Những tác động từ tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Quốc

(Kiến Thức) - Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện là chủ đề nóng trên chính trường thế giới. Các chuyên gia cho rằng, tranh chấp thương mại giữa 2 nước sẽ không mang lại lợi ích cho bên nào cũng như làm tổn hại tới lợi ích nền kinh tế toàn cầu.

Những ngày qua dư luận thế giới "nóng" trước tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể, vào ngày 23/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 10% đối với mặt hàng nhôm và 25% với thép nhập khẩu, chủ yếu là từ Trung Quốc.
Không chỉ hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, sản phẩm có các bộ phận cấu thành sản xuất ở nước ngoài và được đưa về Trung Quốc lắp ráp cũng bị liệt vào danh sách trên của Mỹ.
Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung đang trở thành vấn đề "nóng" dư luận. Ảnh minh họa: Reuters.
Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung đang trở thành vấn đề "nóng" dư luận. Ảnh minh họa: Reuters.  
Trước quyết định tăng mức áp thuế của Mỹ, ngày 4/4, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố sẽ đáp trả xứng đáng các biện pháp của chính quyền Washington. Theo đó, Bộ Tài chính Trung Quốc công bố danh sách 106 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ sẽ trở thành đối tượng của mức thuế 25% bao gồm ôtô, máy bay, các sản phẩm nhựa, thuốc lá, hoa quả và nhiều mặt hàng nông nghiệp khác.
Theo Reuters, giá trị nhập khẩu của 106 mặt hàng này vào Trung Quốc đạt khoảng 50 tỷ USD trong năm 2017. Như vậy có thể thấy, việc Mỹ và Trung Quốc áp thuế lẫn nhau có thể có tác động nghiêm trọng đến cả hai bên cũng như nền kinh tế toàn cầu.
Nguyên do là vì nhiều chỉ số chứng khoán cũng như cổ phiếu của các công ty công nghệ và sản xuất hàng đầu nước Mỹ đã có sự sụt giảm nhanh chóng sau khi Trung Quốc đáp trả chính sách thương mại của Mỹ.

Mời quý độc giả xem video: Trung - Mỹ căng thẳng: Các bên đều thiệt (nguồn: VTC1)

Chia sẻ về tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono nhận định việc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới áp thuế lẫn nhau có thể gây hệ lụy nghiêm trọng không chỉ đến 2 bên mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.
Theo Đại sứ Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Zhang Xiangchen, nếu như Bắc Kinh và Washington không giải quyết được tranh chấp thương mại bằng thủ tục tham vấn lẫn nhau trong vòng 60 ngày theo quy định của WTO, Trung Quốc có thể tiến hành khởi kiện Mỹ tại Cơ quan Giải quyết tranh chấp của WTO (DSB).
Nếu vụ việc được giải quyết bằng quá trình pháp lý tại DSB, thời gian giải quyết tranh chấp có thể lên tới nhiều năm. Nếu tình huống này xảy ra thì Mỹ và Trung Quốc đều sẽ bị thiệt hại về kinh tế, không có nước nào hưởng lợi.
Ngoài Mỹ và Trung Quốc, giới chuyên gia cũng nhận định kinh tế các nước trên thế giới cũng bị ảnh hưởng bởi quyết định của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong đó có cả Việt Nam bởi thế giới đang trong quá trình toàn cầu hóa.

Giải mã các biểu tượng huyền bí của người Aztec

(Kiến Thức) - Giống như nhiều nền văn minh cổ xưa, người Aztec có những biểu tượng phổ biến như hình ảnh của báo đốm, đại bàng... Những biểu tượng này có những ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Aztec thời xưa.

Báo đốm được xem là biểu tượng của các chiến binh tinh nhuệ người Aztec. Sở dĩ người Aztec chọn hình ảnh báo đốm đại diện cho tầng lớp chiến binh thiện chiến vì loài động vật này rất khỏe và dũng mãnh.
Báo đốm được xem là biểu tượng của các chiến binh tinh nhuệ người Aztec. Sở dĩ người Aztec chọn hình ảnh báo đốm đại diện cho tầng lớp chiến binh thiện chiến vì loài động vật này rất khỏe và dũng mãnh. 

Quốc gia nào đòi được đảo nhờ Tòa xử vụ kiện biển Đông?

(Kiến Thức) - Sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đưa ra phán quyết, Yemen đòi lại được quần đảo Zukur-Hanish từ tay Eriteria.

Dư luận thế giới hôm nay đang dồn sự quan tâm lớn cho sự kiện Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đưa ra phán quyết vụ Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc về yêu sách “đường chín đoạn” ở Biển Đông. Trên thực tế, trong lịch sử đã từng có quốc gia đòi được đảo thành công nhờ vào phán quyết của Tòa Trọng tài.
Vào năm 1995, vụ tranh chấp quần đảo Zukur-Hanish giữa Yemen và Eriteria trở thành một trong những sự kiện được quan tâm nhất trên thế giới. Theo đó, đỉnh điểm của vụ tranh chấp quần đảo ở Biển Đỏ giữa 2 nước nổ ra trong 3 ngày cuối năm 1995. Cả Yemen và Eriteria đều tuyên bố chủ quyền của mình đối với quần đảo Zukur-Hanish. Cuối cùng, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã đứng ra phân xử vụ tranh chấp này.