Những xe SUV cũ giá 300-500 triệu đồng tại Việt Nam

Bài viết đem đến thông tin về các mẫu xe SUV từ 5-7 chỗ giúp cho người tiêu dùng có thêm lựa chọn với khả năng tài chính từ 300-500 triệu.

Những xe SUV với ưu điểm gầm cao thích hợp cho các chuyến đi xa, vận chuyển được nhiều hàng hoá và dễ dàng vượt mọi địa hình luôn là niềm đam mê đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, giá một chiếc SUV từ 5-7 chỗ mới tinh trên thị trường đều xấp xỉ hay trên 1 tỷ đồng khiến cho việc sở hữu càng khó khăn cho những người có giới hạn về tài chính. Bài viết sẽ đem đến thông tin về các mẫu xe SUV từ 5-7 chỗ giúp cho người tiêu dùng có thêm lựa chọn với khả năng tài chính từ 300-500 triệu đồng.
1. Toyota Zace (7 chỗ) đời từ 2003-2005 gồm các phiên bản DX,GL và Suft. Máy 1.8 đi cùng hộp số sàn 5 cấp.
Sự khác biệt giữa phiên bản DX (phiẻn bản Taxi) và bản GL: Bản GL có gioăng trên kính lái có nẹp mạ crom và giữa gioăng nằm chìm (DX không thay được), bệ tì tay giữa ghế lái và phụ của DX nhỏ hơn GL và DX chỉ có 1 dàn lạnh.
Điểm khác biệt giữa bản Suft (2004-2005) và bản GL(2003): Bản Suft la-zăng đúc còn bản GL la-zăng thường, ốp vân giả gỗ (GL không có), bộ cản nhựa đầu xe (GL không có). Ngoài ra, còn có bản Limited (sản xuất năm 2004 giới hạn 200 chiếc).
 
Ưu điểm:
 Động cơ bền bỉ, hoạt động ổn định, phụ tùng linh kiện thay thế rẻ, bảo dưỡng sửa chửa dễ dàng, thanh khoản nhanh và tiết kiệm nhiên liệu. Tiêu hao nhiên liệu khoảng 8L/100km đường trrường và 10-11L/100km nội thành.
Nhược điểm: Nội thất nghèo nàn, hàng ghế thứ 3 chật (so với Mitsubishi Jolie), phiên bản DX chỉ có 1 dàn lạnh nên rất nóng.
2. Mitsubishi Jolie (7 chỗ) đời 2003-2006 gồm các phiên bản: MB, SS và SS Limited. Máy 2.0, số sàn 5 cấp.
Phiên bản MB đa số là xe taxi: mắt híp, bánh gầm. Bản SS và SS Limited: mắt xếch, bánh treo.
Nếu mua Jolie thì nên mua những xe đời từ 2003 trở đi, vì máy đời 2001-2003 sử dụng chế hoà khí nên rất tốn nhiên liệu khoảng 15-16L/100km.
 
Ưu điểm:
Nội thất rộng rãi nhưng thiết kế đơn giản, tiện nghi đủ xài, cảm giác lái đầm, khả năng bám đường cao, phụ tùng dễ thay thế, sửa chữa và ít hỏng vặt.
Nhược điểm: Bản MB chân côn và ga nặng, ắc-quy không tốt, vô-lăng nặng, đèn pha không được sáng, máy ồn và nhanh xuống, thắng xe thường bị lỗi, thường xuyên nên kiểm tra nhíp sau nếu không đi xe sẽ xóc. Tiêu hao nhiên liệu khoảng 9L/100km đường trường và khoảng 12L/100km nội thành.
3. Chevrolet Captiva (7 chỗ) đời từ 2007-2009 gồm các phiên bản: LS và LT máy xăng động cơ 2.4L đi cùng hộp số sàn 5 cấp, LTZ đi cùng hộp số tự động 5 cấp. Bản máy dầu 2.0 với LT đi cùng hộp số sàn 5 cấp và LTZ đi cùng hộp số tự động 5 cấp. Ngoài ra, còn có phiên bản Maxx LTZ đi cùng hộp số tự động 5 cấp.
 
