Nhóm ngành nào có tiềm năng trong nền kinh tế được dự báo giảm tốc vào 2020?

(Vietnamdaily) - TS. Võ Trí Thành đã chỉ ra 5 nhóm ngành/lĩnh vực của Việt Nam có tiềm năng, có lợi thế so sánh truyền thống.

Tại Hội nghị đầu tư 2019 với chủ đề "Kinh tế Việt Nam 2020-2030: Suy thoái hay hưng thịnh?" diễn ra ngày 5/11 tại TP HCM, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng nền kinh tế của Việt Nam đạt tăng trưởng 7% trong năm 2020 là cực khó.

Theo công bố của U.S News & World Report, Việt Nam từ hạng 23 năm 2018 đã lên hạng thứ 8 năm 2019 trong top 20 nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư. Riêng tại châu Á, Việt Nam xếp thứ 4 chỉ sau Arab Saudi, Ấn Độ và Qatar.

Nguyên nhân Việt Nam có vị trí địa chính trị, địa kinh tế quan trọng trong một khu vực năng động và gắn kết chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs). Bên cạnh đó, dân số trẻ, chi phí lao động tương đối cạnh tranh, thị trường nội địa mở rộng cùng tầng lớp trung lưu. 

Đặc biệt, với chiến lược đầu tư Trung Quốc + 1, chuyển hướng đầu tư cộng với tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và những cam kết ổn định, tiếp tục cải cách, hội nhập là những yếu tố thuận lợi giúp Việt Nam ngày càng hấp dẫn với giới đầu tư…

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều điểm bất lợi về tính nhất quán, tiên liệu chính sách và thực thi, điểm nghẽn về nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm quản trị bậc trung, CEOs, và khó khăn trong kết cấu hạ tầng, tăng lương…

Nhóm ngành nào sẽ có tiềm năng?

Chia sẻ tại Hội nghị, TS. Võ Trí Thành đã chỉ ra 5 nhóm ngành/lĩnh vực của Việt Nam có tiềm năng. Đó là những ngành có lợi thế so sánh truyền thống như:

- Dệt may, giày da, điện tử, nông sản và thủy sản.

- Lĩnh vực phục vụ tiêu dùng như phân phối bán lẻ, du lịch, giải trí, giáo dục, y tế, dược.

- Lĩnh vực hỗ trợ mạng sản xuất/chuỗi giá trị, kết nối với doanh nghiệp tiên phong gồm dịch vụ hỗ trợ logistics, công nghiệp hỗ trợ.

- Những ngành lĩnh vực mới nổi như kinh tế xanh, kinh tế sáng tạo, kinh tế nền tảng fintech.

- Và kết cấu hạ tầng và bất động sản gồm bất động sản nhà ở, văn phòng, du lịch, bán lẻ, khu công nghiệp…

Riêng lĩnh vực tài chính ngân hàng, TS Võ Trí Thành nhận định hiện nền kinh tế vẫn cơ bản dựa vào hệ thống ngân hàng; tái cấu trúc ngân hàng có bước tiến tích cực, nhiều ngân hàng bước vào chuyển đổi số; nợ xấu đến tháng 8/2019 ở dưới 2%, tính cả tại VAMC là dưới 5%.

“Tuy nhiên thị trường tài chính cũng còn không ít vấn đề, đó là Basel II thách thức với nhiều ngân hàng; xử lý vài ngân hàng yếu kém, nợ xấu nhóm 4 -5 còn cao tại một số ngân hàng. Thị trường cổ phiếu từ phấn khích đến cẩn trọng, thanh khoản giảm đáng kể, 9 tháng 2019 ở mức trên dưới 4.000 tỷ đồng/ngày. Thị trường trái phiếu nhiều nền tảng cơ bản chưa hoàn thiện gồm khuôn khổ pháp lý, chuẩn mực kế toán, hiệu lực tư pháp, tổ chức định mức tín nhiệm…”, TS Võ Trí Thành nêu.

Nhom nganh nao co tiem nang trong nen kinh te duoc du bao giam toc vao 2020?
 TS Võ Trí Thành tại Hội nghị sáng 5/11.

Năm 2020 xu thế kinh tế thế giới nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm tốc?

