Những loại nước 'cực độc' khi uống cùng thuốc

Sữa, nước chè, cà phê, rượu bia, nước hoa quả, đồ uống có gas ... đều có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc làm tăng tác dụng dẫn tới ngộ độc.

Nhung loai nuoc 'cuc doc' khi uong cung thuoc
 
Loại nước, lượng nước dùng để uống thuốc đều có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc do làm thay đổi mức độ hoặc tốc độ hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ của thuốc. Nhiều trường hợp thậm chí gây ngộ độc cho người dùng. Lượng nước cần để uống thuốc phụ thuộc vào dạng bào chế và bản chất của dược chất.
Bắt đầu từ miệng, thuốc được đưa xuống thực quản qua ngã ba hầu họng, xuống dạ dày, ruột non... Tại ruột non, thuốc được hấp thu vào máu. Tim sẽ đưa thuốc theo máu phân bố tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể, trong đó có đích tác dụng. Tiếp theo, thuốc được chuyển hóa ở gan thành dạng không có độc tính hoặc ít độc hơn, dễ tan trong nước hơn và dễ dàng được thải trừ bởi thận qua nước tiểu.
Nước dùng để uống thuốc không chỉ đơn thuần là chất dẫn đưa thuốc từ miệng xuống ống tiêu hóa để hấp thu mà còn đóng vai trò là dung môi hòa tan thuốc, giúp thuốc khuếch tán đều khắp bề mặt ống tiêu hóa nên hấp thu tốt hơn. Đồng thời, uống nhiều nước sẽ giúp thuốc bài xuất nhanh hơn qua thận giúp giảm độc tính của nhiều loại thuốc.
Bia, rượu và thức uống có cồn
Trong khi đang dùng thuốc, nhất là loại thuốc có hoạt chất là acetaminophen như: padol, panadol… nếu uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan. Ngoài ra, rượu còn hạn chế tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác.
Ngoài ra, rượu còn làm tăng độc tính hại gan của paracetamol, tăng độc tính hại dạ dày của aspirin, tăng độc tính gây mê của thuốc an thần gây ngủ.
Những loại nước 'cực độc' khi uống cùng thuốc - ảnh 1
Canxi có sẵn trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh, do đó không nên dùng sữa để uống thuốc. Ảnh minh hoạ: Internet
Sữa
Nhung loai nuoc 'cuc doc' khi uong cung thuoc-Hinh-2
 
Canxi có sẵn trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh, do đó không nên dùng sữa để uống thuốc. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp thuốc nên uống chung với sữa như aspirin, thuốc ngừa thai hàng ngày, các loại Vitamin A, D…
Nước trái cây
Dùng nước nho ép và một số nước trái cây khác để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh, lý do nước trái cây có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.
Nước trà
Bình thường trà xanh là loạiđồ uống thanh lọc rất có lợi cho sức khỏe nhưng với thuốc chống ung thư có tên bortezomib –có khả năng “đánh bại” với những tế bào ung thư thì trà xanh lại là thức uống khắc tinh của thuốc.
Trong trà có chất tanin, khiến nhiều loại thuốc mất tác dụng. Những thuốc trong thành phần có chứa sắt khi uống chung với nước trà không phát huy được tác dụng.
Cà phê
Nhung loai nuoc 'cuc doc' khi uong cung thuoc-Hinh-3
 
Trong thời gian đang điều trị bằng thuốc, nếu dùng thuốc bằng nước trà hay cà phê thì có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, cà phê còn có thể có hại cho dạ dày, nhất là khi dùng các loại thuốc kháng viêm thì không nên à phê để uống thuốc.
Ngoài ra, caffein có trong cà phê còn làm giảm tác dụng của các thuốc được dùng nhằm an thần gây ngủ nếu uống cùng một lúc.
Nước ngọt có ga
Trong những loại nước này thường có chứa caffein, là chất kích thích giúp tỉnh táo. Chúng sẽ kết hợp với thuốc có thành phần sắt, tạo thành kết tủa không hấp thu được vào cơ thể.

Bỏ ngay 10 thói quen hại thận này nếu không muốn chết sớm

(Kiến Thức) - Một số thói quen phổ biến hàng ngày đang âm thầm gây hại thận và bạn cần thay đổi ngay trước khi quá muộn.

Bo ngay 10 thoi quen hai than nay neu khong muon chet som

Nhịn tiểu: Một trong những nguyên nhân chính gây ra vấn đề về thận là nhịn tiểu lâu. Nếu bạn thường xuyên nhịn tiểu, nước tiểu tích tụ lâu trong bàng quang và vi khuẩn bắt đầu nhân nhanh hơn nhiều. Cuối cùng, điều này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng thận và tiểu không tự chủ.


Bo ngay 10 thoi quen hai than nay neu khong muon chet som-Hinh-2
Ngồi nhiều: Hoạt động thể chất thường xuyên liên quan đến cải thiện huyết áp và chuyển hóa glucose bình thường, hai yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe thận. Ngồi lâu một chỗ mà không di chuyển có thể làm hại thận, tăng nguy cơ mắc bệnh thận 30%.

