Những điều chưa biết về võ thuật trong quân sự

Thế kỷ 21 văn minh, tiên tiến, hiện đại; dù rằng con người chế tạo ra nhiều loại vũ khí thông minh huỷ diệt, hiệu quả, tàn bạo, tàn khốc, tàn nhẫn và dã man nhưng võ thuật vẫn giữ một vai trò trọng trách trong khoa học quân sự.

Các trường võ bị nổi tiếng thế giới, đào tạo sĩ quan chỉ huy đều có dạy môn võ thuật, là môn học chính khoá bắt buộc, không đủ điểm không được ra trường.

Tại Việt Nam trước năm 1975 có Trường Vũ thuật Việt Nam Saigon (Võ sư Thanh Vân – Bắc phái Thăng Long dạy tại trường này từ năm 1943 – 1945) và Trường Vũ thuật Quân sự, toạ lạc trong khuôn viên Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức và các Trung tâm huấn luyện đặc biệt chuyên đào tạo Lực lượng bảo vệ yếu nhân (cận vệ chuyên bảo vệ nhân vật quan trọng – VIP). Các binh chủng Đặc công, Lực lượng đặc nhiệm, Trinh sát, Viễn thám, Biệt kích, Biệt động, Biệt hải, Người nhái, Lực lượng phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động…tất cả đều cần và phải dùng võ thuật trong công việc vì không phải lúc nào cũng có thể dùng súng.

 
“If you hesitate, you lose your advantage” (Nếu bạn chần chừ, bạn mất lợi thế). Đặc điểm võ thuật quân sự là nhanh, gọn, chính xác, hiệu quả, kèm theo những đức tính can trường, bản lãnh, bình tĩnh, gan dạ, tự tin, khôn ngoan, dũng mãnh, linh lợi, quyền biến theo mọi tình huống, không để chính mình bị nhốt trong bất cứ một khuôn mẫu nào. Võ thuật quân sự thực tế, thực dụng, không “màu mè”, không “hoa hoè hoa sói”, không “hoa lá cành”, không “giương oai thiết trảo”, không dùng động tác thừa, không sàng qua múa lại, không “bắt bông” quờ quạng lung tung vì thì giờ đâu mà phô diễn sự rườm rà để hù dọa đối phương. “Bạn không có cơ hội lần thứ hai để ra đòn”, đó là câu châm ngôn cho loại hình võ thuật quân sự. Đòn đánh ra phải chính xác, đủ lực để triệt hạ nhanh, nếu sai mục tiêu, không hiệu quả là tử, còn đâu nữa mà ra đòn lần thứ hai. Chính vì vậy tập võ thuật quân sự phải đổ mồ hôi, kiên trì và quyết chí; đó là phương tiện bảo vệ sinh mạng cho chính mình ngoài chiến trường.
Nói như vậy không có nghĩa là kỹ thuật võ thuật quân sự không đẹp mắt. Võ thuật quân sự rất “nam tính” và đầy đủ những đường nét “quyến rũ” người tập luyện bởi tính cách quyết liệt và uy dũng của loại hình này. Võ thuật quân sự dùng tất cả những thế, miếng, đòn võ thuật nào hiệu quả nhất, gồm tất cả các loại hình từ nhu đến cương, từ cổ điển đến hiện đại, nhất là tự vệ cận chiến, mưu sinh thoát hiểm, áp sát ôm, quăng, quật, vật, khóa, đè, bẻ và triệt phá không nhân nhượng, trong đó sức nhanh, sức mạnh, sức bền vô cùng quan trọng, đôi khi không có sức khỏe sẽ bại trận.
Người chỉ huy còn phải học vượt “đoạn đường chiến binh”, bơi lội, vượt sông, “đi dây tử thần”, “nhảy chuồng cu”, nhảy dù, “trực thăng vận – đổ bộ hoặc tuột dây từ trực thăng xuống”, leo núi, tuột núi, mưu sinh thoát hiểm (tự sống sót khi bị lạc trong rừng), địa hình, địa vật, sử dụng la bàn, bản đồ, chấm tọa độ, tìm phương hướng ban ngày cũng như ban đêm và nhiều môn chiến thuật khác. Xem ra khoa học quân sự đòi hỏi con người một sự nỗ lực “tự thắng để chỉ huy”.
One mind – Any weapon, đó tiêu chí của chương trình huấn luyện võ thuật Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ. Ngạn ngữ Latin có câu: “Si vis pacem, para bellum” – Epitoma Rei Militaris by Vegetius (If you want peace, prepare for war) nghĩa là “muốn có hoà bình hãy chuẩn bị chiến tranh”. Võ thuật quân sự không phải đợi đến khi ra trận mới tập luyện, mà tập luyện ngay trong thời điểm hoà bình. Luyện binh ba năm dùng một giờ. Lịch sử binh bị qua các triều đại bao giờ cũng chứng minh điều đó.

Xe tăng IS-2: Mũi tên sắt phá vỡ phòng tuyến thép Berlin

(Kiến Thức) - Với khả năng tiêu diệt xe tăng Panther và Tiger của quân Đức cũng như phá hủy các công sự kiên cố, IS-2 trở thành vũ khí quý giá trên chiến trường của Liên Xô và chỉ được biên chế cho các tiểu đoàn cận vệ tinh nhuệ. 

Xe tang IS-2: Mui ten sat pha vo phong tuyen thep Berlin
Theo Tanks Encyclopedia, trong giai đoạn đầu của Chiến Tranh Thế giới thứ 2, Liên Xô nhờ sở hữu xe tăng hạng nặng KV với lớp giáp thép dày 120 mm, có khả năng chống chịu hỏa lực mạnh của xe tăng Đức. Tuy nhiên, lợi thế này dẫn mất đi khi quân Đức từ cuối năm 1941 cải tiến pháo phòng không Flak-36 88 mm thành vũ khí chống tăng, dễ dàng tiêu diệt xe tăng KV. Lúc này nhiều người bắt đầu chỉ trích KV vì khả năng cơ động kém, tốc độ thấp, hệ thống truyền động kém tin cậy và khối lượng quá lớn

Ngạc nhiên danh sách các tàu sân bay "vô dụng" nhất thế giới

(Kiến Thức) - Trên toàn thế giới hiện tại có 42 tàu sân bay thuộc sở hữu của hải quân 15 quốc gia. Tuy nhiên, trong đó có không ít tàu sân bay có năng lực tác chiến kém cỏi và hoạt động gần như một tàu đổ bộ tấn công.

Ngac nhien danh sach cac tau san bay
Tính tới thời điểm hiện tại trên thế giới có khoảng 42 tàu sân bay đang trong tình trạng hoạt động tại 15 quốc gia, trong đó Mỹ chiếm tới 20 tàu  với 11 tàu sân bay hạt nhân và hầu hết các quốc gia còn lại đều chỉ sử dụng các tàu sân bay thông thường. Tuy nhiên, không phải tàu sân bay nào trên thế giới cũng có thể hoạt động như các tính năng mà nó được thiết kế vì nhiều lý do khác nhau, thậm chí có nhiều con tàu chỉ đóng vai trò như một trung tâm huấn luyện trên biển. Nguồn ảnh: BI.