Hội thảo Cập nhật kiến thức phòng ngừa, điều trị HIV/AIDS

Ngày 19/9/2023, hội thảo Cập nhật kiến thức phòng ngừa, điều trị HIV/AIDS và các vấn đề hậu COVID-19 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ tổ chức.

Tham dự có Trung tâm y tế các quận huyện, các nhóm CBO trong cộng đồng MSM, Hội thành viên Liên hiệp Hội, các trường Đại học, Cao đẳng, Hội Chữ thập đỏ, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, đại diện Ban quản lý dự án Vusta Liên hiệp Hội Việt Nam, các sở, ban ngành và cơ quan truyền thông.

Tham vấn ý kiến dự thảo Quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống HIV

Ngày 6/10, Ban QLDA VUSTA - Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS phối hợp tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS.

Hội thảo là hoạt động thiết thực, quan trọng nhằm tham vấn, thu thập các ý kiến đóng góp của cộng đồng chịu ảnh hưởng chính bởi HIV và ý kiến của các đối tác phát triển, hỗ trợ đáp ứng với HIV ở Việt Nam cho dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
Qua đó, góp phần khắc phục các tồn tại, hạn chế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật trong các quy định liên quan đến quy định chi tiết của Luật Phòng, chống HIV/AIDS về dự phòng lây nhiễm HIV, can thiệp giảm tác hại, điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, điều trị HIV/AIDS, tư vấn và xét nghiệm HIV, huy động sự tham gia của nhóm đối tượng đích và cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Vai trò của các tổ chức cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS

Trong những năm qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng. Để đạt được kết quả đó, ngoài sự vào cuộc của hệ thống chính trị còn có sự đóng góp không nhỏ của tổ chức xã hội, cộng đồng.

Việt Nam đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phòng, chống HIV/AIDS
Việt Nam đã trải qua hơn 30 năm đáp ứng với dịch HIV/AIDS, trong chặng đường hơn 30 năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhất là việc liên tục mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ về phòng, chống HIV/AIDS.

Thủ tướng Hun Sen lo ngại tốc độ gia tăng lây nhiễm HIV/AIDS tại Campuchia

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Sen đã bày tỏ quan ngại về tốc độ gia tăng lây nhiễm HIV/AIDS tại nước này, khi số người nhiễm HIV/AIDS trong năm 2022 tăng lên hơn 1.400 trường hợp.

Phát biểu với hơn 20.000 công nhân tại thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen cho biết, đại dịch AIDS tại Campuchia vẫn chưa kết thúc, trong năm 2022 số ca nhiễm HIV mới đã tăng so với năm 2021. Thủ tướng Hun Sen cho nhấn mạnh: “Thứ nhất, Campuchia vẫn chưa xóa sổ được bệnh AIDS, vì vậy mỗi người phải biết tự bảo vệ mình, không phân biệt nam hay nữ. Nếu cảm thấy nghi ngờ thì cần phái sử dụng các biện pháp bảo vệ. Thứ hai, chúng ta không được phân biệt đối xử người bị AIDS. Thứ ba là phải biết tự bảo vệ mình, kể cả những người đồng tính. Thứ tư, nếu như có dấu hiệu bị thì lập tức đi xét nghiệm".

Thu tuong Hun Sen lo ngai toc do gia tang lay nhiem HIV/AIDS tai Campuchia

Thủ tướng Hun Sen

Quỹ Toàn cầu tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phòng, chống HIV/AIDS, lao và sốt rét

Tính đến tháng 5/2023, Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, lao và sốt rét đã hỗ trợ không hoàn lại cho Việt Nam hơn 650 triệu USD cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, lao và sốt rét...

Quỹ Toàn cầu được thành lập vào năm 2002 để chống lại những đại dịch nguy hiểm nhất mà nhân loại phải đối mặt lúc bấy giờ là dịch bệnh AIDS, lao và sốt rét, đồng thời đảm bảo một tương lai lành mạnh hơn, an toàn hơn cho tất cả mọi người.
Trong hơn 20 năm vừa qua, Quỹ Toàn cầu đã nỗ lực tài trợ hơn 55 tỷ USD, cứu sống 50 triệu người và giảm được hơn một nửa tỉ lệ tử vong do 3 căn bệnh này ở các quốc gia được tài trợ.