Ưu điểm:
Ngoại hình hầm hố, khoẻ khoắn và cứng cáp, nội thất, tiện nghi và an toàn tương đối ổn, vô-lăng nhẹ ở tốc độ thấp và nặng ở tốc độ cao tạo cảm giác lái đầm, khung gầm chắc chắn cùng xác nặng nên ổn định khi vào cua. Bản Maxx LTZ bị cắt khá nhiều option so với bản LTZ (cũ) như: tay lái trợ lực điện (tay lái của Maxx nặng hơn), ghế chỉnh điện, hệ thống cân bằng điện tử và chống trơn trượt...
Nhược điểm: Cách âm kém, hàng ghế thứ 3 chật chội (chỉ dành cho trẻ con), xe chỉ có 1 dàn lạnh không phù hợp với khí hậu Việt Nam, thường gặp các lỗi như hệ thống phanh, hệ thống điện, dễ mất giá và tiêu hao nhiên liệu khá nhiều. Tiêu hao nhiên liệu với bản LT khoảng 10L/100km đường trường và khoảng 12L/100km nội thành (máy dầu khoảng 10,5L/100km đường hỗn hợp), bản LTZ khoảng 11,5L/100km đường trường và khoảng 14,5L/100km nội thành.
4. Ford Everest (7 chỗ) đời 2005-2008 gồm các phiên bản: động cơ dầu máy 2.5L đi cùng số sàn 5 cấp cho bản 4x2 MT và 4x4 MT. Động cơ xăng máy 2.6L đi cùng hộp số tự động 6 cấp. Từ năm 2008, bản Diesel 4x2 máy 2.5L đi cùng hộp số tự động 5 cấp thay thế cho phiên bản máy xăng.
 
Ưu điểm:
Kiểu dáng nam tính, mạnh mẽ của dòng xe đa dụng dành cho gia đình với gầm cao và khung gầm chắc chắn thích hợp cho mọi địa hình. Động cơ bền bỉ, máy khoẻ và bản máy dầu khá tiết kiệm nhiên liệu, tiện nghi và giải trí ở mức trung bình nhưng xe có khá nhiều đồ chơi để trang bị thêm. Máy xăng cho cảm giác tăng tốc tốt hơn so với máy dầu, xe cao ráo nên tầm nhìn khá rộng.
Nhược điểm: Máy dầu thế hệ cũ ồn, hàng ghế thứ 3 chật đối với người cao trên 1m65 (dễ bị đụng đầu), không có tựa đầu cho hàng ghế cuối (phải trang bị thêm nếu đi xa), với những đoạn đường gồ ghề hàng ghế sau xe xóc vì hệ thống treo phía sau loại nhíp. Tiêu hao nhiên liệu cho bản máy dầu khoảng 8,5L/100km đường trường và khoảng 10,5L/100km nội thành (máy xăng cao hơn).
5. Ford Escape (5 chỗ) đời từ 2003-2008 gồm các phiên bản:
Năm 2003: Máy 2.0L 2 cầu số sàn 5 cấp. Máy V6 3.0L đi cùng hộp số tự động 4 cấp.
Năm 2004: Động cơ Duratec 2.3L XLT 4x4 (2 cầu) đi cùng hộp số tự động 4 cấp (hệ thống van điều khiển TSCV).
Năm 2007: Máy 2.3L với 2 phiên bản XLS 4x2 (1 cầu) và XLT 4x4 (2 cầu) số tự động 4 cấp (hệ thống van biến thiên VCT) và cần số chuyển xuống sàn không nằm trên vô-lăng như các phiên bản trước.
Năm 2008: Máy 2.3L đi cùng hộp số tự động 4 cấp (kiểu dáng thay đổi).
 
Ưu điểm:
Các đời từ 2003-2007 thể hiện sự mạnh mẽ, vuông vức, góc cạnh của dòng SUV đầy chất thể thao, đời 2008 kiểu dáng có phần "mềm mại", hiện đại hơn. Với ưu thế gầm cao, tầm nhìn tốt, động cơ mạnh mẽ thích hợp cho việc di chuyển nhiều loại địa hình hay vận chuyển, ít hỏng vặt, hàng ghế sau rộng rãi thoải mái. Bản 3.0 có cửa thêm cửa sổ trời tạo cảm giác thoải mái và thú vị trong những chuyến du lịch, bản XLT option nhiều hơn bản XLS. Bản 2.0 MT máy yếu dù là số sàn nên bạn sẽ mau chán bù lại tiết kiệm nhiên liệu, với bản 2.3 và 3.0 thì việc tăng tốc hầu như rất dễ dàng ngoài ra với trọng lượng xe nặng giúp cho việc ôm cua thêm ổn định và khung gầm chắc chắn tăng thêm độ an toàn.
Nhược điểm: Nội thất đơn giản, trang bị tiện nghi "nghèo nàn", âm thanh thuộc hàng "tệ", phụ tùng và linh kiện giá cao (thường phải thay cả cụm) và chỉ có trong hãng, xe ồn thường nghe rõ tiếng máy trong cabin, chỉ có 1 dàn điều hoà, đèn zin không được sáng lắm và các đời trước 2007 rất tiêu hao nhiên liệu khoảng hơn 16L/100km nội thành. Các đời sau 2007 thì tiêu hao nhiên liệu khoảng 9L/100km đường trường và khoảng 12-13L/100 km nội thành.
6. Mitsubishi Zinger (7 chỗ) đời từ 2008-2010 máy L4 2.4L với 2 phiên bản GL và GLS dẫn động cầu sau đi cùng hộp số sàn 5 cấp.
 
