Những điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Từ 15/12, tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập, giáo viên dự bị ĐH có thay đổi.

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
Thông tư này thay thế Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT ngày 30/11/2021 của Bộ GD&ĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Nhung diem moi trong xet thang hang chuc danh nghe nghiep giao vien
Ảnh minh hoạ. Nguồn xaydungchinhsach.chinhphu.vn/ 
Thông tư có một số điểm quy định mới và điều chỉnh so với Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Không quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng do Chính phủ đã bỏ hình thức thi thăng hạng; không quy định nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng do Chính phủ đã quy định chi tiết tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP.
Thứ 2: Quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và hạng I đối với giáo viên mầm non, phổ thông, giáo viên dự bị đại học.
Theo yêu cầu của Chính phủ, để bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ, ngoài tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP, Bộ GD&ĐT quy định bổ sung một số tiêu chuẩn, điều kiện như sau:
Về tiêu chuẩn xếp loại chất lượng trong thời gian công tác: Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III và tương đương, có 2 năm (đối với mầm non) và 3 năm (đối với phổ thông, dự bị đại học) công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.
Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II và tương đương, có 5 năm trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên, trong đó có ít nhất 2 năm được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
Theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về xác định cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tại Công văn số 64/BNV-CCVC ngày 05/01/2024, đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, tỷ lệ chức danh nghề nghiệp hạng I tối đa không quá 10%, tỷ lệ chức danh nghề nghiệp hạng II và tương đương tối đa không quá 50%.
Do đó, tiêu chuẩn về xếp loại chất lượng tại Thông tư là phù hợp với yêu cầu về cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, bảo đảm lựa chọn được những giáo viên xứng đáng, có đóng góp được ghi nhận và có sự nỗ lực phát triển nghề nghiệp trong thời gian giữ hạng.
Về danh hiệu thi đua và thành tích khen thưởng trong tiêu chuẩn, điều kiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để đăng ký dự xét hạng I: Là các danh hiệu thi đua và thành tích khen thưởng đạt được trong thời gian giữ hạng II. Quy định này để bảo đảm 01 danh hiệu thi đua và thành tích không được sử dụng đồng thời ở hai lần dự thăng hạng từ hạng III lên hạng II và từ hạng II lên hạng I; đồng thời, để bảo đảm giáo viên có sự nỗ lực, phấn đấu tiếp tục trong suốt thời gian giữ hạng.
Thứ 3: Quy định cụ thể việc xác định thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp tương đương tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong việc tính thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề khi giáo viên đăng ký dự thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Các nội dung quy định tại Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để địa phương tiếp tục triển khai việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, bảo đảm quyền lợi cho đội ngũ nhà giáo.
>>> Mời quý độc giả xem video: thầy Lê Văn Thắng, giáo viên tại điểm trường thôn Lếch Mông B (điểm trường lẻ của Trường Mầm non Thanh Kim, xã Thanh Bình, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) chia sẻ về ước mơ của mình:
 

Gần 2.500 giáo viên Hà Nội: Nhiều bất cập nếu phải thi thăng hạng

Cho rằng việc thi thăng hạng có nhiều bất cập, gần 2.500 giáo viên ở Hà Nội viết tâm thư, kiến nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội bỏ kỳ thi này.

Ngày 30/11/2021, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 34/2021 quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kì xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (CDNN) giáo viên Mầm non, phổ thông công lập.
Trong đó có quy định, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II: "Được thực hiện thông qua việc xét và chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II của mỗi cấp học”. Đây là một tin vui với nhiều giáo viên khi đã có thể thăng hạng thông qua xét hồ sơ.

Bộ GD&ĐT: Đề xuất bỏ thi thăng hạng là có căn cứ

Chiều 4/8, Bộ GD&ĐT đã giải đáp một số vấn đề về quá trình triển khai thực hiện Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT, trong đó có đề xuất bỏ thi thăng hạng của giáo viên.

Bộ GD&ĐT cho biết, thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn (chức danh nghề nghiệp) CDNN viên chức, thăng hạng CDNN viên chức các ngành/lĩnh vực thực hiện theo quy định chung của Quốc hội tại Luật Viên chức 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Đồng thời, thực hiện theo hướng dẫn chi tiết của Chính phủ tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2023 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Theo đó, việc thăng hạng CDNN từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp được thực hiện thông qua hình thức thi và xét (khoản 2 Điều 31 Luật Viên chức 2010 và khoản 2 Điều 29 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP).

Hà Nội: Giáo viên đề nghị bỏ thi thăng hạng, Sở Nội vụ nói gì?

Liên quan tới băn khoăn của hàng ngàn giáo viên về việc liệu có được bỏ thi thăng hạng CDNN, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết chế độ chính sách cho giáo viên.

Ngày 17/8, 4.168 giáo viên Hà Nội các cấp học đã gửi tâm thư tới Giám đốc Sở Nội vụ TP Hà Nội Trần Đình Cảnh đề nghị được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (CDNN) giáo viên từ hạng III lên hạng II, mà không phải dự thi.
Ha Noi: Giao vien de nghi bo thi thang hang, So Noi vu noi gi?
 Từ trái qua: Thầy giáo Nguyễn Văn Đường (Trường THPT Phú Xuyên A), cô giáo Trần Việt Hồng (Trường THPT Xuân Mai) cùng đồng nghiệp. Ảnh: NVCC.
Tâm thư của các giáo viên Hà Nội diễn ra trong bối cảnh Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa đồng ý về nguyên tắc việc bỏ hình thức thi thăng hạng CDNN viên chức, trong đó có viên chức giáo viên.
Trong công văn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 15/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, đề xuất của giáo viên về việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp là có căn cứ. Bộ cũng nhận được văn bản xin ý kiến từ Bộ Nội vụ về việc bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức với giáo viên và nhất trí với nội dung này.
Vậy liệu giáo viên Hà Nội có được bỏ thi thăng hạng CDNN hay không là băn khoăn của hàng ngàn giáo viên.
Hà Nội sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết chế độ chính sách
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống sáng 18/8, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh cho biết, Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức đã quy định ngạch công chức đối với công chức, hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức. Để tổ chức thực hiện các luật này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 Quy định về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.