Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Xã hội

Những tòa tháp danh tiếng xập xệ giữa thủ đô Moscow hiện đại

31/12/2018 08:10

Từng được coi là biểu tượng chiến thắng của Liên Xô sau Thế chiến II, các tòa nhà chọc trời được xây dựng dưới thời Stalin hiện trở nên tồi tàn và rất cần được cải tạo.

Theo Tuyết Mai/Zing.vn

Rơi trực thăng cứu hộ ở UAE, toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng

Điểm lại các vụ khủng bố khách du lịch kinh hoàng ở Ai Cập

Lý do nào khiến TT Donald Trump không phải sang Việt Nam năm 1968?

Kinh ngạc thủ đô Moscow nhìn từ trên cao

Phe Áo vàng biểu tình, đốt phá, tháp Eiffel chìm trong khói đen

Tòa nhà của Đại học Quốc gia Moscow cao hơn 243 m là công trình lớn nhất trong số các "Tòa nhà Stalin", các công trình biểu tượng cho chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã và là đặc trưng cho kiến trúc của thủ đô Moscow. Những năm 1990, 7 tòa nhà chọc trời mới kiểu Gothic ở Moscow, được gọi là " Các tòa nhà Stalin", đại diện cho cuộc sống mới mang tinh thần chiến thắng và sự vĩ đại của thời đại.
Tòa nhà của Đại học Quốc gia Moscow cao hơn 243 m là công trình lớn nhất trong số các "Tòa nhà Stalin", các công trình biểu tượng cho chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã và là đặc trưng cho kiến trúc của thủ đô Moscow. Những năm 1990, 7 tòa nhà chọc trời mới kiểu Gothic ở Moscow, được gọi là " Các tòa nhà Stalin", đại diện cho cuộc sống mới mang tinh thần chiến thắng và sự vĩ đại của thời đại.
Yulia Abramova, một nhà thiết kế, ngồi trên ban công trong căn hộ của cô ở tòa tháp Kotelnicheskaya, tòa dân cư cao tầng duy nhất từng được cải tạo. Những năm 1990, giới thượng lưu được trao đặc quyền ở miễn phí trong các căn hộ cao tầng này. Sự hào nhoáng của các cửa hàng tạp hóa tại đây với sàn và cột đá cẩm thạch, trần nhà cao với đèn chùm tinh xảo, cửa sổ kính màu cùng đầy ắp sữa, xúc xích, sô cô la và trứng cá muối đựng trong bát pha lê, từng khiến người dân thủ đô lóa mắt.
Yulia Abramova, một nhà thiết kế, ngồi trên ban công trong căn hộ của cô ở tòa tháp Kotelnicheskaya, tòa dân cư cao tầng duy nhất từng được cải tạo. Những năm 1990, giới thượng lưu được trao đặc quyền ở miễn phí trong các căn hộ cao tầng này. Sự hào nhoáng của các cửa hàng tạp hóa tại đây với sàn và cột đá cẩm thạch, trần nhà cao với đèn chùm tinh xảo, cửa sổ kính màu cùng đầy ắp sữa, xúc xích, sô cô la và trứng cá muối đựng trong bát pha lê, từng khiến người dân thủ đô lóa mắt.
Được biết đến như Ngôi nhà của các Phi công, tòa tháp trên Quảng trường Kudrinskaya là nơi ở của rất nhiều sĩ quan và nhà khoa học phòng không. Những tòa nhà sang trọng nhất thời Xô Viết và phần nhiều trong số 7 tòa tháp đang trở nên xập xệ nhưng vẫn là biểu tượng của Moscow. Hầu hết "Tòa nhà Stalin", bao gồm khu dân cư và tòa nhà chính phủ, đang rất cần được cải tạo.
Được biết đến như Ngôi nhà của các Phi công, tòa tháp trên Quảng trường Kudrinskaya là nơi ở của rất nhiều sĩ quan và nhà khoa học phòng không. Những tòa nhà sang trọng nhất thời Xô Viết và phần nhiều trong số 7 tòa tháp đang trở nên xập xệ nhưng vẫn là biểu tượng của Moscow. Hầu hết "Tòa nhà Stalin", bao gồm khu dân cư và tòa nhà chính phủ, đang rất cần được cải tạo.
