Nhiều máy bay không thể hạ cánh vì bão số 1

(Kiến Thức) - Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 1 khiến nhiều chuyến bay bị hoãn, phải thay đổi lịch trình. Có một số trường hợp máy bay còn không thể hạ cánh.

Nguyên nhân khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc phải chuyển hướng hạ cánh là do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 1 (còn có tên quốc tế là Kujira) trên biển Đông.
Theo thông tin của hãng hàng không Jetstar Pacific, ngày 22/6, tình hình thời tiết tại khu vực sân bay Liên Khương - Đà Lạt và sân bay Buôn Ma Thuột có diễn biến xấu do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 1. Cụ thể, trần mây thấp không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn hạ cánh cho phép tại thời điểm máy bay hạ cánh nên nhiều chuyến bay của hãng phải chuyển hướng hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
Cụ thể, chuyến bay BL211, Hà Nội đi Đà Lạt (cất cánh lúc 7h15, dự kiến hạ cánh xuống sân bay Liên Khương lúc 9h5) phải chuyển hướng hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
Chuyến bay khác, số hiệu BL538 từ Buôn Ma Thuột đi Hải Phòng và BL212 từ Đà Lạt đi Hà Nội cũng phải tạm hoãn chờ thời tiết tốt để máy bay hạ cánh và bay tiếp theo hành trình.
Chuyen bay bi hoan va may bay khong the ha canh vi bao so 1
 Hành khách chuyến bay BL 212 bị hoãn chuyến bay.  Ảnh: FB.
Hiện tại, theo thông báo của Jetstar Pacific, do thời tiết tại sân bay Liên Khương - Đà Lạt vẫn diễn biến xấu, ảnh hưởng đến tiêu chuẩn an toàn để hạ cánh nên các chuyến bay phải hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất bắt buộc phải hủy cất cánh trở lại.
Theo đó, hành khách các chuyến bay BL211 (Hà Nội - Đà Lạt) sẽ nhận được hỗ trợ của Jetstar Pacific để không ảnh hưởng đến việc di chuyển. Jetstar Pacific thực hiện hỗ trợ chi phí 250.000 đồng/khách để chủ động thu xếp di chuyển từ Tân Sơn Nhất lên Đà Lạt, các phương án khác theo quy định cũng được Jetstar Pacific triển khai để hỗ trợ khách.
Những hành khách tại sân bay Liên Khương (Đà Lạt) của chuyến bay BL212 cũng được hãng hỗ trợ chi phí đi từ sân bay Liên Khương về lại thành phố Đà Lạt, chuyển chuyến bay sang ngày hôm sau hoặc hoàn vé miễn phí.
Chuyến bay khác có số hiệu BL539 từ Hải Phòng đi Buôn Ma Thuột cất cánh lúc 8 giờ 5 phút, dự kiến hạ cánh xuống sân bay Buôn Ma Thuột lúc 9 giờ 45 phút cũng phải chuyến hướng hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, vào hồi 13h30, chuyến bay BL539 đã cất cánh trở lại Buôn Ma Thuột, dự kiến hạ cánh lúc 14 giờ 25 phút.
Jetstar Pacific đang tiếp tục chuẩn bị bố trí chuyến bay để đưa khách trở lại sân bay Liên Khương khi thời tiết thích hợp. Việc thay đổi này cũng ảnh hưởng đến một số chuyến bay trong ngày.
Hiện nay, theo dự báo, cơn bão số 1 trên biển Đông đã chuyển hướng sang Trung Quốc, tuy nhiên hoàn lưu của bão có thể gây mưa và gió ở một số khu vực của Việt Nam. Jetstar Pacific vẫn đang theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để có thông tin chuyến bay cụ thể đến hành khách.

Bão có thể xuất hiện thời gian tới

(Kiến Thức) - Từ nay đến những tháng đầu năm 2014 vẫn còn có khả năng xuất hiện bão hoặc ATNĐ trên khu vực phía nam biển Đông.

Hỏi: Tôi muốn biết từ nay tới những tháng đầu năm 2014 liệu bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) còn xuất hiện không. Trong mùa mưa bão năm 2013 này có những điểm gì bất thường? - Nguyễn Mạnh Hùng (Đông Anh, Hà Nội).
 