Ưu điểm:
Thiết kế nội thất rộng rãi thoáng đãng dù ngoại hình không đẹp mắt cho lắm, động cơ khoẻ và tiết kiệm nhiên liệu, hệ thống điều hoà tốt dù đủ tải (7-8 người), khung gầm chắc, tay lái điều khiển khá chính xác, Các tiện nghi ở bản GLS nhiều hơn so với bản GL và chỉ "vừa đủ xài" so với xe bình dân dành cho gia đình.
Nhược điểm: Tay lái nhẹ ở tốc độ cao và nặng ở tốc độ thấp nên khá vất vả khi di chuyển trong thành phố, trang bị an toàn sơ sài đối với dòng xe gia đình. Các lỗi thường gặp như: chảy nhớt, hư phốt máy và lỗi hệ thống lái. Tiêu hao nhiên liệu khoảng 9L/100km đường trường và khoảng 13-14L/100km nội thành.

Mê mệt KTM RC390 bảnh bao vừa ra mắt

(Kiến Thức) - Sau nhiều lần gây sốt với các thông tin hình ảnh hiếm hoi, hãng xe KTM cũng cho ra mắt siêu phẩm RC390 tại Ấn Độ.

KTM RC390 mang diện mạo khá bảnh bao, trọng lượng 147kg. Hệ thống đèn pha chiếu sáng và đèn pha LED đặt ngay trên thắng, dưới 1 màn hình lớn hài hòa với phần fairing.

KTM RC390 mang diện mạo khá bảnh bao, trọng lượng 147kg. Hệ thống đèn pha chiếu sáng và đèn pha LED đặt ngay trên thắng, dưới 1 màn hình lớn hài hòa với phần fairing. 

Giải mã bí ẩn tên những mẫu xe nổi tiếng của Toyota

Bạn có biết dòng Camry của Toyota có nghĩa là vương miện hay Corolla chính là vẻ đẹp của cánh hoa?

