![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Lá đơn ly hôn anh ném vào mặt em, sau cuộc cãi vã chiều nay, đã được em đặt bút ký. Vậy là kết thúc 5 năm hôn nhân vui ít buồn nhiều, chấm dứt luôn những dối lừa thực dụng.
Đã ngờ ngợ rồi sớm muộn gì cũng có ngày này, nhưng em vẫn không cam tâm. Phần mọi thứ diễn ra nhanh quá, phần lý do anh nằng nặc ly hôn nghe rất… trời ơi đất hỡi, em không kịp đón nhận, không kịp hiểu chuyện gì xảy ra. Trước khi đến buổi tiệc với nhóm bạn, em đã hỏi xin anh. Tiệc tàn, nhóm rủ đi tăng hai là một quán karaoke gần nhà, sẵn bạn bè đề nghị, em gọi anh đến tham gia cho vui. Đối nghịch với sự nhiệt tình của anh qua điện thoại: “Chờ chồng một lát”; nửa tiếng sau, anh bất ngờ đạp tung cửa phòng karaoke trong sự sững sờ của mọi người. Anh xồng xộc lao đến, giáng em một bạt tai, giận dữ: “Cô bỏ chồng bỏ con đến đây tụ tập chơi bời. Nó đâu, trong nhóm này có nó phải không? Ngoài nó ra thì cô còn ngoại tình với ai nữa?”. Em chết sững. Bạn bè ngơ ngác. Về gây nhau thêm một trận, anh bỏ đi sau khi ném cho em lá đơn ly hôn viết sẵn từ lúc nào: “Tôi không thể tiếp tục chung sống với người vợ lăng loàn”.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Kém may, con sinh ra không được linh lợi mà khù khờ, còi cọc. Vợ xấu, con ngây; có lẽ hai điều ấy khiến anh chán nản, coi gia đình chỉ là chốn dừng chân sau giờ học căng thẳng hoặc những bữa nhậu vui vẻ bên ngoài. Yêu anh, em im lặng chịu đựng, một mình quán xuyến, chu toàn mọi thứ, không dám “động” đến anh. Bênh anh, em còn cãi lời cha mẹ mỗi lần ông bà phàn nàn sao anh quá vô tình, vô tâm với vợ con. Tất cả chỉ vì em sợ anh bỏ đi, viện lý do phận ở rể, không làm ra tiền nên bị coi khinh, như nhiều lần anh hăm dọa.
Anh tốt nghiệp đại học, không vội tìm việc mà tiếp tục học để lấy bằng thạc sĩ. Cha mẹ em tuyên bố: “Muốn học nữa thì tự lo kiếm tiền trang trải”. Cha mẹ “cắt” trợ cấp, buộc em ngoài duy trì tiệm tạp hóa còn phải mở thêm quán bánh canh, hủ tíu bán mỗi sáng kiếm tiền đóng học phí cho anh. Thức khuya dậy sớm, suốt hai năm trời, mình em xoay xở, không dám phiền anh vì sợ ảnh hưởng đến việc học. Thời gian này, xóm trọ nhiều người bàn tán chuyện thỉnh thoảng bắt gặp anh cặp với cô này, cô kia ở những nơi “nhạy cảm”. Em bỏ ngoài tai, rất tin tưởng khi anh giải thích họ chỉ là bạn bè.
Rồi dạo gần đây, điện thoại em bỗng xuất hiện những tin nhắn lạ, nội dung khen em giỏi giang, hâm mộ một người vợ tảo tần; thậm chí kêu em bỏ chồng để đến với người ta… Những tin nhắn này trở thành chứng cứ để anh khẳng định em ngoại tình; mặc dù cả em lẫn anh đều biết ai mới là chủ nhân đích thực của những dòng tin ấy. Đó là lần em phát hiện anh còn một chiếc điện thoại giấu trong cặp, em đã thử gọi và số máy lạ hiện lên - số máy thường gửi tin nhắn cho em. Khờ khạo nghĩ có lẽ anh đang muốn thử lòng chung thủy của mình nên em cứ im lặng, không “vạch mặt” hay tra hỏi anh.
Giờ thì mọi mục đích đều hiện rõ. Cả chuyện vì sao năm xưa anh đáp lại tình em khi đang yêu người con gái khác, nay cũng không cần lý giải, bởi mọi thứ đã tự phơi bày. Đáng buồn là đã không ít người từng bóng gió với em về “kịch bản” của anh, nhưng vì quá yêu, em không tin họ. Đã là kịch thì dù ngắn dài, hay dở cũng sẽ đến hồi kết. Vở kịch hôn nhân giữa chúng mình càng “có hậu” hơn khi trước ngày mình gây nhau, với lý do rất trời ơi đó, anh đã xong khóa cao học. Em cũng biết anh sắp nhận việc ở một công ty lớn, mà tổng giám đốc là cha của một trong những cô-người-bạn của anh. Em tự hỏi, liệu có vở kịch nào mở ra với người con gái ấy không, như đã từng với em?