Bí mật ít biết bên trong máy bay

(Kiến Thức) - Bên trong máy bay, có những căn phòng bí mật luôn được đóng kín với hành khách cũng như những người không thuộc phi hành đoàn.

Nhung hinh anh it biet ve can phong bi mat ben trong may bay
Những căn phòng bí mật bên trong máy bay là dành riêng cho thành viên phi hành đoàn. Khu vực nghỉ ngơi dành riêng cho phi hành đoàn trên máy bay Boeing 777.

Tàu Trung Quốc truy đuổi, húc, đâm hỏng tàu cá VN

Tàu cá QNg 96077 TS tố bị tàu Hải Giám của Trung Quốc truy đuổi, húc phải làm hỏng be và mũi tàu.

Chiều 22/7, tàu cá QNg 96077 TS, do ngư dân Võ Thành Nhân, 45 tuổi (thôn Tây xã An Vĩnh, Lý Sơn - Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng đã cập đảo Lý Sơn sau hơn 20 ngày bám biển Hoàng Sa. Tàu này tố đã bị tàu hải Giám của Trung Quốc truy đuổi, húc phải làm hỏng be và mũi tàu.

Tàu cá QNg 96077 TS tố bị tàu Hải Giám của Trung Quốc truy đuổi, húc phải làm hỏng be và mũi tàu.
Tàu cá QNg 96077 TS tố bị tàu Hải Giám của Trung Quốc truy đuổi, húc phải làm hỏng be và mũi tàu. 
Vừa cập bờ, thuyền trưởng Nhân cùng các lao động đi cùng đã trình báo với lực lượng biên phòng cùng Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam việc bị tàu Hải giám Trung Quốc có trang bị vũ khí, truy đuổi, đâm va làm hư hỏng be và mũi tàu.
Cú đâm mạnh khiến tàu chao nghiêng và hư hỏng mũi, be phải.
Cú đâm mạnh khiến tàu chao nghiêng và hư hỏng mũi, be phải. 
Thuyền trưởng Nhân kể tàu ông cùng 12 lao động rời đảo Lý Sơn ra Hoàng Sa thả lưới ngày 30/6. Đến trưa 6/7, trong lúc đang thả lưới tọa độ 16,25 vĩ độ Bắc, 112,42 kinh độ Đông cách đảo Cô Lin (Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) khoảng 5 hải lý về phía Nam, bất ngờ xuất hiện nhiều tàu Hải Giám Trung Quốc. Các tàu này nhanh chóng tạo thành vòng vây áp sát mạn tàu ông Nhân, riêng 2 tàu Hải Giám số hiệu 1312 và 807 có trang bị vũ khí nhằm thẳng và đâm trực diện.

“Thấy tàu Hải Giám 1312 tăng tốc nhằm mũi tàu cá, tôi vội cho tàu vòng tránh nhưng không kịp, cú đâm mạnh đã khiến tàu tôi chao nghiêng và hư hỏng mũi, be phải. Thấy chúng tôi gần chìm, các tàu Trung Quốc nhanh chóng tăng tốc trốn khỏi hiện trường” - Thuyền trưởng Nhân bức xúc.

Mũi tàu cá QNg 96077 TS bị tàu Trung Quốc đâm hư.
Mũi tàu cá QNg 96077 TS bị tàu Trung Quốc đâm hư.
Ông Nhân và các ngư dân đi cùng nhanh chóng khắc phục sự cố bằng việc gia cố ván tại những nơi bị hỏng, liên lạc với đất liền báo cáo tình hình, tìm nơi tránh bão số 1, động viên nhau tiếp tục bám biển làm ăn.

Đại úy Lê Văn Sự, thuộc Trạm biên phòng An Hải cho biết xác minh ban đầu cho thấy tàu cá QNg 96077 TS bị hư hỏng nặng nơi mũi và be phải, trên be tàu nơi bị đâm va còn lưu lại nhiều vết sơn màu, nghi của tàu Hải giám Trung Quốc, rất may không ngư dân nào bị thương.