Những thay đổi mới nhất của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Bản dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cập nhật đến ngày 21/7 có nhiều thay đổi so với dự thảo cũ được Bộ GD&ĐT công bố vào tháng 4.

Bản dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cập nhật đến ngày 21/7 có nhiều thay đổi so với dự thảo cũ được Bộ GD&ĐT công bố vào tháng 4.
Bản dự thảo mới nhất này được chia sẻ tại hội thảo về giáo dục STEM ngày 25/7.
Cấp tiểu học: Thời lượng tiết học giảm
Số tiết học và tên gọi các môn cấp Tiểu học có nhiều thay đổi. Sự thay đổi dễ dàng nhận thấy nhất trong dự thảo mới đây chính là thời lượng các tiết học giảm xuống rõ rệt trong từng lớp.
Cụ thể, lớp 1, 2 giảm từ 1.147 tiết xuống còn 1.015 tiết; lớp 3 giảm từ 1.147 tiết xuống 1.085 tiết; lớp 4, 5 giảm từ 1.184 xuống còn 1.120 tiết.
Nhung thay doi moi nhat cua chuong trinh giao duc pho thong tong the
Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục ở cấp tiểu học.
Về nội dung, các môn học chỉ còn phân chia thành 2 loại: Môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn chứ không phân thành nhiều loại như trước đây (môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn, nội dung giáo dục của địa phương).
Ở cấp tiểu học, các môn và hoạt động giáo dục bắt buộc nội dung và thời lượng các môn Tiếng Việt, Ngoại ngữ (ở lớp 3, 4, 5) không có sự thay đổi. Riêng số tiết môn Toán lớp 5 giảm từ 210 tiết xuống 175 tiết.
Môn Giáo dục Lối sống trong dự thảo cũ được đổi tên thành Đạo đức, đồng thời giảm thời lượng từ 70 tiết ở các lớp 1, 2, 3 xuống còn 35 tiết.
Môn Cuộc sống Quanh ta (ở các lớp 1, 2, 3) được gộp chung thành một môn Tự nhiên và Xã hội. Ở các lớp 4, 5, môn Tìm hiểu Tự nhiên được đổi thành môn Khoa học.
Còn môn Tìm hiểu Xã hội được đổi thành Lịch sử và Địa lý. Thời lượng học tập không thay đổi.
Môn Thế giới Công nghệ dự kiến dạy ở lớp 1 đến lớp 3 trong dự thảo cũ thì trong dự thảo lần này đã bị bỏ.
Hai môn Tìm hiểu Công nghệ và Tìm hiểu Tin học ở lớp 4 và lớp 5 được thay thế bằng môn học Tin học và Công nghệ với thời lượng bằng thời lượng của 2 môn (70 tiết/năm).
Các môn Giáo dục Thể chất, Nghệ thuật vẫn giữ nguyên như dự thảo cũ.
Ngoài ra, hoạt động tự học có hướng dẫn chiếm thời lượng khá lớn trong dự thảo trước đây bị loại bỏ trong dự thảo mới nhất. Nội dung giáo dục địa phương được đưa vào hoạt động trải nghiệm.
Bên cạnh đó, môn Ngoại ngữ 1 được đưa vào một trong 2 môn học tự chọn cho học sinh ngay từ lớp 1 (cùng với Tiếng dân tộc thiểu số).
Dự thảo mới cũng nêu rõ cấp tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học. Mỗi tiết học từ 35 phút đến 40 phút giữa các tiết học có thời gian nghỉ.
Đưa hướng nghiệp từ THCS
Cấp Trung học cơ sở (THCS) các môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1 không có thay đổi so với dự thảo.
Với môn Giáo dục Công dân, thời lượng ở các lớp 8, 9 giảm từ 52,5 tiết/năm xuống còn 35 tiết năm, giống các lớp 6, 7.
Môn Tin học giảm từ 52,5 tiết/năm giảm xuống còn 35 tiết.
Nhung thay doi moi nhat cua chuong trinh giao duc pho thong tong the-Hinh-2
Kế hoạch giáo dục cấp THCS.
Môn Công nghệ và Hướng nghiệp đổi tên thành Công nghệ. Thời lượng ở các lớp 6, 7 giảm từ 52,5 tiết/năm xuống 35 tiết/năm, ở các lớp 8, 9 giảm từ 70 tiết/năm xuống 52 tiết/năm.
Thời lượng các môn Giáo dục Thể chất, Nghệ thuật không thay đổi. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đổi tên thành Hoạt động trải nghiệm.
Mỗi môn học Công nghệ, Tin học, Giáo dục Thể chất được thiết kế thành các học phần; Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Thời lượng Nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS được tách riêng với khoảng 35 tiết/năm. Các môn tự chọn gồm Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2 với thời lượng 105 tiết/năm.
Điểm mới đáng chú ý nội dung hướng nghiệp được đưa vào từ cấp THCS. Cụ thể, dự thảo mới quy định rõ, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc đều tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp.
Ở lớp 8 và 9, các môn học Công nghệ, Tin học, Khoa học Tự nhiên, Nghệ thuật, Giáo dục Công dân, Hoạt động trải nghiệm và Nội dung giáo dục của địa phương có học phần hoặc chủ đề về nội dung giáo dục hướng nghiệp.
Với cách tổ chức kế hoạch giáo dục mới, thời lượng giáo dục của cấp THCS giảm từ 58-78 tiết/năm so với dự thảo cũ.
THPT: Có 3 nhóm môn học để định hướng nghề nghiệp
Cấp THPT được gọi là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp có sự thay đổi khá lớn. Nổi bật nhất là dự thảo mới không tách cấp học này thành 2 giai đoạn với 2 tính chất (dự hướng và định hướng nghề nghiệp) như dự thảo trước mà dồn chung thành một giai đoạn, thông suốt từ lớp 10 đến lớp 12.
Cụ thể, giai đoạn này bao gồm các môn học bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Hoạt động trải nghiệm, Nội dung giáo dục địa phương.
Trong đó, môn Giáo dục Thể chất được thiết kế thành các học phần; hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Các môn học được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp gồm 3 nhóm môn. Nhóm Khoa học Xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật. Nhóm môn Khoa học Tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học. Nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật.
Nội dung mỗi môn học thuộc nhóm này được thiết kế thành các học phần, học sinh được lựa chọn học phần phù hợp nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. Học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn.
Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học giúp học sinh tăng cường kiến thức và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập từ 10 đến 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn là 35 tiết.
Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường.
Về thời lượng giáo dục, nhìn chung, các môn học đặc biệt là lớp 11-12 của dự thảo mới giảm khá nhiều so với dự thảo cũ kể các các môn học bắt buộc cũng như tự chọn. Tổng số tiết học của cấp THPT là 1015 tiết/năm, trung bình 29 tiết/tuần.