Hàng năm cơ quan tôi thường tổ chức một chuyến du lịch, nhưng tôi đều từ chối vì quá bận việc nhà.
Vợ chồng tôi có một cửa hàng điện máy và chồng tôi là người đứng bán trực tiếp, kiêm luôn việc sửa chữa, bảo hành sản phẩm. Đi làm về, lo cơm nước xong thì tôi tính toán sổ sách, gọi điện thoại lấy hàng cũng như giao hàng, và việc quan trọng nhất là đi thu tiền. Có những khách mối nhưng việc thu tiền nhiều khi rất “chua”.
Công việc cứ lu bù như vậy từ ngày này qua ngày khác, có những mùa làm ăn bận đến nỗi thực phẩm đã mua về để trong tủ lạnh rồi mà tôi không có thời gian vô bếp, cả nhà ăn cơm hộp cho xong bữa.
May là vợ chồng tôi có hai đứa con siêng năng và ngoan ngoãn. Thấy cha mẹ quá bận bịu, hai con tự lo mọi việc, những bữa trưa ăn cơm với cá hộp là chuyện thường xuyên và họp phụ huynh học sinh, hai đứa tự đem giấy mời của nhà trường tới nhờ cậu, chú đi họp thay ba mẹ.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Bận rộn như thế, nhưng chuyến du lịch năm nay tôi quyết định tham gia, không phải vì được rảnh rỗi mà vì vợ chồng tôi giận nhau.
Cơ quan cho phép mỗi nhân viên được kèm một người thân. Hai đứa con tôi oẳn tù tì, con gái thắng cuộc.
Suốt bốn ngày tôi và con gái cùng đoàn thăm thú những thắng cảnh nổi tiếng, ăn uống đủ món đặc sản, mua sắm nhiều thứ vui mắt…
Đến sáng ngày cuối cùng, theo lịch chúng tôi sẽ đi thăm biệt điện của một ông vua, và cỡi voi băng qua hồ nước, sau đó là một bữa toàn thức ăn thiên nhiên. Nghe đã thấy quá hấp dẫn.
Nhưng trước giờ khởi hành con gái bị sốt nhẹ nên hai mẹ con nằm lại khách sạn. Uống viên thuốc hạ sốt, sau nửa tiếng đồng hồ thì con gái tỉnh như sáo, tiếc thay đoàn đã đi rồi. Thế là hai mẹ con nằm dài trên giường, vừa xem phim vừa ăn bánh mì kẹp trứng.
Vừa về tới nhà, chồng tôi nói: “Em bỏ đi chơi để anh làm một mình bù đầu cực quá, từ nay không dám giận em nữa”. Bật cười, hết giận. Tôi lại lao vào công việc, trước mắt là đi thu tiền nợ tồn suốt mấy ngày.
Tôi nghe con trai hỏi con gái: “Chị đi chơi thích nơi nào nhất?”. “Thích nhất là buổi sáng không phải làm gì, nằm trên giường với mẹ, vừa ăn bánh mì vừa xem ti vi, nói chuyện rất vui”. Câu trả lời của con gái khiến tôi sững sờ.
Món bánh mì kẹp trứng rất bình thường, bộ phim ti vi chiếu vào sáng hôm đó cũng không đặc sắc lắm, và tấm nệm trên giường của khách sạn ba sao đó êm sao bằng nệm ở nhà tôi. Con gái và tôi nói đủ thứ chuyện tầm phào và phì cười vì những chuyện không đầu không đuôi.
Lao vào công việc, tôi bận bịu kiếm tiền, cứ tưởng là mình lo cho con đầy đủ, hài lòng là con mình không thiếu thứ gì. Con gái thì thèm được nằm rúc rích trò chuyện với mẹ, cùng thưởng thức và chia sẻ một bộ phim, cùng ăn với nhau mà không thúc hối, không nuốt nhanh nhanh cho qua bữa.
Con tôi còn thèm gì nữa không? Có lẽ còn nhiều. Con tôi muốn được chính ba mẹ mình đi họp phụ huynh, muốn những bữa cơm cả nhà cùng quây quần quanh bàn chứ không mãi mãi là cảnh hai đứa ăn trước để kịp học, muốn nhìn thấy mẹ gắp thức ăn vào chén của ba và ba gắp thức ăn vào chén của mẹ…
Tôi giật mình tự hỏi, còn chồng mình thì sao? Từ trước đến nay tôi tự khen mình đảm đang, là vợ tốt mẹ tốt, xứng với lời khen của hai bên nội ngoại. May mà con gái đã cho tôi nhận ra những thiếu sót ấy.