Khách sạn Radisson Royal, hay còn được biết đến là Khách sạn Ukraine dưới thời Liên Xô, là khách sạn lớn nhất ở châu Âu khi khai trương với 1.000 phòng. Các chủ sở hữu thời hậu Xô Viết đã chi 300 triệu USD để cải tạo nơi này thành khách sạn sang trọng với 535 phòng nhưng một số di tích vẫn tồn tại, bao gồm bức bích họa trên trần nhà mô tả vụ thu hoạch ngũ cốc của Ukraine.
Khách sạn Radisson Royal, hay còn được biết đến là Khách sạn Ukraine dưới thời Liên Xô, là khách sạn lớn nhất ở châu Âu khi khai trương với 1.000 phòng. Các chủ sở hữu thời hậu Xô Viết đã chi 300 triệu USD để cải tạo nơi này thành khách sạn sang trọng với 535 phòng nhưng một số di tích vẫn tồn tại, bao gồm bức bích họa trên trần nhà mô tả vụ thu hoạch ngũ cốc của Ukraine.
Đỉnh của tòa nhà Bộ Ngoại giao (ở giữa phía sau) được phủ sơn màu trắng kem, trái ngược hoàn toàn với phần tối sẫm bên dưới. Các tòa nhà cao tầng Stalin được thiết kế đồng điệu với Điện Kremlin. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, phần lớn Moscow nằm trong đống đổ nát. Stalin nghĩ rằng thành phố Moscow 800 tuổi thiếu sự hùng vĩ cần có của một thủ đô chiến thắng và đã cho xây dựng 8 tòa nhà như một chiếc vương miện mở rộng bao quanh các điểm chiến lược của thủ đô.
Đỉnh của tòa nhà Bộ Ngoại giao (ở giữa phía sau) được phủ sơn màu trắng kem, trái ngược hoàn toàn với phần tối sẫm bên dưới. Các tòa nhà cao tầng Stalin được thiết kế đồng điệu với Điện Kremlin. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, phần lớn Moscow nằm trong đống đổ nát. Stalin nghĩ rằng thành phố Moscow 800 tuổi thiếu sự hùng vĩ cần có của một thủ đô chiến thắng và đã cho xây dựng 8 tòa nhà như một chiếc vương miện mở rộng bao quanh các điểm chiến lược của thủ đô.
Alexander Kulikov, một nhiếp ảnh gia, đang làm việc trong căn hộ của mình trong tòa nhà Kotelnicheskaya Embankment. Kể từ khi các căn hộ được tư nhân hóa vào những năm 1990, chính phủ coi trách nhiệm thuộc về chủ sở hữu. Tuy nhiên, các cư dân, đặc biệt là những người già nghèo khổ được thừa hưởng các căn hộ từ giới thượng lưu Xô Viết, tin rằng Tòa thị chính hoặc Điện Kremlin nên khôi phục các công trình được coi là di tích lịch sử này.
Alexander Kulikov, một nhiếp ảnh gia, đang làm việc trong căn hộ của mình trong tòa nhà Kotelnicheskaya Embankment. Kể từ khi các căn hộ được tư nhân hóa vào những năm 1990, chính phủ coi trách nhiệm thuộc về chủ sở hữu. Tuy nhiên, các cư dân, đặc biệt là những người già nghèo khổ được thừa hưởng các căn hộ từ giới thượng lưu Xô Viết, tin rằng Tòa thị chính hoặc Điện Kremlin nên khôi phục các công trình được coi là di tích lịch sử này.
Lối vào phòng hòa nhạc của Đại học quốc gia Moscow. Cho đến những năm 1970, tất cả sinh viên, cùng các khoa khác nhau, được bố trí trong 6.000 phòng của tòa nhà. Năm 1947, chính phủ ban hành sắc lệnh xây dựng các tòa nhà mang phong cách độc đáo của Nga. Tòa nhà của Đại học quốc gia Moscow từng là tòa nhà cao nhất châu Âu cho đến năm 1990.
Lối vào phòng hòa nhạc của Đại học quốc gia Moscow. Cho đến những năm 1970, tất cả sinh viên, cùng các khoa khác nhau, được bố trí trong 6.000 phòng của tòa nhà. Năm 1947, chính phủ ban hành sắc lệnh xây dựng các tòa nhà mang phong cách độc đáo của Nga. Tòa nhà của Đại học quốc gia Moscow từng là tòa nhà cao nhất châu Âu cho đến năm 1990.
Khách du lịch đứng trên cây cầu phía trước tòa nhà Kotelnicheskaya Embankment. Một số người cảm thấy những tòa nhà này thật tráng lệ, số khác cho rằng chúng kỳ lạ và nặng nề.
