Nhóm khủng bố sân bay Tân Sơn Nhất bị đề nghị mức án nào?

(Kiến Thức) - Hành vi của các đối tượng khủng bố sân bay Tân Sơn Nhất là đặc biệt nghiêm trọng, VKSND đã đề nghị HĐXX xử phạt các bị cáo 8-18 năm tù.

Cuối giờ sáng nay (27/12), phiên Tòa xét xử nhóm bị cáo khủng bố sân bay Tân Sơn Nhất về tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân và Không tố giác tội phạm đã kết thúc phần tranh luận, Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM đã đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) mức án cụ thể cho từng bị cáo.
VKSND TP.HCM đề nghị mức án của các bị cáo về Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân từ 8 đến 18 năm tù.
VKSND TP.HCM đề nghị mức án của các bị cáo về Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân từ 8 đến 18 năm tù.
Theo VKSND TP, qua hơn một ngày xét hỏi, cũng như tranh luận, căn cứ vào các tài liệu chứng cứ, lời khai của các đồng phạm trong vụ án khủng bố Tân Sơn Nhất. VKSND nhận thấy việc truy tố 14 bị can về tội "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân" và tội "Không tố giác tội phạm" của bị cáo Lê Thị Thu Phương là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
An ninh xung quanh phiên Tòa tại TAND TP.HCM được siết chặt.
An ninh xung quanh phiên Tòa tại TAND TP.HCM được siết chặt. 
“Xét thấy hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, VKS đề nghị HĐXX xử phạt Đặng Hoàng Thiện 16 đến 18 năm tù; Nguyễn Đức Sinh 14 đến 16 năm tù; Thái Hàn Phong 13 đến 15 năm tù; Ngô Thụy Tường Vy, Nguyễn Ngọc Tiền cùng 12 đến 14 năm tù; Nguyễn Thị Chung 10 đến 12 năm tù; Bùi Công Thành, Trương Tấn Phát 8 đến 10 năm tù. Các bị cáo còn lại từ 5 đến 8 năm tù. Riêng bị cáo Lê Thị Thu Phương bị đề nghị án treo (1 đến 2 năm) về tội Không tố giác tội phạm.
Ngay sau phần đề nghị mức án các đối tượng khủng bố sân bay Tân Sơn Nhất của VKSND TP, phiên Tòa tiếp tục với phần tranh luận của các Luật sư.
Dự kiến, Tòa tuyên án vào ngày 29/12.
Theo cáo trạng, Đào Minh Quân là người cầm đầu tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài. Năm 2016, Quân móc nối với Phạm Lisa lôi kéo nhiều người trong và ngoài nước thông qua mạng xã hội, thành lập các "nhóm hành động" để thực hiện các vụ khủng bố.
Giữa tháng 4, Phạm Lisa chuyển cho Thiện cùng đồng phạm gần 13 triệu đồng rồi chỉ đạo nhóm này mua vật liệu chế tạo bom xăng, kích nổ bằng điều khiển từ xa với mục đích gây cháy nổ sân bay Tân Sơn Nhất vào dịp lễ 30/4.
Trước đó, vào đầu tháng 4, Sinh, Thiện cùng 5 đồng phạm khác đã đốt kho tạm giữ xe vi phạm giao thông số một của Công an TP Biên Hòa, phá hủy 320 chiếc xe, gây tổng thiệt hại gần 1,3 tỷ đồng.

Nỗi ân hận muộn màng của các bị cáo khủng bố sân bay Tân Sơn Nhất

(Kiến Thức) - Đứng trước vành móng ngựa, các bị cáo khủng bố sân bay Tân Sơn Nhất đều tỏ ra ân hận vì hành vi của mình, thế nhưng tất cả đã muộn.

TAND TPHCM đang thực hiện phiên xét xử sơ thẩm 15 đối tượng bị cáo buộc khủng bố sân bay Tân Sơn Nhất. Các đối tượng này bị truy tố về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “Hủy hoại tài sản”, “Khủng bố nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “Không tố giác tội phạm”. (Xem thêm >> Đang xét xử sơ thẩm nhóm đối tượng khủng bố sân bay Tân Sơn Nhất)
Trong phần xét hỏi vào chiều ngày hôm qua, đa số các bị cáo đều tỏ ra ăn năn, hối lỗi, ân hận vì hành vi nông nổi của mình.

Tàu Cát Linh – Hà Đông bị vẽ bậy, xử lý thế nào?

(Kiến Thức) - Những hình vẽ kỳ dị trên vỏ tàu Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đang khiến dư luận xôn xao. Cơ quan công an đã vào cuộc điều tra, làm rõ.

Liên quan đến việc tàu Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) bị vẽ sơn chi chít lên vỏ tàu, bày tỏ quan điểm dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, hành vi của người vẽ là "cố ý phá hoại tài sản, làm hư hỏng tài sản".
“Đối với trường hợp này, người vi phạm sẽ bị xử lý tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại điều 143 Bộ Luật hình sự 1999. Để xử lý hành vi trên phải căn cứ vào vào kết quả giám định tài sản hư hỏng”, Luật sư Thơm phân tích.