Những loại nấm quý hiếm, đắt đỏ, được 'săn lùng' ở Việt Nam

Thị trường Việt Nam xuất hiện nhiều loại nấm quý hiếm như nấm bụng dê, nấm tùng nhung, nấm lim xanh, nấm mối, nấm phục linh thiên... Dù có giá cả triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng mỗi kg nhưng những loại nấm này vẫn được lùng mua.

Nấm bụng dê
Nấm bụng dê được coi là một trong những loại nấm quý hiếm bậc nhất thế giới. Sở dĩ loại nấm này có tên gọi như vậy vì vẻ bề ngoài của chúng giống bụng dê hay tổ ong với lớp vỏ sần sùi, nhăn nheo. Loại nấm này được ưa chuộng tại thị trường châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ.
Đây là loại nấm rất khó tìm thấy trong tự nhiên. Chúng thường mọc ở những bụi cỏ ven rừng hay ven sông với số lượng có hạn. Loại nấm này rất mềm, béo, có vị ngọt dễ ăn và có giá trị dinh dưỡng cao.
Nhung loai nam quy hiem, dat do, duoc 'san lung' o Viet Nam
Nấm bụng dê được xem là một trong những loại nấm quý hiếm bậc nhất thế giới (Ảnh: Arttimes) 
 
Nấm bụng dê có thể chế biến thành nhiều món ngon như nấm xào, lẩu nấm, nấm nướng,... Thời xưa, người dân tìm nấm bụng dê để dâng lên vua chúa.
Loại nấm này có giá thành rất cao. Ở Việt Nam, nấm bụng dê được bán với giá tới 10 triệu đồng/kg.
Nấm tùng nhung
Vài năm gần đây, cứ vào mùa ăn chay, giới nhà giàu Việt lại tìm mua nấm tùng nhung. Giá nấm tùng nhung tươi có thời điểm tới 20 triệu đồng/kg còn giá nấm tùng nhung khô là 30 triệu đồng/kg.
Nhung loai nam quy hiem, dat do, duoc 'san lung' o Viet Nam-Hinh-2
Nấm tùng nhung có giá vài chục triệu đồng/kg. (Ảnh: Kyodo News) 
Đây là loại nấm thường được tìm thấy ở những cánh rừng tùng quanh năm có mây mù, tuyết, độ ẩm cao, cách mặt nước biển từ 2.500m. Loại nấm này mọc nhiều ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Nấm tùng nhung có mùi vị đặc thù, thơm, thịt dày, ăn giòn và ngọt thanh. Nấm tùng nhung có thể dùng để chế biến món xào nhưng ngon nhất vẫn là làm món canh.
Theo một trang website về dinh dưỡng của Nhật Bản, nấm tùng nhung là một trong những vị thuốc trường thọ, có tác dụng tái tạo tế bào, ngừa và triệt tiêu các tế bào ung thư. Nấm tùng nhung giúp phục hồi sức khoẻ nhanh.
Nấm lim xanh
Nấm lim xanh cũng là một trong những loại nấm đắt đỏ được giới nhà giàu Việt săn lùng. Đây là loại nấm thường xuất hiện trong những cánh rừng nguyên sinh.
Đặc biệt, nấm lim xanh chỉ mọc trên cây gỗ lim xanh đã chết mục. Người ta không thể tìm thấy bất kì cây nấm lim xanh chính danh nào mọc trên những cây gỗ lim còn sống.
Nhung loai nam quy hiem, dat do, duoc 'san lung' o Viet Nam-Hinh-3
Nấm lim xanh là một trong những loại nấm đắt đỏ được nhà giàu Việt săn lùng (Ảnh: VTC News) 
Từ tháng 5 đến giữa tháng 8 là thời điểm người dân nhiều tỉnh vùng núi thường đi săn lùng nấm lim xanh. Để tìm được nấm lim xanh, người thợ phải vào tận rừng sâu.
Do số lượng hạn chế nên giá nấm lim xanh có giá khá đắt đỏ. Nấm lim xanh tươi có giá dao động từ 1-2 triệu đồng/kg. Còn giá nấm lim xanh khô có thể lên đến 3,5 triệu đồng/kg.
Nấm phục linh thiên
Nấm phục linh thiên được nhiều người ví như “nhân sâm Việt” bởi giá trị dược liệu quý hiếm. Trong sách cổ của Trung Quốc, loại nấm này được đánh giá là có hiệu năng cao gấp nhiều lần nhân sâm Triều Tiên. Nấm phục linh thiên có tác dụng bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe, lợi tiểu, tiêu độc, điều trị bệnh nám da, tàn nhang…
Nhung loai nam quy hiem, dat do, duoc 'san lung' o Viet Nam-Hinh-4
Nấm phục linh thiên được nhiều người ví như “nhân sâm Việt” (Ảnh: VTC News) 
 
