Những vụ ám sát khiến nước Nga rúng động

Trước vụ thủ lĩnh đối lập Nga Boris Nemtsov bị bắn chết ở Matxcơva, từng có hàng loạt vụ ám sát chính trị táo tợn xảy ra tại Nga trước đó.

1. Vụ nghị sĩ Sergei Yushenkov
Nhung vu am sat khien nuoc Nga rung dong
Ông Sergei Yushenkov.
Ngày 17/4/2003, nghị sĩ Sergei Yushenkov bị bắn chết ngay trước cửa nhà tại Matxcơva chỉ vài giờ sau khi xin được giấy phép đăng ký cho Đảng Tự do Nga để tham gia cuộc bầu cử quốc hội tháng 12/2003. Ông Yushenkov là nghị sĩ từ năm 1989 đến 2003. Ông là phó chủ tịch Ủy ban Sergei Kovalev có nhiệm vụ điều tra hàng loạt vụ đánh bom chung cư ba thành phố Nga hồi tháng 9/1999 khiến 293 người thiệt mạng.
Khi đó, quan điểm của ông Yushenkov là chính Tổng cục An ninh Nga (FSB) đã thực hiện các vụ đánh bom này để kích động dư luận ủng hộ cuộc chiến Chechnya. 
2. Vụ nhà báo Paul Klebnikov, tổng biên tập tạp chí Forbes ấn bản Nga
Nhung vu am sat khien nuoc Nga rung dong-Hinh-2
Ông Paul Klebnikov, tổng biên tập tạp chí Forbes ấn bản Nga. 
 Ngày 9/7/2004, nhà báo Paul Klebnikov, tổng biên tập tạp chí Forbes ấn bản Nga, bị bắn bốn viên đạn vào người khi rời tòa soạn về nhà. Hung thủ lái một chiếc ôtô đi qua và bắn ông. Khi đó ông Klebnikov vẫn chưa chết. Ông qua đời trong bệnh viện sau khi được đưa đi cấp cứu bằng một chiếc xe cứu thương không có bình oxy. Chiếc thang máy ở bệnh viện đưa ông lên phòng cấp cứu bị hỏng khiến ông không được cứu chữa kịp thời.
Tạp chí Forbes khẳng định trước khi chết, nhà báo Klebnikov đang điều tra một đường dây rửa tiền liên quan đến một quỹ tái thiết Chechnya, có dính líu tới FSB. Nhà chức trách Nga bắt giữ ba người Chechnya và xử tội sát hại ông Klebnikov, nhưng cả ba đều trắng án. Tiến trình điều tra và xét xử sau đó dần dần “chìm xuồng”.
3. Vụ nhà báo nổi tiếng Anna Politkovskaya
Nhung vu am sat khien nuoc Nga rung dong-Hinh-3
Nhà báo nổi tiếng Anna Politkovskaya của tờ Novaya Gzeta.
Ngày 7/10/2006, nhà báo nổi tiếng Anna Politkovskaya của tờ Novaya Gzeta bị bắn chết ngay trong thang máy tòa chung cư bà ở tại trung tâm thủ đô Matxcơva. Cảnh sát tìm thấy một khẩu súng Makarov và bốn vỏ đạn ở hiện trường. Bà bị bắn đúng bốn phát, trong đó có một phát vào đầu. Trước khi qua đời, nhà báo Politkovskaya viết hàng loạt cuốn sách lên án cuộc chiến Chechnya và những hành vi vi phạm nhân quyền ở Chechnya. Bà cũng là người thường xuyên chỉ trích Chính phủ Nga và FSB. 
4. Vụ điệp viên Alexander Litvinenko
Nhung vu am sat khien nuoc Nga rung dong-Hinh-4
Cựu điệp viên FSB Alexander Litvinenko.
Ngày 1/11/2006, cựu điệp viên FSB Alexander Litvinenko bất ngờ đổ bệnh ở Anh. Ông bị tiêu chảy và nôn ọe nặng, không thể đi lại được. Ba tuần sau ông qua đời. Các bác sĩ Anh xác định Litvinenko bị đầu độc bằng chất polonium. Trước khi bị đầu độc, Litvinenko có gặp ông Andrey Lugovoy, cựu thành viên Ủy ban An ninh quốc gia Xô viết (KGB), hiện là nghị sĩ Nga. Nhà chức trách Anh lần theo dấu vết của chất polonium tới một nhà máy hạt nhân Nga và xác định Lugovoy là kẻ bỏ thuốc độc. Truyền thông Nga cho rằng cái chết của Litvinenko có liên quan tới tỉ phú Boris Berezovsky, một kẻ chống đối Tổng thống Vladimir Putin. Khi sống ở London, Litvinenko viết hai cuốn sách về Nga, trong đó cáo buộc FSB đã đứng sau các vụ đánh bom chung.
5. Vụ luật sư  Stanislav Markelov
Nhung vu am sat khien nuoc Nga rung dong-Hinh-5
 Luật sư nhân quyền Stanislav Markelov.
Ngày 19/1/2009, luật sư nhân quyền Stanislav Markelov bị bắn chết ở Matxcơva sau khi rời một hội nghị được tổ chức gần Điện Kremlin. Ông bị bắn vào gáy bằng một khẩu súng lục có ống giảm thanh. Phóng viên Anastasia Baburova của báo Novaya Gazeta chạy tới hỗ trợ ông Markelov và cũng bị bắn chết. Trước khi bị giết, ông Markelov công bố ý định kiện Chính phủ Nga vì trả tự do sớm cho đại tá Yuri Budanov, kẻ sát hại một cô gái Chechnya 18 tuổi năm năm trước đó. 
6. Vụ nhà hoạt động vì nhân quyền Natalya Estemirova
Nhung vu am sat khien nuoc Nga rung dong-Hinh-6
Nhà hoạt động vì nhân quyền Natalya Estemirova 
Ngày 15/7/2009, nhà hoạt động vì nhân quyền Natalya Estemirova bị bắt cóc tại nhà ở Grozny, Chechnya, bị đưa qua biên giới tới Ingushetia và bị bắn chết, xác vứt bên đường. Thi thể của bà có những vết đạn ở đầu và ngực. Các đồng nghiệp khẳng định trước khi chết, bà Estemirova đang xử lý các vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Chechnya. Bà Estemirova từng làm việc với nhà báo Anna Politkovskaya và luật sư Stanislav Markelov, hai người cũng bị ám sát một cách bí ẩn. Trước khi chết, bà Estemirova từng chỉ trích dữ dội nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov và chiến đấu chống lại việc chính quyền Chechnya đốt nhà của những người chống đối.

