Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Tin 24/7

Những điều cần biết về vaccine COVID-19 cho trẻ em

18/10/2021 09:24

Bộ Y tế vừa có văn bản việc tiêm phòng vaccine COVID-19 cho trẻ em 12-17 tuổi và dự kiến triển khai trong thời gian tới. 

Tâm Anh (TH)

Giá vàng hôm nay: Tiếp tục xu hướng giảm mạnh?

Giá heo hơi hôm nay: Tiếp tục giảm, mức thấp nhất trong 4 năm qua

Ngất ngây ngắm vườn chim ở trung tâm Sài Gòn

Các độc chiêu đổ bộ sao Hỏa giá rẻ

Kienlongbank chốt ngày đăng ký nhận cổ tức 13% cho cổ đông

1. Theo thống kê, khoảng 30 quốc gia gồm: Anh, Áo, Ba Lan, Brazil, Campuchia, Canada, Cuba, Chile, Đan Mạch, El Savador, Estonia, Hungary, Israel, Ireland, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, San Marino, Singapore, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Thụy Điển, UAE… đã tiến hành tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em.
1. Theo thống kê, khoảng 30 quốc gia gồm: Anh, Áo, Ba Lan, Brazil, Campuchia, Canada, Cuba, Chile, Đan Mạch, El Savador, Estonia, Hungary, Israel, Ireland, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, San Marino, Singapore, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Thụy Điển, UAE… đã tiến hành tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em.
Thế nhưng, tính đến thời điểm hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa phê duyệt bất kỳ vaccine vắc xin COVID-19 nào cho trẻ em. Tất cả 6 loại vắc xin WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp đều được khuyến cáo sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên. Các thử nghiệm vắc xin cho trẻ em đang được tiến hành và WHO sẽ cập nhật khuyến nghị của mình khi có bằng chứng hoặc tình hình dịch tễ học cho thấy có sự thay đổi trong chính sách.
Thế nhưng, tính đến thời điểm hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa phê duyệt bất kỳ vaccine vắc xin COVID-19 nào cho trẻ em. Tất cả 6 loại vắc xin WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp đều được khuyến cáo sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên. Các thử nghiệm vắc xin cho trẻ em đang được tiến hành và WHO sẽ cập nhật khuyến nghị của mình khi có bằng chứng hoặc tình hình dịch tễ học cho thấy có sự thay đổi trong chính sách.
2. Hiệu quả của các vắc xin COVID-19 cho trẻ em. Mặc dù WHO chưa phê duyệt bất kỳ vắc xin nào cho trẻ em nhưng một số hãng dược đã công bố kết quả các thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả khi tiêm chủng cho nhóm đối tượng dưới 18 tuổi.
2. Hiệu quả của các vắc xin COVID-19 cho trẻ em. Mặc dù WHO chưa phê duyệt bất kỳ vắc xin nào cho trẻ em nhưng một số hãng dược đã công bố kết quả các thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả khi tiêm chủng cho nhóm đối tượng dưới 18 tuổi.
Trong đó, vắc xin Pfizer đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt hoàn toàn cho trẻ em và người lớn từ 16 tuổi trở lên và có giấy phép sử dụng khẩn cấp cho trẻ em từ 12 - 15 tuổi (liều lượng giống người lớn 30mcg, tiêm cách nhau 3 tuần).
Trong đó, vắc xin Pfizer đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt hoàn toàn cho trẻ em và người lớn từ 16 tuổi trở lên và có giấy phép sử dụng khẩn cấp cho trẻ em từ 12 - 15 tuổi (liều lượng giống người lớn 30mcg, tiêm cách nhau 3 tuần).
Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) cũng phê duyệt vắc xin Pfizer cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi. Kể từ đó, các nước châu Âu đã thực hiện những chính sách tiêm ngừa khác nhau. Hãng Pfizer công bố kết quả thử nghiệm cho thấy vắc xin có hiệu lực 100% trong việc ngăn ngừa COVID-19 ở trẻ em từ 12 - 15 tuổi ; 91% với những người dưới 16 tuổi.
Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) cũng phê duyệt vắc xin Pfizer cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi. Kể từ đó, các nước châu Âu đã thực hiện những chính sách tiêm ngừa khác nhau. Hãng Pfizer công bố kết quả thử nghiệm cho thấy vắc xin có hiệu lực 100% trong việc ngăn ngừa COVID-19 ở trẻ em từ 12 - 15 tuổi ; 91% với những người dưới 16 tuổi.
Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt vắc xin Moderna cho trẻ em từ 12-17 tuổi nhưng chưa cấp phép sử dụng. Theo nghiên cứu từ Moderna cho thấy trẻ 12-17 tuổi tiêm vắc xin có hiệu quả và tác dụng phụ tương tự người lớn.
Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt vắc xin Moderna cho trẻ em từ 12-17 tuổi nhưng chưa cấp phép sử dụng. Theo nghiên cứu từ Moderna cho thấy trẻ 12-17 tuổi tiêm vắc xin có hiệu quả và tác dụng phụ tương tự người lớn.
Những nghiên cứu của Moderna chưa phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ vị thành niên, không trường hợp mắc COVID-19 có triệu chứng sau tiêm vắc xin đủ 2 liều. Thêm nữa, một liều vắc xin Moderna có hiệu quả 93% trong việc chống lại COVID-19 có triệu chứng.
Những nghiên cứu của Moderna chưa phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ vị thành niên, không trường hợp mắc COVID-19 có triệu chứng sau tiêm vắc xin đủ 2 liều. Thêm nữa, một liều vắc xin Moderna có hiệu quả 93% trong việc chống lại COVID-19 có triệu chứng.
Vào tháng 6, Trung Quốc bắt đầu cho phép một số trẻ em từ 3 - 17 tuổi được tiêm vắc xin do hãng dược Sinovac sản xuất. Vắc xin Sinovac cũng được sử dụng phổ biến ở nhiều nước châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.