Khi được hỏi về những dự báo cho năm 2020, TS Võ Trí Thành cho rằng bước sang năm 2020 xu thế kinh tế thế giới nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm tốc, do có nhiều dấu hiệu cho thấy sự suy thoái nhưng nhiều người tin rằng phải đến cuối năm 2020 đầu 2021.

Ngoài ra, 3 quý đầu năm 2019, tăng trưởng kinh tế Việt Nam là 6,8%, tuy nhiên Thủ tướng nói trước Quốc hội tăng trưởng cả năm 2019 nhiều khả năng đạt 6,8%.

Thường quý 4 mức tăng trưởng cao hơn các quý trước như vậy tăng trưởng cả năm nay phải 7%. Lý do ở đây đó là chỉ số PMI đơn đặt hàng một số lĩnh vực giảm. Vậy quý còn lại yếu tố nào quyết định? Đó chính là giải ngân đầu tư công có nhanh hay không.

"Năm 2020, tất cả dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6 đến 6,8%. Mức tăng trưởng này vẫn là điểm sáng về tăng trưởng nhưng để đạt được 7% là cực khó", TS Võ Trí Thành nhận định.

Chia sẻ tại hội thảo, TS Võ Trí Thành nhấm mạnh trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp đừng nên xây dựng chiến lược dài hạn mà nên làm ngắn hạn, vì có quá nhiều rủi ro, biến động có thể xảy ra. Doanh nghiệp nên thực hiện dự báo trong khoảng nhất định, có sự điều chỉnh thường xuyên.

Để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, cần mở nút thắt gì?

(Kiến Thức) - Tổng kết lại một năm đầy ấn tượng của kinh tế Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng: Vẫn cần mở những nút thắt để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững hơn nữa. 

Tại Hội thảo “Mở những nút thắt để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển kinh tế; Câu lạc bộ Các nhà công thương Việt Nam phối hợp tổ chức, không ít chuyên gia kinh tế đã thẳng thắn chỉ ra nhiều "vật cản" đang cản trở kinh tế Việt Nam phát triển; đồng thời nêu ra hướng "hóa giải" những nút thắt này.
Nhiều chuyên gia cho rằng cần phải tháo nút thắt để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.
Nhiều chuyên gia cho rằng cần phải tháo nút thắt để kinh tế Việt Nam  phát triển bền vững.

Năm 2019 nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục khởi sắc

(Vietnamdaily) - Năm 2018 là năm thứ ba liên tiếp nền kinh tế đạt mức tăng trưởng trên 6,5% và duy trì mức lạm phát thấp dưới 4%. Riêng trong tháng 1/2019,  tổng vốn của nhà đầu tư nước ngoài đạt 1,9 tỷ USD, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong tháng 1/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 1,9 tỷ USD, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tính từ đầu năm đến thời điểm 20/1/2019 có 226 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 805 triệu USD, tăng 36,1% về số dự án và tăng 81,9% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
Nam 2019 nen kinh te Viet Nam se tiep tuc khoi sac
 Vốn FDI chảy vào lĩnh vực sản xuất sẽ thúc đẩy hoạt động trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, có 72 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 340,3 triệu USD, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm đạt hơn 1,145 tỷ USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Bà Rịa-Vũng Tàu chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở hơn 7 ha

(Vietnamdaily) - Hai dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư là Khu nhà ở Long Hương và Khu nhà ở An Sơn, tổng diện tích hơn 7 ha.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH Bất động sản Phước Sơn đầu tư giai đoạn 1 dự án Khu nhà ở Long Hương, TP Bà Rịa. Dự án có diện tích khoảng 5,3 ha, với tổng vốn đầu tư hơn 122 tỷ đồng. Quy mô dự án gồm 200 căn hộ với 156 nhà liên kế và 44 biệt thự. Dự án được đầu tư xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng trong 36 tháng kể từ ngày ký quyết định chủ trương đầu tư.

Dự án thứ hai được chấp thuận chủ trương đầu tư là Khu nhà ở An Sơn tại Thị trấn Long Điền, huyện Long Điền do doanh nghiệp tư nhân An Sơn làm chủ. Khu đất thực hiện dự án có diện tích 1,93 ha với tổng vốn đầu tư hơn 95 tỷ đồng. Quy mô dân số khoảng 400 người cho 100 căn nhà ở. Dự án được đầu tư xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng trong thời gian 24 tháng.