Đẫm nước mắt số phận dân miền đông Ukraine

(Kiến Thức) - Sống giữa vùng chiến sự ác liệt, cuộc sống của người dân miền đông Ukraine liên tục bị đe dọa bất cứ lúc nào.

Dam nuoc mat so phan dan mien dong Ukraine
 Cuộc sống của người dân miền đông Ukraine đầy máu, nước mắt và sự tuyệt vọng. Trong ảnh, bà lão sống ở thị trấn Debaltsevo giấu nước mắt khi đứng chờ nhận hàng cứu trợ. 

Nhiều người Triều Tiên muốn xem phim ám sát Kim Jong-un

(Kiến Thức) - Nhiều người Triều Tiên lưu tâm tới phim ám sát Kim Jong-un. Họ không ngần ngại chi 50 USD để mua bản in lậu phim này.

Theo đài phát thanh trực tuyến do những người tị nạn Triều Tiên lập ra mang tên Free North Korea Radio, nhu cầu xem bộ phim The Interview bất ngờ tăng lên trong thời gian gần đây. Đài phát thanh này cho biết, thậm chí một số người Triều Tiên còn sẵn sàng rút số tiền gần 50 USD để mua một bản in lậu bộ phim ám sát Kim Jong-un gây nhiều tranh cãi trên. Mức gia này cao gấp 10 lần so với giá đĩa của một chương trình truyền hình Hàn Quốc ở thị trường chợ đen.
Nhieu nguoi Trieu Tien muon xem phim am sat Kim Jong-un hinh anh
Nhân viên an ninh đứng đối diện poster quảng bá The Interview trước một rạp chiếu.