Những chia sẻ xúc động của con trai nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

(Kiến Thức) - Trước giây phút tiễn biệt nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu về với đất mẹ, ông Lê Minh Diễn nghẹn ngào chia sẻ, do dịch bệnh nên không thể thực hiện di nguyện của cha.

Sau lời điếu văn được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đọc tại lễ truy điệu nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, ông Lê Minh Diễn đã có phát biểu rất cảm động. Thay mặt gia đình phát biểu cảm ơn tại lễ truy điệu, con trai của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã gửi lời cảm ơn tới Đảng, Nhà nước, nhân dân, bạn bè quốc tế đã quan tâm, chăm sóc nguyên Tổng bí thư từ khi ông lâm trọng bệnh cho tới lúc trút hơi thở cuối cùng, đã tổ chức chu đáo lễ quốc tang, đã chia buồn, viếng và tiễn đưa.
"Xin cảm ơn nhân dân đã tạm hoãn các hoạt động vui chơi, giải trí để thực hiện lễ quốc tang" - ông nói.
Nhung chia se xuc dong cua con trai nguyen Tong Bi thu Le Kha Phieu
Ông Lê Minh Diễn - con trai nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu nói lời cảm ơn tại lễ tang
Trước linh cữu cha mình, ông Lê Minh Diễn nói đôi lời tiễn biệt: "Thưa bố kính yêu, con xin có mấy dòng tâm sự tuy rằng rất muộn khi bố đã ra đi mãi mãi, khi mà những lời tâm sự với bố đã trở nên muộn màng. Con sinh ra đã quen với sự vắng mặt của bố. Ký ức tuổi thơ của con chỉ là những đợt sơ tán trước những trận bom, những buổi tối mắt nhắm mắt mở lên nhà rồi lại xuống hầm. Chúng con đã quen với những trận mưa bão, nhà tốc mái, bung cửa, gió lùa vào mọi ngóc ngách trong căn nhà vách đất phải chống chọi với mưa bão, chỉ có mẹ và bốn bà cháu.
Những ý niệm của con về bố chỉ là chú bộ đội đang đi chiến trường, chẳng biết bao giờ mới về. Chiến tranh kết thúc, bố chỉ về phép như bao người lính rồi lại lên đường với cuộc chiến ở biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế.
Tiếp bước bố, anh em con nhập ngũ, trở thành người lính. Con ra biên giới. Ở nhà chỉ có bà, mẹ và chị. Những năm chín mươi, bố, con và em mới được về Hà Nội, gia đình mới thực sự sum vầy, đoàn tụ. Nhưng vì là người lính, do điều kiện công tác nên con cũng chưa có lần nào được tâm sự dài với bố.
Vì là người lính nên con cũng hiểu sự khó khăn, gian khổ của bố và đồng đội. Khi đến thăm thành cổ Quảng Trị, nghe kể về cuộc chiến ở đây, con cũng cảm nhận được phần nào sự khốc liệt của chiến tranh. Mọi sự sống và cái chết giành giật từng ngày từng giờ. Đường 9 Nam Lào, Khe Sanh, chiến trường Trị - Thiên, nơi nào cũng in đậm dấu chân của bố.
Bố vẫn nói với chúng con rằng được như ngày hôm nay phải biết ơn hàng triệu người đã ngã xuống, hàng ngàn gia đình mất người thân, nhiều ngàn người đã không còn nguyên vẹn thân thể khi trở về, di chứng chiến tranh còn theo họ và gia đình họ đến tận bây giờ.
Nhung chia se xuc dong cua con trai nguyen Tong Bi thu Le Kha Phieu-Hinh-2
Lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu 
Bố dặn chúng con phải luôn gần gũi với dân, phải sống xứng đáng với những đóng góp và hi sinh của nhân dân, dù ở bất kỳ cương vị nào.
Khoảng thời gian được gần gũi tâm sự giữa bố với con diễn ra chưa đến một năm. Tuy nhiên, chừng ấy thời gian con cũng học tập được ở bố rất nhiều trong công việc và cuộc sống, lấy chữ tâm làm trọng. Thời gian tuy ngắn ngủi nhưng qua những việc bố đã làm, qua những câu chuyện kể, nhận xét của những người đã chiến đấu, công tác với bố, con càng tự hào về bố hơn.
Nay bố đã đi xa, tóc con cũng đã bạc màu, con xin hứa với bố sẽ luôn sống đúng với những lời răn dạy của bố và luôn dạy thế hệ sau này như bố đã dạy con.
Bố ra đi để lại sự trống vắng trong gia đình. Con xin lỗi bố, con đã không thực hiện được ý nguyện của bố là rải tro cốt xuống 3 dòng sông nơi gắn liền với nhiều kỷ niệm của cuộc đời bố. Do dịch bệnh, con không thể kéo dài thời gian tang lễ ảnh hưởng đến mọi người. Chắc là bố sẽ hiểu và thông cảm cho con.
Con mong bố thanh thản về với cõi vĩnh hằng. Nơi đó không còn chiến tranh. Nơi đó luôn ấm tình đồng đội. Bố ra đi để lại trong con dấu ấn của một thế hệ xả thân vì nước, vì dân, dấu ấn của một thời trọn vẹn hi sinh. Bố ra đi để lại nơi này dấu chân qua các cuộc chiến, dấu chân người lính".

Út trọc kéo bao nhiêu quan chức cấp cao “xộ khám“?

(Kiến Thức) - Vụ án Đinh Ngọc Hệ, tức Út “trọc” lừa đảo chiếm đoạt tài sản khiến nhiều quan chức cấp cao xộ khám, trong đó có hai nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng và Bộ Giao thông Vận tải.

Đinh Ngọc Hệ, tức Út “trọc”, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn đã bị Tòa án Quân sự Trung ương và Tòa án Quân sự Quân chủng Hải quân tuyên phạt tổng cộng hơn 30 năm tù. 

Ut troc keo bao nhieu quan chuc cap cao “xo kham“?
 Út "trọc" và ông Nguyễn Văn Hiến

Quan tham “ăn” đất nhận quả đắng, tiền tan sự nghiệp tiêu tán

(Kiến Thức) - Thời gian qua, nhiều quan chức đã phải nhận kết cục bi thảm do những sai phạm liên quan đến đất đai tại địa phương mình quản lý. Dưới đây là những vị quan tham đã phải ngậm trái đắng vì "ăn" đất.

Quan tham “an” dat nhan qua dang, tien tan su nghiep tieu tan
Chiếm 3.000 m2 đất công, Chủ tịch xã ở Thanh Hóa bị khởi tố: Công an Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Lê Xuân Thảo, nguyên Chủ tịch UBND xã Hà Vinh; Ngô Văn Dũng, nguyên cán bộ địa chính xã và Ngô Văn Lưu, nguyên trưởng thôn Quý Vinh về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".