Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Những điều tuyệt đối không làm khi tới Nhật

19/09/2017 10:33

Người Nhật Bản nổi tiếng lịch sự và chu đáo. Bạn cần ghi nhớ những điều không được phép làm để tránh bị mất mặt khi tới xứ anh đào.

Theo Oanh Vũ/Zing
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Dùng đũa sai cách: Đối với người Nhật Bản, đũa luôn được đặt trên đồ gác đũa (hashioki). Bên cạnh đó, việc dùng đũa để kéo thức ăn đến gần mình hay lấy thức ăn từ đũa người khác là những điều cần tránh. Ảnh: Oyster.
Dùng đũa sai cách: Đối với người Nhật Bản, đũa luôn được đặt trên đồ gác đũa (hashioki). Bên cạnh đó, việc dùng đũa để kéo thức ăn đến gần mình hay lấy thức ăn từ đũa người khác là những điều cần tránh. Ảnh: Oyster.
Đi giày ở bên ngoài vào nhà: Trước khi bước vào nhà của người Nhật, mọi người sẽ cởi giày, đặt ngay ngắn trên giá hoặc cửa ra vào và sử dụng dép đi trong nhà. Quy tắc này cũng được áp dụng tại các đền chùa, khách sạn ryoken truyền thống và một số không gian công cộng. Một nguyên tắc quan trọng khác là khi sử dụng nhà vệ sinh mọi người sẽ sử dụng dép riêng, thường được đặt ở cửa. Ảnh: Oyster.
Đi giày ở bên ngoài vào nhà: Trước khi bước vào nhà của người Nhật, mọi người sẽ cởi giày, đặt ngay ngắn trên giá hoặc cửa ra vào và sử dụng dép đi trong nhà. Quy tắc này cũng được áp dụng tại các đền chùa, khách sạn ryoken truyền thống và một số không gian công cộng. Một nguyên tắc quan trọng khác là khi sử dụng nhà vệ sinh mọi người sẽ sử dụng dép riêng, thường được đặt ở cửa. Ảnh: Oyster.
Chen ngang hàng: Người Nhật xếp hàng ở mọi nơi, bến xe buýt, nhà ga hay thang máy. Ở ga tàu, mọi người xếp hàng tại vị trí được đánh dấu trên sàn. Khi tàu đến, khách đợi tàu sẽ chờ người xuống hết trước khi bước lên. Việc chen ngang hàng sẽ khiến bạn trở thành một "sinh vật lạ". Ảnh: Oyster.
Chen ngang hàng: Người Nhật xếp hàng ở mọi nơi, bến xe buýt, nhà ga hay thang máy. Ở ga tàu, mọi người xếp hàng tại vị trí được đánh dấu trên sàn. Khi tàu đến, khách đợi tàu sẽ chờ người xuống hết trước khi bước lên. Việc chen ngang hàng sẽ khiến bạn trở thành một "sinh vật lạ". Ảnh: Oyster.
Ăn uống khi đang di chuyển: Ở Nhật Bản, việc ăn hoặc uống khi đi trên đường là hành động thiếu lịch sự. Tương tự, ăn uống trên phương tiện giao thông công cộng cũng là việc làm khiếm nhã, ngoại trừ trên các chuyến tàu đường dài. Ảnh: Japanbase.
Ăn uống khi đang di chuyển: Ở Nhật Bản, việc ăn hoặc uống khi đi trên đường là hành động thiếu lịch sự. Tương tự, ăn uống trên phương tiện giao thông công cộng cũng là việc làm khiếm nhã, ngoại trừ trên các chuyến tàu đường dài. Ảnh: Japanbase.
Sử dụng nhà tắm sai cách: Bồn tắm truyền thống của Nhật Bản được gọi là "furo" thường có dạng hình chữ nhật, nhỏ và sâu hơn so với bồn tắm của phương Tây, được sử dụng để ngâm mình, thư giãn. Vì vậy, mọi người thường tắm sạch bên ngoài trước khi ngâm bồn. Ngoài ra, ở Nhật Bản, hình xăm thường liên quan đến các băng nhóm xã hội đen nên nếu bạn có hình xăm, bạn không được phép sử dụng bồn tắm công cộng. Ảnh: The Japanese Room (Umekoyomi) at the Shiraume/Oyster.
Sử dụng nhà tắm sai cách: Bồn tắm truyền thống của Nhật Bản được gọi là "furo" thường có dạng hình chữ nhật, nhỏ và sâu hơn so với bồn tắm của phương Tây, được sử dụng để ngâm mình, thư giãn. Vì vậy, mọi người thường tắm sạch bên ngoài trước khi ngâm bồn. Ngoài ra, ở Nhật Bản, hình xăm thường liên quan đến các băng nhóm xã hội đen nên nếu bạn có hình xăm, bạn không được phép sử dụng bồn tắm công cộng. Ảnh: The Japanese Room (Umekoyomi) at the Shiraume/Oyster.