Previa: Previa chính là biến thể của từ “previdenza” trong tiếng Ý, nghĩa là “sự tiết kiệm” hay “tầm nhìn xa”. Điều này thật đúng như tên gọi của nó khi Toyota thể hiện tầm nhìn của mình khi thiết kế Previa thành mẫu xe đa dụng đầu tiên trên thế giới được trang bị động cơ đặt giữa nhằm tối ưu hoá không gian bên trong xe.
Previa: Previa chính là biến thể của từ “previdenza” trong tiếng Ý, nghĩa là “sự tiết kiệm” hay “tầm nhìn xa”. Điều này thật đúng như tên gọi của nó khi Toyota thể hiện tầm nhìn của mình khi thiết kế Previa thành mẫu xe đa dụng đầu tiên trên thế giới được trang bị động cơ đặt giữa nhằm tối ưu hoá không gian bên trong xe. 
Auris: Tên Auris được Toyota lấy cảm hứng từ danh từ “aurum” trong tiếng Latin và “aura” trong tiếng Anh với nghĩa lần lượt là “vàng”, “tinh hoa”. Vậy nên, khi kết hợp lại, mẫu xe này mang ý nghĩa “tinh hoa bằng vàng”. Tên sao xe vậy, bởi mẫu Auris concept khi trình làng tại triển lãm Paris Motor Show 2006 đã rất nổi bật bởi bộ cánh màu vàng mà nó khoác lên.
Auris: Tên Auris được Toyota lấy cảm hứng từ danh từ “aurum” trong tiếng Latin và “aura” trong tiếng Anh với nghĩa lần lượt là “vàng”, “tinh hoa”. Vậy nên, khi kết hợp lại, mẫu xe này mang ý nghĩa “tinh hoa bằng vàng”. Tên sao xe vậy, bởi mẫu Auris concept khi trình làng tại triển lãm Paris Motor Show 2006 đã rất nổi bật bởi bộ cánh màu vàng mà nó khoác lên. 
Avensis: Xuất phát từ động từ “advancer” trong tiếng pháp, có nghĩa là “tiến lên”. Điều này thể hiện ý đồ của nhà sản xuất rằng mẫu xe tân tiến hơn rất nhiều so với mẫu Carina tiền nhiệm.
Avensis: Xuất phát từ động từ “advancer” trong tiếng pháp, có nghĩa là “tiến lên”. Điều này thể hiện ý đồ của nhà sản xuất rằng mẫu xe tân tiến hơn rất nhiều so với mẫu Carina tiền nhiệm.
Yaris: Cái tên Yaris là sự hoà hợp, pha trộn từ trong thần thoại Hi Lạp và tiếng Đức. Trong thần thoại Hi Lạp, “charis” là biểu tượng của cái đẹp, sự tao nhã, tinh tế. Toyota đã thay “cha” bằng từ “ya” trong tiếng Đức, có nghĩa là “đồng ý”. Điều này nhằm thể hiện thị trường Châu Âu khó tính đã tiếp nhận phong cách của mẫu xe này.
Yaris: Cái tên Yaris là sự hoà hợp, pha trộn từ trong thần thoại Hi Lạp và tiếng Đức. Trong thần thoại Hi Lạp, “charis” là biểu tượng của cái đẹp, sự tao nhã, tinh tế. Toyota đã thay “cha” bằng từ “ya” trong tiếng Đức, có nghĩa là “đồng ý”. Điều này nhằm thể hiện thị trường Châu Âu khó tính đã tiếp nhận phong cách của mẫu xe này.
Camry: Bắt nguồn từ từ “kamuri” trong tiếng Nhật, có nghĩa là “vương miện”. Đúng như tên gọi, Camry luôn là chiếc vương miện của Toyota khi nó luôn là mẫu xe giữ vị trí số 1 về doanh số trong 12 năm liên tiếp tại thị trường Mỹ.
Camry: Bắt nguồn từ từ “kamuri” trong tiếng Nhật, có nghĩa là “vương miện”. Đúng như tên gọi, Camry luôn là chiếc vương miện của Toyota khi nó luôn là mẫu xe giữ vị trí số 1 về doanh số trong 12 năm liên tiếp tại thị trường Mỹ. 
Corolla: Gửi gắm ý niệm về cái đẹp, phong cách của chiếc xe gia đình cỡ nhỏ, Toyota đã chọn cho mẫu xe này cái tên Corolla – tràng hoa bao quanh vùng nhuỵ hoa.
Corolla: Gửi gắm ý niệm về cái đẹp, phong cách của chiếc xe gia đình cỡ nhỏ, Toyota đã chọn cho mẫu xe này cái tên Corolla – tràng hoa bao quanh vùng nhuỵ hoa. 
Celica: Nổi bật với hệ thống truyền động và sức mạnh tuyệt với, mẫu xe này xứng đáng với cái tên Celia có nghĩa là “tuyệt phẩm” hay “thuộc về thiên đường” trong tiếng Tây Ban Nha.
Celica: Nổi bật với hệ thống truyền động và sức mạnh tuyệt với, mẫu xe này xứng đáng với cái tên Celia có nghĩa là “tuyệt phẩm” hay “thuộc về thiên đường” trong tiếng Tây Ban Nha.
Supra: Mang nghĩa “vượt trội”, cái tên này dành cho chiếc xe có khả năng bứt tốc độ tốt dù có trọng lượng nặng. Ngoài ra, Toyota Supra còn nổi tiếng nhờ chiến thắng hai đối thủ là Porche 911 Turbo và Aston Martin DB7.
Supra: Mang nghĩa “vượt trội”, cái tên này dành cho chiếc xe có khả năng bứt tốc độ tốt dù có trọng lượng nặng. Ngoài ra, Toyota Supra còn nổi tiếng nhờ chiến thắng hai đối thủ là Porche 911 Turbo và Aston Martin DB7.
Corona: Đây là mẫu xe đầu tiên của hãng được xuất khẩu sang Anh từ năm 1965. Tên của nó có nghĩa là vòng sáng lấp lánh bao quanh mặt trời. Vào thời điểm ấy, mẫu xe này thực sự là ánh sáng phía cuối đường hầm cho các tài xế Châu Âu bởi độ tin cậy và an toàn vượt trội.
Corona: Đây là mẫu xe đầu tiên của hãng được xuất khẩu sang Anh từ năm 1965. Tên của nó có nghĩa là vòng sáng lấp lánh bao quanh mặt trời. Vào thời điểm ấy, mẫu xe này thực sự là ánh sáng phía cuối đường hầm cho các tài xế Châu Âu bởi độ tin cậy và an toàn vượt trội. 
Prius: Prius trong tiếng Latin có nghĩa là “trước tiên”, nó ám chỉ tính tiên phong của mình vì tại thời điểm trước khi mẫu xe này xuất hiện tại Nhật Bản năm 1997, chưa từng có mẫu xe hybrid nào được sản xuất với số lượng lớn như nó.
Prius: Prius trong tiếng Latin có nghĩa là “trước tiên”, nó ám chỉ tính tiên phong của mình vì tại thời điểm trước khi mẫu xe này xuất hiện tại Nhật Bản năm 1997, chưa từng có mẫu xe hybrid nào được sản xuất với số lượng lớn như nó.