Những tình huống 'dở khóc dở cười' khi mua thực phẩm online mùa dịch

Để phòng tránh dịch bệnh, nhiều người dân đã chọn hình thức 'đi chợ online', nhưng không ít người rơi vào tình huống dở khóc dở cười khi mua thực phẩm qua mạng.

Tiền mất, tật mang
Hà Nội đang trong những ngày giãn cách, nhiều người dân “ngại” đi siêu thị hay chờ đến ngày đi chợ theo phiếu nên đã chọn cách mua thực phẩm trên các chợ cư dân online hoặc các trang thương mại điện tử.
Chị Nguyễn Oai (Hoàng Mai, Hà Nội) thấy bài đăng bán gà quê trên group chợ cư dân nơi chị sinh sống với giá 120.000 đồng/kg, mức giá này cao hơn tại chợ, nhưng được miễn phí ship và không phải đi xa nên chị quyết định đặt 2 con. Sau 1 ngày, chị Oai phấn khởi nhận gà, nhưng khi mang gà về nhà, mở túi ra, chị thấy một mùi hôi xộc thẳng lên mũi.
“Tôi ho sặc sụa vì mùi hôi bốc lên nồng nặc, có thể trời nóng và gà làm sẵn để trong túi nilon lâu nên đã bị hỏng. Nhưng bộ lòng gà còn nguyên 2 con ruồi chết nằm trong đó thì không chấp nhận được. Tôi gọi điện cho người bán hàng để phản ánh nhưng không liên lạc được. Sau khi đăng đàn “bóc phốt” và gọi điện nhiều lần thì người bán hàng mới chịu giao đền tôi 1 con gà mới’, chị Oai cho hay.
Nhung tinh huong 'do khoc do cuoi' khi mua thuc pham online mua dich
Nhiều thực phẩm được rao trên các group chợ cư dân chưa kiểm định được chất lượng hàng hóa. 
Cũng chịu cảnh tương tự như trên, chị Nguyễn Thanh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đặt mua 20 quả trứng gà trên một nhóm bán hàng của chung cư. Đến khi đập trứng để nấu, chị mới tá hỏa khi liên tiếp 3-4 quả có mùi thối như trứng ung. Khi chị liên hệ với người bán, cũng là người cùng chung cư, người này lý giải có thể do vận chuyển trong trời nắng nóng nên mới vậy và “mong thông cảm”. Chị Thanh đành ngậm ngùi chấp nhận vì không còn cách nào khác.
Còn chị Thu Hằng (Long Biên, Hà Nội) kể, có lần chị mua pate ở một trang hàng thực phẩm online trên mạng. Khi người giao hàng đến thì chị không có nhà nên nhờ người nhận hộ. Đến tối khi mang ra ăn, gia đình chị thấy có mùi hơi lạ. Hậu quả, ăn cơm xong, cả nhà chị thay nhau “canh” phòng vệ sinh. Chị liên hệ với chủ cửa hàng thì người bán thậm chí còn khẳng định hàng của họ chất lượng tốt, và đổ lỗi cho chị là không biết bảo quản. Đôi co qua lại nhưng không được kết quả gì, chị Hằng đành “chịu thua” và cũng không dám đặt mua đồ ăn online sau lần đó.
Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm
Thực tế, tại nhiều chợ cư dân, các hàng kinh doanh thực phẩm online nhỏ lẻ không có giấy phép kinh doanh, các sản phẩm chế biến không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hay thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không được các cơ quan chức năng thẩm định. Vì vậy, nguy cơ ngộ độc thực phẩm là điều không tránh khỏi.
Trong thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) liên tiếp phát hiện và ngăn chặn số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đơn cử, ngày 10/8, đoàn kiểm tra Đội QLTT số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã tổ chức kiểm tra đột xuất tại 1 hộ kinh doanh thịt heo trên tuyến đường tại huyện Gò Công Tây. Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện cơ sở đang kinh doanh thịt gia súc không có dấu kiểm soát giết mổ. Tang vật vi phạm là 50 kg thịt heo, với trị giá hàng hóa vi phạm là 5 triệu đồng. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ cơ sở này, đang hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý theo quy định pháp luật.

Phiên chợ 0 đồng sẻ chia rau củ cho người dân TP.HCM

Hôm 20/7, chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ, cư dân tại chung cư khu B Phú Thọ (Quận 11, TP.HCM) đã tiêu thụ hết 2 tấn rau củ quả từ phiên chợ 0 đồng. Tất cả hoàn toàn được miễn phí

Trước đó, Ban quản lý tòa nhà chung cư khu B Phú Thọ đã kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ để mua rau củ quả từ Đà Lạt cung ứng cho các hộ dân sinh sống tại đây.

Phien cho 0 dong se chia rau cu cho nguoi dan TP.HCM
Đồ ăn chị Nguyên Hạ nhận  từ một lần đi phiên chợ 0 đồng. 
Chị Nguyễn Vũ Nguyên Hạ (21 tuổi) cho biết: “Cư dân trong tòa nhà thường phải đặt mua thực phẩm trên mạng hoặc tại các siêu thị online. Tuy nhiên, chúng tôi phải chờ đợi rất lâu, hoặc bị hủy đơn hàng do lượng người đặt đông. Hiện, chúng tôi không còn phải lo đặt mua thực phẩm nữa vì xuống ngay dưới sảnh đã có phiên chợ 0 đồng”.

CSGT mua thực phẩm 'giải cứu' cho cụ già 85 tuổi

Cụ bà 85 tuổi ở Cần Thơ không biết chợ bị phong tỏa nên mang măng ra bán. Cảnh sát trực chốt đã giải thích, sau đó mua măng giúp và chở cụ về tận nhà.
 
 

Hình ảnh được lan truyền trên mạng xã hội trong hai ngày qua nhận được nhiều lời tán dương từ cộng đồng. Thượng tá Trần Văn Dũng, Trưởng công an huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, xác nhận sự việc xảy ra trên địa bàn.

Theo đó, sáng 14/7, trung tá Nguyễn Văn Ân, Phó đội trưởng và đại úy Lê Hoàng Nghiệm, Đội CSGT Công an huyện Phong Điền, phối hợp với các cơ quan chức năng giăng giây, phân luồng bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19, theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng.

CSGT mua thuc pham 'giai cuu' cho cu gia 85 tuoi
Hình ảnh về hai cảnh sát và cụ già được người dân chia sẻ trên mạng. 

Một nhà đi chợ hộ ba hàng xóm, đến bữa thi món ngon qua mạng

Công việc của chị Trịnh Thị Tuyền là nấu ăn cho công ty nên chị biết nấu khá nhiều món và thích vào bếp. Bởi thế, tranh thủ những hôm đi mua thực phẩm cho công ty, chị Tuyền thường mua thêm cho gia đình và hàng xóm.

Hà Nội những ngày giãn cách xã hội. Dù ngõ nhỏ, vắng lặng ít bóng người qua lại, nhưng tình hàng xóm ngõ 2, Hà Trì 1 (Hà Đông, Hà Nội) vẫn ấm áp khi mọi người đi chợ hộ nhau cho tiết kiệm thời gian, mỗi nhà tự làm món ăn, đến bữa lại thi món ngon, món đẹp qua nhóm chát.

Chị Trịnh Thị Tuyền cho biết, tranh thủ những hôm phải đi mua thực phẩm cho công ty, chị thường mua thêm thực phẩm cho gia đình và hàng xóm.