Để lại tiền tip: Không giống như ở Mỹ, nơi tiền tip trở nên quen thuộc, Nhật Bản không có văn hóa này và thậm chí việc đưa tiền tip có thể được coi là một hành động thiếu tôn trọng. Tất cả phí dịch vụ đã được tính trong hóa đơn tại các nhà hàng, và ngay cả tài xế taxi cũng sẽ từ chối nhận tiền tip. Nếu bạn ra khỏi nhà hàng và để lại một chút tiền lẻ, chắc chắn nhân viên nhà hàng sẽ chạy theo bạn và trả lại. Ảnh: Anastasiya Aleksandrenko/Shutterstock.
Để lại tiền tip: Không giống như ở Mỹ, nơi tiền tip trở nên quen thuộc, Nhật Bản không có văn hóa này và thậm chí việc đưa tiền tip có thể được coi là một hành động thiếu tôn trọng. Tất cả phí dịch vụ đã được tính trong hóa đơn tại các nhà hàng, và ngay cả tài xế taxi cũng sẽ từ chối nhận tiền tip. Nếu bạn ra khỏi nhà hàng và để lại một chút tiền lẻ, chắc chắn nhân viên nhà hàng sẽ chạy theo bạn và trả lại. Ảnh: Anastasiya Aleksandrenko/Shutterstock.
Làm ồn nơi công cộng: Người Nhật sử dụng điện thoại di động của họ một cách kín đáo, không nói chuyện điện thoại hoặc nói thật nhỏ khi ở nơi công cộng. Nếu bạn phải sử dụng điện thoại ở các khu vực này, bạn hãy di chuyển đến một nơi yên tĩnh và ít người. Ảnh: Kim Kyung-Hoon/Reuters.
Làm ồn nơi công cộng: Người Nhật sử dụng điện thoại di động của họ một cách kín đáo, không nói chuyện điện thoại hoặc nói thật nhỏ khi ở nơi công cộng. Nếu bạn phải sử dụng điện thoại ở các khu vực này, bạn hãy di chuyển đến một nơi yên tĩnh và ít người. Ảnh: Kim Kyung-Hoon/Reuters.
Chỉ tay vào người khác: Chỉ tay vào người hoặc vật được xem là hành động thô lỗ ở Nhật Bản. Thay vào đó, người Nhật sẽ đưa cả bàn tay hướng về những gì họ muốn nói đến. Khi đề cập về bản thân, mọi người sẽ sử dụng ngón tay trỏ để chạm vào mũi thay vì chỉ vào chính mình. Ảnh: Beer5020/Shutterstock.
Chỉ tay vào người khác: Chỉ tay vào người hoặc vật được xem là hành động thô lỗ ở Nhật Bản. Thay vào đó, người Nhật sẽ đưa cả bàn tay hướng về những gì họ muốn nói đến. Khi đề cập về bản thân, mọi người sẽ sử dụng ngón tay trỏ để chạm vào mũi thay vì chỉ vào chính mình. Ảnh: Beer5020/Shutterstock.
Đưa đồ bằng một tay: Ở Nhật, mọi người luôn sử dụng cả hai tay để trao hoặc nhận đồ vật, gồm cả những vật nhỏ như danh thiếp. Khi thanh toán tại cửa hàng hoặc quán cà phê, khách hàng thường đặt tiền vào khay nhỏ bên cạnh quầy tính tiền thay vì đưa trực tiếp cho nhân viên thu ngân. Ảnh: Oyster.
Đưa đồ bằng một tay: Ở Nhật, mọi người luôn sử dụng cả hai tay để trao hoặc nhận đồ vật, gồm cả những vật nhỏ như danh thiếp. Khi thanh toán tại cửa hàng hoặc quán cà phê, khách hàng thường đặt tiền vào khay nhỏ bên cạnh quầy tính tiền thay vì đưa trực tiếp cho nhân viên thu ngân. Ảnh: Oyster.
Rót rượu cho bản thân: Trong các bữa tiệc, bạn hãy rót đầy ly của người ngồi cạnh khi đã cạn thay vì chỉ rót cho mình. Sau đó, người khác sẽ làm điều tương tự với bạn. Việc tự rót rượu cho mình bị coi là hành động không đẹp. Đồng thời, bạn cần giữ chai rượu bằng cả hai tay khi rót. Ảnh: Oyster.
Rót rượu cho bản thân: Trong các bữa tiệc, bạn hãy rót đầy ly của người ngồi cạnh khi đã cạn thay vì chỉ rót cho mình. Sau đó, người khác sẽ làm điều tương tự với bạn. Việc tự rót rượu cho mình bị coi là hành động không đẹp. Đồng thời, bạn cần giữ chai rượu bằng cả hai tay khi rót. Ảnh: Oyster.