Loại nấm này chỉ mọc trên ngọn cây vân sam (một loài cây thuộc họ thông); thường xuất hiện ở khu vực Hoàng Liên Sơn và một số huyện miền núi của tỉnh Yên Bái.
Mỗi năm, từ hàng trăm cây vân sam ngàn tuổi may ra cho được một vài quả nấm phục linh thiên. Vì vậy, loại nấm này rất quý hiếm, nhiều khi có tiền cũng không mua được. Trên thị trường, nấm phục linh thiên có giá khá cao, dao động từ vài trăm nghìn đồng tới hơn 1 triệu đồng/kg.
Loại nấm này phía mặt ngoài có màu nâu đen và sần sùi, một số chỗ có thể nổi bướu. Nấm phục linh thiên có 2 dạng: nấm màu trắng gọi là bạch linh; nấm màu hồng xám gọi là xích linh.
Nấm phục linh thiên có kích thước trung bình từ 500g đến 2kg mỗi củ, đặc biệt có những quả nấm “khủng” nặng từ 10-15kg.
Nấm mối
Nấm mối được coi là món quà trời cho, bởi loại nấm này chỉ mọc trong tự nhiên ở thời điểm giao mùa mưa và nắng. Cho đến nay, người ta vẫn không thể nhân giống nấm mối để trồng nhân tạo.
Loại nấm này thường chỉ rộ vào khoảng 2-3 tháng trong năm, vào đầu mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 8 âm lịch, tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Bình Dương, Bình Phước, Vũng Tàu… và Bến Tre.
Nhung loai nam quy hiem, dat do, duoc 'san lung' o Viet Nam-Hinh-5
Vì rất quý hiếm và không có nhiều nên nấm mối được bán với giá khá cao (Ảnh: Dân Trí) 
Do mọc tự nhiên và chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn nên nấm mối có giá khá cao, gần 1 triệu đồng/kg. Thậm chí, người mua phải đặt trước nhiều ngày mới có hàng.
Sở dĩ gọi là nấm mối vì những chỗ nấm mọc thường có tổ mối ở dưới. Nấm mối cao khoảng 4-6cm, thân cây tròn, tai nấm hình nón chóp hoặc mũ nồi tròn. Nấm mối có màu đất nâu xám nhạt hoặc màu xám trắng lúc còn non. Khi già, nấm mối có màu trắng ngà.
Số lượng nấm mối ngày càng ít đi do sự tác động của con người dẫn tới thay đổi của khí hậu và môi trường sống.

Video: Sư tử hạ linh dương trong “một nốt nhạc”

Sau khi phát hiện thấy linh dương Impala, sư tử mẹ chỉ cần khoảng 10 giây để tấn công và hạ gục con mồi của mình.

Trong lúc đang dẫn đàn con đi trên bờ, sư tử mẹ phát hiện ra 3 con linh dương Impala đang uống nước dưới đầm lầy. Sau vài giây quyết định lựa chọn con mồi, sư tử mẹ đã lao tới tấn công và nhanh chóng hạ gục linh dương.

Sư tử mẹ dễ dàng bắt linh dương Impala.

Sau khi sử tử mẹ bắt được linh dương, đàn sư tử con đã lao tới cắn xé và đánh chén linh dương Impala.- Video sư tử mẹ tấn công linh dương Impala. Nguồn: Kruger Sightings.

Báo mẹ thản nhiên để nhiếp ảnh gia chụp ảnh trước mặt

Chùm ảnh được nhiếp ảnh gia Kim Wolhunter chụp được ở khu dự trữ động vật hoang dã Malilangwe, Zimbabwe.

Phát hiện nhiếp ảnh gia Kim Wolhunter có ý định chụp ảnh gia đình mình, báo mẹ nhanh chóng đồng ý. Nó vừa nằm nghỉ ngơi sau giờ đi săn vừa xem Wolhunter ghi lại cuộc sống của các con mình.

Bốn chú báo con thoải mái nghịch ngợm mà không thèm để ý đến nhiếp ảnh gia.

Báo mẹ dường như rất chịu khó hợp tác khi "tạo dáng" rình mồi quen thuộc để Wolhunter đễ dàng chụp ảnh.

Chó báo con miệng còn dính máu sau khi đánh chiến chiến lợi phẩm mà mẹ nó mang về.

Khuôn mặt hiền lành, đáng yêu của đàn báo con.

Chúng vừa leo trèo vừa chú ý tới động thái của Wolhunter.