Vào tháng 6, Trung Quốc bắt đầu cho phép một số trẻ em từ 3 - 17 tuổi được tiêm vắc xin do hãng dược Sinovac sản xuất. Vắc xin Sinovac cũng được sử dụng phổ biến ở nhiều nước châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.
Những tình nguyện viên được tiêm vắc xin Sinovac gồm 500 trẻ em, thanh thiếu niên khỏe mạnh. 96% trong số đó phát triển kháng thể chống lại nCoV. Đa số đối tượng tham gia thử nghiệm có tác dụng phụ nhẹ hoặc trung bình, phổ biến nhất là đau tại chỗ tiêm.
Những tình nguyện viên được tiêm vắc xin Sinovac gồm 500 trẻ em, thanh thiếu niên khỏe mạnh. 96% trong số đó phát triển kháng thể chống lại nCoV. Đa số đối tượng tham gia thử nghiệm có tác dụng phụ nhẹ hoặc trung bình, phổ biến nhất là đau tại chỗ tiêm.
Soberana 2 của Cuba là vắc xin đầu tiên trên thế giới được tiêm cho trẻ 2 - 11 tuổi. Vào ngày 12/8, giới chức Cuba công bố dữ liệu ban đầu cho thấy “chỉ có 21.000 người” (hay 0,8%) trong số 2,5 triệu người được tiêm vắc xin Soberana 2 mắc COVID-19. Ngoài ra, chỉ 99 người tử vong, chiếm tỷ lệ 0,003%. Ngoài những vắc xin trên, AstraZeneca, Covaxin... đang tiến hành thử nghiệm cho nhóm đối tượng dưới 18 tuổi.
Soberana 2 của Cuba là vắc xin đầu tiên trên thế giới được tiêm cho trẻ 2 - 11 tuổi. Vào ngày 12/8, giới chức Cuba công bố dữ liệu ban đầu cho thấy “chỉ có 21.000 người” (hay 0,8%) trong số 2,5 triệu người được tiêm vắc xin Soberana 2 mắc COVID-19. Ngoài ra, chỉ 99 người tử vong, chiếm tỷ lệ 0,003%. Ngoài những vắc xin trên, AstraZeneca, Covaxin... đang tiến hành thử nghiệm cho nhóm đối tượng dưới 18 tuổi.
Thử nghiệm vắc xin ZyCoV-D do Ấn Độ sản xuất được tiến hành với 28.000 tình nguyện viên, trong đó có 1.400 thanh, thiếu niên từ 12 - 18 tuổi. Kết quả các thử nghiệm không phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng.
Thử nghiệm vắc xin ZyCoV-D do Ấn Độ sản xuất được tiến hành với 28.000 tình nguyện viên, trong đó có 1.400 thanh, thiếu niên từ 12 - 18 tuổi. Kết quả các thử nghiệm không phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng.
3. Mỗi hãng dược công bố liều lượng vắc xin COVID-19 cho trẻ em có sự khác nhau. Trong đó, vắc cin ZyCoV-D của Ấn Độ có 3 liều tiêm. Trung Quốc, Thái Lan tiêm 2 liều Vero Cell, Sinovac cho trẻ em tương tự như người trưởng thành. Mỹ và một số nước tiêm vắc xin Pfizer cho trẻ 12-17 tuổi với liều tương đương người lớn (2 liều, mỗi liều 30µg, cách nhau 21 ngày).
3. Mỗi hãng dược công bố liều lượng vắc xin COVID-19 cho trẻ em có sự khác nhau. Trong đó, vắc cin ZyCoV-D của Ấn Độ có 3 liều tiêm. Trung Quốc, Thái Lan tiêm 2 liều Vero Cell, Sinovac cho trẻ em tương tự như người trưởng thành. Mỹ và một số nước tiêm vắc xin Pfizer cho trẻ 12-17 tuổi với liều tương đương người lớn (2 liều, mỗi liều 30µg, cách nhau 21 ngày).
4. Trong bối cảnh nhiều nước đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em, vào ngày 14/10, Bộ Y tế Việt Nam có văn bản số về việc tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em 12-17 tuổi gửi Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur.
4. Trong bối cảnh nhiều nước đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em, vào ngày 14/10, Bộ Y tế Việt Nam có văn bản số về việc tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em 12-17 tuổi gửi Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur.
Bộ Y tế đề nghị mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương. Loại vắc xin được sử dụng được Bộ Y tế phê duyệt cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Vắc xin được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại.
Bộ Y tế đề nghị mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương. Loại vắc xin được sử dụng được Bộ Y tế phê duyệt cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Vắc xin được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại.
5. Kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em ở Việt Nam. Theo lộ trình Bộ Y tế xây dựng, đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch tiêm mũi 1 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi từ tháng 10/2021 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện. Bộ Y tế phấn đấu trong quý IV/2021 sẽ tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 cho 95% trên tổng số 8,1 triệu trẻ em từ 12 - 17 tuổi trên cả nước.
5. Kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em ở Việt Nam. Theo lộ trình Bộ Y tế xây dựng, đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch tiêm mũi 1 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi từ tháng 10/2021 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện. Bộ Y tế phấn đấu trong quý IV/2021 sẽ tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 cho 95% trên tổng số 8,1 triệu trẻ em từ 12 - 17 tuổi trên cả nước.
Vào ngày 16/10, Sở Y tế TP.HCM đề xuất cho phép triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 12 - 17 tuổi trên địa bàn bắt đầu từ ngày 22/10. Theo đó, TP.HCM có thể sẽ là địa phương đầu tiên trên cả nước tiêm vắc xin cho trẻ sau hướng dẫn của Bộ Y tế.
Vào ngày 16/10, Sở Y tế TP.HCM đề xuất cho phép triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 12 - 17 tuổi trên địa bàn bắt đầu từ ngày 22/10. Theo đó, TP.HCM có thể sẽ là địa phương đầu tiên trên cả nước tiêm vắc xin cho trẻ sau hướng dẫn của Bộ Y tế.
Mời độc giả xem video: Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Nguồn: VTV4.

