Những hiểu lầm không đáng có về hươu ma cà rồng

(Kiến Thức) - Rất nhiều người khi nhìn thấy hình ảnh của hươu ma cà rồng đã hiểu nhầm loài động vật này. Thực chất, loài hươu này không hề đáng sợ, cũng không có khả năng gây ra bất cứ nguy hiểm nào cho con người. 

Loài hươu ma cà rồng có tên khoa học là Hydropotes inermis, là một loài hươu nước vô cùng lành tính. Đây là loài hươu bản địa ở Hàn Quốc và phía đông Trung Quốc.
 
Ngoài ra, hươu ma cà rồng có thể được tìm thấy ở dãy núi Himalaya hoặc phía bắc Afghanistan, Pháp và Anh. Tuy nhiên, tỷ lệ xuất hiện của hươu ma cà rồng cực hiếm.
 
Sở dĩ được gọi là hươu ma cà rồng là bởi không giống với những loài hươu khác, hươu ma cà rồng không có gạc trên đầu. Thay vào đó, chúng có "ngà", là đôi răng nanh hàm trên phát triển dài ra, cong và nhọn.

Mời quý vị xem video: Những hình ảnh động vật đáng yêu

Đôi "ngà" này có thể dài tới 8cm, cứng cáp và bén nhọn, là thứ vũ khí giúp sức rất nhiều cho những con hươu ma cà rồng khi chúng chiến đấu với các động vật ăn thịt khác hay với cả đồng loại khi đến mùa giao phối.
 
Được biết, hươu ma cà rồng sống chủ yếu ở vùng đầm lầy và có khả năng bơi lội rất giỏi. Chúng cũng là loài rất nhút nhát, có kích thước nhỏ hơn các loài hươu khác và thường ít xuất hiện.
 
Hươu ma cà rồng còn được gọi là hươu xạ hương, trước đây, chúng bị săn lùng ráo riết đến mức gần như tuyệt chủng. Mãi cho đến thời gian gần đây, sau 60 năm, các nhà khoa học mới phát hiện được dấu vết của hươu ma cà rồng. Đây quả thực là tin vui với giới bảo tồn. Tuy nhiên, lo ngại về việc loài hươu độc đáo này biến mất vĩnh viễn vẫn còn đó. 
 
Nếu như không có biện pháp bảo vệ gắt gao, chắc chắn, trong một ngày không xa, những con hươu ma cà rồng này sẽ chỉ còn là những hình ảnh trong sách. 

Kịch tính hươu “tạt đầu” ô tô, thoát chết trong tích tắc

Video cho thấy con hươu liều lĩnh nhảy cao và “tạt đầu” ô tô để sang đường.

Mời quý vị xem video: Hươu “tạt đầu” ô tô, thoát chết trong tích tắc

Bất ngờ thông tin thiên hà hợp nhất sau vụ nổ Big Bang

(Kiến Thức) - Trước đây giới khoa học tin rằng những cụm thiên hà starburst hình thành khi các thiên hà va chạm khoảng 3 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang, nhưng bây giờ, hai nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng sự va chạm này xảy ra sớm hơn nhiều. 

Bằng cách nhìn vào quá khứ cổ đại của vũ trụ, các nhà nghiên cứu nhận thấy những va chạm bắt đầu vào khoảng 1,5 tỉ năm sau vụ nổ Big Bang, sớm hơn rất nhiều so với dự đoán ban đầu.
Các nhóm nghiên cứu do Iván Oteo thuộc Đại học Edinburgh và Tim Miller thuộc Đại học Yale và Đại học Dalhousie ở Nova Scotia đứng đầu đã sử dụng kính thiên văn Atacama Large Millimeter / submillimeter Array (ALMA) và kính viễn vọng Atacama Pathfinder Experiment (APEX) để nghiên cứu việc hợp nhất thiên hà starburst.