ đã suy nghĩ rất kỹ, nên sự cương quyết rất cao. Đó là nhận định của một thẩm phán chuyên xử các vụ ly hôn.

Đưa ra nhiều lý lẽ như: Vì hạnh phúc con cái, vì điều tiếng của xã hội, những khó khăn của người mẹ đơn thân... để thuyết phục những người vợ trẻ hàn gắn lại cuộc hôn nhân, thì nhiều phụ nữ nói sẽ dũng cảm chấp nhận những đổ vỡ “hậu ly hôn”.

Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, gánh nặng, sự tổn thương do ly hôn mang lại cho phụ nữ lớn hơn rất nhiều so với nam giới. Có người ám ảnh, cay đắng cả đời, không thể tìm lại hạnh phúc lần nữa. Người phụ nữ khi ly dị thường trở thành bà mẹ đơn thân, phải vất vả bươn chải nuôi con.

Không ít phụ nữ không có điều kiện nuôi con, phải nuốt nước mắt để con ở lại cho chồng nuôi, còn mình bị mang tiếng bỏ con, bị lên án, đánh giá về nhân cách. Vì thế, để bước qua những đổ vỡ của hôn nhân, người phụ nữ cần rất nhiều nỗ lực.

“Thời điểm sau ly hôn, tôi gần như bị stress, mặc dù đã chuẩn bị tâm lý từ trước đó gần nửa năm, nhưng tôi vẫn không quen với việc tự mình gánh vác việc của một người đàn ông. Và nhiều lúc nghe con nhắc tới bố, tôi đã bật khóc, và nghĩ đây liệu có phải là quyết định sai lầm.

Nhưng thời gian đã giúp tôi cân bằng cuộc sống, và hiện tại, mẹ con tôi hạnh phúc vì điều đó” - một phụ nữ chia tay chồng sau 5 năm chung sống tâm sự. “Cách vượt “sốc” tốt nhất là hãy dành thời gian cho công việc, chăm sóc con cái và chăm sóc bản thân. Rồi hạnh phúc sẽ lại đến” - một phụ nữ đã ly hôn chia sẻ.

Bất cứ ai khi bước chân vào ngưỡng cửa hôn nhân đều mong muốn có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc. Nhưng khi cuộc sống hôn nhân rạn nứt, không còn tình yêu, hôn nhân chỉ là những đau khổ, thì giải pháp cuối cùng là kết thúc sự đổ vỡ của tình yêu hoặc chấm dứt một cuộc hôn nhân.

Đó là cách nghĩ, cách làm của đa số những phụ nữ trẻ hiện đại.

Hai điều vợ gửi bồ nhí của chồng

Lẽ ra không có lá thư này, nhưng sau những hành động của em buộc chị phải lên tiếng. Đầu tiên chị chân thành cảm ơn em vì hai điều.

Điều thứ 1. Cảm ơn em vì từ khi có em xuất hiện trong cuộc đời chồng chị, anh ta trở nên dịu dàng, và tử tế khi gọi chị là em, xưng anh rất chi là ngọt ngào, đã lâu lắm rồi hình như cách đây cả thế kỷ ấy chị mới được nghe lại. Anh ta sẵn sàng làm bất cứ việc gì chị nhờ, thậm chí có những việc chị chẳng cần mở miệng anh cũng tự giác làm. Chuyện này chắc trước đây chỉ xuất hiện trong những giấc mơ không bao giờ có thật của chị. Chị đi hết từ bất ngờ ngày qua bất ngờ khác. Dần dà hiểu được vì sao anh ta lại làm như vậy, tâm lý thôi mà, tâm lý của một kẻ mắc tội.

Điều thứ 2. Chị cảm ơn em vì em đã nhiệt tình giúp chị dọn dẹp nhà cửa, thanh lý đi những thứ rác rưởi bẩn thỉu và ô nhiễm, trả lại môi trường trong sạch, hài hòa và thoải mái đến tuyệt vời trong căn nhà của mẹ con chị. Chị không còn phải cảm thấy khó chịu vì mùi khói thuốc, tàn thuốc vứt khắp nơi, chấm dứt những ngày tháng chịu đựng mùi bia, mùi rượu, mùi hôi bốc lên nồng nặc từ anh ta. Chị cũng không còn phải tốn hơi tốn sức gào lên hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng thậm chí là hàng năm để than phiền ca cẩm về chồng. Giờ đây thay vì hàng ngày phải vắt óc suy nghĩ đi chợ nấu món gì cho ngon, cuối tuần phải bỏ ra cả đống thời gian để ủi mớ quần áo cho chồng thì chị có thời gian để chăm sóc sắc đẹp của mình.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Chị cũng muốn tâm sự, chia sẻ với em một vài điều nhỏ như sau.