Khách du lịch đứng trên cây cầu phía trước tòa nhà Kotelnicheskaya Embankment. Một số người cảm thấy những tòa nhà này thật tráng lệ, số khác cho rằng chúng kỳ lạ và nặng nề.
Một chiếc đèn chùm bằng đồng dài hơn 15 m trên cầu thang của khách sạn Hilton Moscow Leningradskaya, tòa tháp Stalin nhỏ nhất. Trước đây, mỗi tầng của khách sạn chỉ có một nhà vệ sinh. Điều này đã được thay đổi với việc cải tạo toàn bộ vào năm 2007, trong đó hầm trú bom tầng hầm được chuyển thành bể bơi.
Một chiếc đèn chùm bằng đồng dài hơn 15 m trên cầu thang của khách sạn Hilton Moscow Leningradskaya, tòa tháp Stalin nhỏ nhất. Trước đây, mỗi tầng của khách sạn chỉ có một nhà vệ sinh. Điều này đã được thay đổi với việc cải tạo toàn bộ vào năm 2007, trong đó hầm trú bom tầng hầm được chuyển thành bể bơi.
Irina V. Pozdeeva, 84 tuổi, trong căn hộ của mình tại tòa tháp trên Quảng trường Kudrinskaya. Sau khi Stalin qua đời vào năm 1953, nhà lãnh đạo mới, Nikita Khrushchev, nhận thấy dự án này thật phô trương nên đã hủy bỏ việc xây dựng tòa nhà thứ 8 ở ngoài Quảng trường Đỏ.
Irina V. Pozdeeva, 84 tuổi, trong căn hộ của mình tại tòa tháp trên Quảng trường Kudrinskaya. Sau khi Stalin qua đời vào năm 1953, nhà lãnh đạo mới, Nikita Khrushchev, nhận thấy dự án này thật phô trương nên đã hủy bỏ việc xây dựng tòa nhà thứ 8 ở ngoài Quảng trường Đỏ.
Các Tòa nhà Stalin hiện được giới thiệu với du khách bằng cái tên nhẹ nhàng hơn là "Bảy Chị em". Trong một thành phố từng tràn ngập các tháp chuông nhà thờ, các tòa nhà khổng lồ này đã định hình lại đường chân trời ở Moscow và trở thành biểu trưng cho bộ mặt hiện đại của Liên Xô. Bản sao của chúng được xây dựng tại các thành phố khác như Warsaw, Riga và Bucharest.
Các Tòa nhà Stalin hiện được giới thiệu với du khách bằng cái tên nhẹ nhàng hơn là "Bảy Chị em". Trong một thành phố từng tràn ngập các tháp chuông nhà thờ, các tòa nhà khổng lồ này đã định hình lại đường chân trời ở Moscow và trở thành biểu trưng cho bộ mặt hiện đại của Liên Xô. Bản sao của chúng được xây dựng tại các thành phố khác như Warsaw, Riga và Bucharest.

Top tin bài hot nhất

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

06/05/2025 07:05
Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

26/04/2025 07:30
Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

05/05/2025 13:30
Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

20/04/2025 20:31
Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

21/04/2025 06:45

Bạn có thể quan tâm

 Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết 66, Nghị quyết 68

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết 66, Nghị quyết 68

Hình phạt nào cho dược sĩ cầm đầu sản xuất TPCN giả?

Hình phạt nào cho dược sĩ cầm đầu sản xuất TPCN giả?

Triệu tập hai đối tượng chặn đầu xe tải ở Hải Dương

Triệu tập hai đối tượng chặn đầu xe tải ở Hải Dương

"Nên mở rộng việc nhập quốc tịch Việt Nam để huy động sức mạnh"

"Nên mở rộng việc nhập quốc tịch Việt Nam để huy động sức mạnh"

Phượng vĩ đỏ rực phố phường Hà Nội tháng 5

Phượng vĩ đỏ rực phố phường Hà Nội tháng 5

Cầu Phong Châu - Phú Thọ dần thành hình vươn ra sông Hồng

Cầu Phong Châu - Phú Thọ dần thành hình vươn ra sông Hồng

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status