Bo ngay 10 thoi quen hai than nay neu khong muon chet som-Hinh-3
Tập thể dục quá sức: Thể dục cường độ cao có thể gây tiêu cơ vân, một tình trạng khi cơ bắp của bạn bị thương. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng bao gồm suy thận.

Bo ngay 10 thoi quen hai than nay neu khong muon chet som-Hinh-4
Lạm dụng thuốc giảm đau: Uống thuốc thường xuyên có thể dẫn đến tổn thương thận và thậm chí suy thận. Điều này có thể xảy ra do thuốc giảm đau không kê toa làm giảm lưu lượng máu đến thận và làm cho chức năng thận trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt nếu bạn đang mắc bệnh thận.

Bo ngay 10 thoi quen hai than nay neu khong muon chet som-Hinh-5
Không uống đủ nước: Cơ thể giữ nước ngậm giúp thận tạo ra nước tiểu để loại bỏ natri và độc tố ra khỏi cơ thể. Nếu bạn không uống đủ nước một cách thường xuyên, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả sỏi thận. 

Bo ngay 10 thoi quen hai than nay neu khong muon chet som-Hinh-6

Thiếu ngủ: Ngủ đủ giấc cực kỳ quan trọng không chỉ cho sức khỏe tổng thể mà còn cho sức khỏe thận của bạn. Chu kỳ ngủ/thức điều chỉnh và điều phối chức năng thận. Thiếu ngủ có thể dẫn đến huyết áp cao làm quá tải thận và gây suy thận theo thời gian.


Bo ngay 10 thoi quen hai than nay neu khong muon chet som-Hinh-7
Uống nhiều soda ăn kiêng: Theo các chuyên gia y tế, có một kết nối chặt chẽ giữa việc uống nhiều soda ăn kiêng và các vấn đề về thận. Trong năm 2009, một nghiên cứu cho thấy hơn 3.000 phụ nữ uống 2 hoặc nhiều lon soda mỗi ngày có sự suy giảm đáng kể chức năng thận.

Bo ngay 10 thoi quen hai than nay neu khong muon chet som-Hinh-8
Ăn nhiều thịt: Việc tiêu thụ quá nhiều protein động vật tạo ra nhiều axit trong máu có thể gây ra tình trạng nhiễm toan, một tình trạng khi thận không thể giữ cân bằng độ pH của cơ thể. Theo thời gian, rối loạn này có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng và các vấn đề về thận mãn tính. 

Bo ngay 10 thoi quen hai than nay neu khong muon chet som-Hinh-9

Dùng quá nhiều muối và đường: 95% natri trong thực phẩm được chuyển hóa bởi thận của bạn. Vì vậy, nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm mặn, thận sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn để loại bỏ lượng natri dư thừa. Điều này có thể dẫn đến chức năng thận suy giảm.


Bo ngay 10 thoi quen hai than nay neu khong muon chet som-Hinh-10
Không điều trị các bệnh nhiễm trùng thông thường: Khi bạn mắc các bệnh thông thường như ho, cảm lạnh, cúm hoặc viêm amiđan, cơ thể của bạn tạo ra các protein gọi là kháng thể để chống lại nó. Những phân tử này thường lắng xuống trong các phần lọc của thận và gây viêm. Vì vậy, nếu bệnh kéo dài lâu, thận của bạn có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Ảnh: BS. 

Uống thuốc đúng cách thế nào?

Nước dùng để uống thuốc nhiều khi chưa được người bệnh chú ý, dẫn đến tình trạng uống thuốc với nước trà, uống thuốc với sữa, hoặc uống thuốc trong khi uống rượu…

Nước dùng để uống thuốc nhiều khi chưa được người bệnh chú ý, dẫn đến tình trạng uống thuốc với nước trà, uống thuốc với sữa, hoặc uống thuốc trong khi uống rượu… đã gây nên tình trạng tương tác giữa thuốc với các đồ uống trên, nhiều khi gây nguy hiểm cho người bệnh…
Nước (ở đây là nước đun sôi để nguội, nước lọc tinh khiết) là đồ uống (dung môi) thích hợp nhất cho mọi loại thuốc vì không xảy ra tương kỵ hay tương tác nào khi hòa tan thuốc. Nước còn là phương tiện để dẫn thuốc (dạng viên) vào dạ dày - ruột, làm tăng độ tan rã của thuốc và hòa tan hoạt chất, giúp cho thuốc được hấp thu dễ dàng. Vì vậy, khi uống thuốc cần uống đủ nước (ít nhất từ 100 - 200ml cho mỗi lần uống thuốc) và uống trong tư thế người thẳng để thuốc có thể trôi dễ dàng xuống dạ dày, tránh đọng viên thuốc tại thực quản có thể gây kích ứng, loét thực quản, đặc biệt đối với người cao tuổi.