Điều thứ 1. Chắc trong những ngày tháng qua em thắc mắc tại sao chị lại không tìm đến em, không làm ầm mọi chuyện lên như những người phụ nữ khác khi có chồng ngoại tình và công khai ăn ở với người tình. Chị không làm điều đó vì đơn giản em không phải là kẻ thù của chị, nếu không muốn nói em chính là ân nhân của cuộc đời chị. Em chính là người đã giúp chị hiểu rõ về một con người và giúp chị biết yêu thương mình hơn, biết chăm sóc mình hơn và trở nên xinh đẹp hơn. Vì thế, chị sẽ không làm bất cứ điều gì tổn hại đến em, chị là người rõ ràng, sòng phẳng. Vậy nên em đừng làm những trò ngốc nghếch như lập ra hàng mớ face book để phá chị như vậy. Đó là trò trẻ con, chị không thèm chấp đâu.

Điều thứ 2. Chị rất lấy làm phiền lòng khi em mở miệng nói con trai chị gọi em là mẹ. Em ạ, có lẽ em chưa có con nên em chưa thể hiểu nỗi lòng của một người mẹ là như thế nào. Mà thôi, không cần phải đến khi có con em mới hiểu, đơn giản như thế này đi, bây giờ trong gia đình em, bỗng nhiên có một người phụ nữ xuất hiện vào bảo em là gọi bà ta là mẹ đi, liệu em có làm được điều đó không?

Bố mẹ em mang nặng đẻ đau, nuôi em lớn đến chừng đó họ chỉ mong mỏi có một điều duy nhất đó là em được hạnh phúc, hạnh phúc của em chính là hạnh phúc của cả cuộc đời họ. Vậy mà em đã sống như thế nào? Em chung sống với một người đàn ông đã có vợ có con. Liệu bố mẹ em biết được họ có vui nổi không? Hàng xóm láng giềng và người thân quen sẽ nhìn họ với con mắt như thế nào? Có thể chị suy nghĩ quá cổ hủ và lạc hậu so với em, nhưng chị nghĩ bất cứ người làm cha làm mẹ nào cũng mong con mình có một cuộc sống bình thường như bao con người khác, một gia đình trọn vẹn, được nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói về gia đình riêng của mình. Em hy vọng gì vào người đàn ông này?

Một người đàn ông tử tế, đàng hoàng thì sẽ không bao giờ phản bội vợ con. Em tin chắc rằng em sẽ là người đàn bà cuối cùng của cuộc đời anh ta? Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm đấy em. Đàn ông họ tham lam lắm, họ chỉ muốn thêm mà không bao giờ muốn bớt. Chị chứng minh cho em một cách hết sức đơn giản nhé. Nếu anh ta có tình yêu trong sáng và nghiêm túc với em thì khi nhận lời yêu em, dọn về chung sống với em thì anh ta đã li dị chị, nhưng anh ta không hề làm điều đó. Vị trí của em trong anh ta chỉ là một góc nhỏ, một chỗ cơi nới, chỉ vậy thôi.

Điều thứ 3. Em ạ đừng bao giờ nghĩ tới việc ràng buộc người đàn ông bằng một đứa trẻ. Điều này là sai lầm trầm trọng hơn sai lầm em tự biến mình thành tình yêu bé nhỏ của anh ta. Nếu là một người cha tốt thì anh ta đã không bao giờ phản bội lại con mình. Chắc em chưa biết anh ta đã đối xử với đứa con mà anh ta đã mong mỏi có được như thế nào nhỉ? Con ốm anh ta không hề biết, từ khi nó sinh ra và lớn đến bây giờ số lần anh ta chơi với nó được đếm trên đầu ngón tay… và nhiều nhiều chuyện khác chị không muốn kể ra vì lại mang tiếng nói xấu chồng. Với một đứa trẻ đã được anh ta mong mỏi, trông chờ sự ra đời của nó mà anh ta còn đối xử như vậy thì đừng bao giờ mong đứa con mà anh ta không mong muốn xuất hiện lại được anh ta yêu thương, chăm sóc hơn. Em đã làm cuộc đời em đau khổ thì đừng kéo theo đứa trẻ vô tội vào vòng đau khổ, bất hạnh này.