Bạn có thể quan tâm

Trận đại thắng đầu tiên của đế chế Carthage trước quân La Mã

Trận đại thắng đầu tiên của đế chế Carthage trước quân La Mã

 Bài thuốc phòng the giúp vua Minh Mạng sinh 142 người con

Bài thuốc phòng the giúp vua Minh Mạng sinh 142 người con

Phát hiện trại lính La Mã 1.800 năm tuổi tại Hà Lan

Phát hiện trại lính La Mã 1.800 năm tuổi tại Hà Lan

Tội ác của phát xít Đức tại trại tập trung khét tiếng

Tội ác của phát xít Đức tại trại tập trung khét tiếng

Không phải Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý sợ nhất người nào?

Không phải Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý sợ nhất người nào?

Béo đúng 4 chỗ này, phụ nữ càng sống sang – tiền đầy ví

Béo đúng 4 chỗ này, phụ nữ càng sống sang – tiền đầy ví

Tìm thấy ngón chân cái giả 3.000 năm, sững sờ sự thật

Tìm thấy ngón chân cái giả 3.000 năm, sững sờ sự thật

Cây cảnh 4 mùa nở hoa, mang năng lượng tích cực, đẹp gây mê

Cây cảnh 4 mùa nở hoa, mang năng lượng tích cực, đẹp gây mê

Các nước quản lý chất lượng dầu ăn nghiêm ngặt thế nào?

Các nước quản lý chất lượng dầu ăn nghiêm ngặt thế nào?

421 đôi giày của người La Mã cổ đại được khai quật

421 đôi giày của người La Mã cổ đại được khai quật

Liên Xô tấn công đáp trả Đức quốc xã nhanh thế nào?

Liên Xô tấn công đáp trả Đức quốc xã nhanh thế nào?

Di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo

Di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo

Top tin bài hot nhất

Liên Xô tấn công đáp trả Đức quốc xã nhanh thế nào?

Liên Xô tấn công đáp trả Đức quốc xã nhanh thế nào?

03/07/2025 12:25
Không phải Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý sợ nhất người nào?

Không phải Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý sợ nhất người nào?

04/07/2025 06:42
Phát hiện trại lính La Mã 1.800 năm tuổi tại Hà Lan

Phát hiện trại lính La Mã 1.800 năm tuổi tại Hà Lan

04/07/2025 07:30
Tội ác của phát xít Đức tại trại tập trung khét tiếng

Tội ác của phát xít Đức tại trại tập trung khét tiếng

04/07/2025 07:12
Tìm thấy ngón chân cái giả 3.000 năm, sững sờ sự thật

Tìm thấy ngón chân cái giả 3.000 năm, sững sờ sự thật

03/07/2025 19:08

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status