Điểm 10 đo được chất lượng giáo dục đến đâu?

Sẽ là không đầy đủ và toàn diện nếu đánh giá chất lượng giáo dục chỉ dựa vào số lượng điểm 10 hay kết quả của 5 bài thi.

VietNamNet ghi nhận một số ý kiến về những vấn đề còn băn khoăn sau kỳ thi THPT quốc gia 2017 vừa qua

Giảng viên Nguyễn Quốc Vương (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội): Kết quả 5 bài thi không phản ánh toàn bộ chất lượng giáo dục

Việt Nam đẹp ngỡ ngàng qua góc ảnh từ trên cao

Qua những góc ảnh độc đáo, lạ mắt từ flycam của các nhiếp ảnh gia, thiên nhiên đất Việt hiện lên vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ và đầy sức sống.

Ngam Viet Nam dep ngo ngang qua goc anh tu tren cao
 Đồi chè bạt ngàn ở Lâm Đồng qua một góc máy ấn tượng. Bức ảnh nằm trong khuôn khổ cuộc thi ảnh nghệ thuật "Việt Nam nhìn từ trên cao" do Hội Nhiếp ảnh TP.HCM phối hợp cùng Công ty Lịch Xuân Phương Nam phát động. Cuộc thi kéo dài từ nay đến hết ngày 5/8, nhằm tạo ra sân chơi mới cho những người đam mê nhiếp ảnh, đặc biệt là những người chụp ảnh bằng flycam.
Ngam Viet Nam dep ngo ngang qua goc anh tu tren cao-Hinh-2
 Đây là cuộc thi ảnh nghệ thuật chụp từ trên cao đầu tiên tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ tìm ra được nhiều bức ảnh phản ánh nét đẹp mới lạ trên mọi miền đất nước qua góc nhìn từ trên cao bằng flycam, máy bay và các phương tiện khác. Trong ảnh là quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) tấp nập tàu thuyền. Cát Bà nổi tiếng với mật độ núi đá vôi dày đặc và làn nước trong xanh, là một trong những điểm du lịch biển đảo không thể bỏ qua khi khám phá Việt Nam.

Dân vây đánh, đốt cháy xe máy của 2 kẻ trộm chó

(Kiến Thức) - Phát hiện 2 đối tượng chích điện trộm chó ở Đồng Nai, người dân đã cùng nhau vây bắt, đánh trọng thương và đổ xăng đốt luôn xe máy của các đối tượng này.

Sáng 28/7, Công an thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vẫn đang phong tỏa hiện trường, điều tra truy xét vụ 2 thanh niên nghi trộm chó bị người dân đánh trọng thương và đổ xăng thiêu rụi phương của đối tượng.

Dan vay danh, dot chay xe may cua 2 thanh nien trom cho
Hiện trường vụ việc người dân phát hiện 2 thanh niên trộm chó và đã đánh trọng thương, đốt cháy rụi xe máy của các đối tượng. Ảnh CTV