Top tin bài hot nhất

Biệt thự 600m2 của Hồ Quỳnh Hương trước khi làm đám cưới

Biệt thự 600m2 của Hồ Quỳnh Hương trước khi làm đám cưới

15/05/2025 13:32
Vĩnh Long: Bắn gục tài xế xe tải, người đàn ông tự sát sau bi kịch mất con

Vĩnh Long: Bắn gục tài xế xe tải, người đàn ông tự sát sau bi kịch mất con

28/04/2025 23:05
An Giang: Mời thầu thi công đoạn 1 tuyến đường vành đai song song với tuyến ĐT.942

An Giang: Mời thầu thi công đoạn 1 tuyến đường vành đai song song với tuyến ĐT.942

01/05/2025 06:52
Giá vàng hôm nay: Vàng thế giới vượt 3.320 USD/ounce, vàng trong nước bùng nổ

Giá vàng hôm nay: Vàng thế giới vượt 3.320 USD/ounce, vàng trong nước bùng nổ

26/04/2025 13:28
Loại cây "trữ vàng" trong lá, trồng nhiều ở Việt Nam

Loại cây "trữ vàng" trong lá, trồng nhiều ở Việt Nam

19/05/2025 14:02

Bạn có thể quan tâm

Thu nhập của Hoa hậu Thùy Tiên trước khi vướng vòng lao lý

Thu nhập của Hoa hậu Thùy Tiên trước khi vướng vòng lao lý

Đôi nam nữ đuối nước thương tâm khi tắm biển Cửa Lò

Đôi nam nữ đuối nước thương tâm khi tắm biển Cửa Lò

Trước khi bị khởi tố, hoa hậu Thủy Tiên dính ồn ào nào?

Trước khi bị khởi tố, hoa hậu Thủy Tiên dính ồn ào nào?

Bắt quả tang nhóm đối tượng chôn, đổ chất thải ở Hưng Yên

Bắt quả tang nhóm đối tượng chôn, đổ chất thải ở Hưng Yên

Hoa hậu Thùy Tiên khai gì sau khi bị khởi tố?

Hoa hậu Thùy Tiên khai gì sau khi bị khởi tố?

Trưởng công an xã được khởi tố, điều tra vụ án hình sự

Trưởng công an xã được khởi tố, điều tra vụ án hình sự

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status