Nhiều điều khó hiểu trong việc mua bán bức tranh giá kỷ lục của Leonardo da Vinci

Số phận trong tương lai cũng như người sở hữu bức tranh Salvator Mundi của Leonardo da Vinci vẫn nằm trong vòng bí ẩn.

Tất cả mới được tiết lộ gần đây. Những người hâm mộ các tác phẩm của Leonardo da Vinci nay có thể chiêm ngưỡng bức tranh Salvator Mundi tại bảo tàng Louvre Abu Dhabi, các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, nhà đấu giá Christie chia sẻ với Bloomberg.
Sắp tới, người hâm mộ sẽ có cơ hội ngắm trực tiếp kiệt tác của Da Vinci.
Sắp tới, người hâm mộ sẽ có cơ hội ngắm trực tiếp kiệt tác của Da Vinci. 
Bảo tàng Louvre ở Abu Dhabi cũng xác nhận điều này trên Twitter: “Salvator Mundi của Da Vinci đang tới Louvre Abu Dhabi”. Tuy nhiên, chưa rõ chính xác thời gian bức tranh này được mang ra trưng bày.
Theo New York Times, chủ nhân của bức tranh không phải bảo tàng mà là hoàng tử Bader bin Abdullah bin Mohammed bin Farhan al-Saud, một hoàng tử Ả Rập Saudi “ít được biết tới” và không có tiếng tăm trong giới sưu tập nghệ thuật.
Theo Bloomberg, bảo tàng Louvre Abu Dhabi, mới mở cửa ngày 11/11 vừa qua, là “một trong những bên mua tích cực nhất trên thị trường nghệ thuật toàn cầu trong hơn một thập kỷ qua”. Những thương vụ, bao gồm Salvator Mundi, có vẻ là một phần trong nỗ lực nâng tầm văn hóa của các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
Việc mua bức tranh của hoàng tử Bader đáng ngạc nhiên bởi nhiều lý do, theo New York Times lưu ý.
Thứ nhất, bức tranh miêu tả Chúa Jesus, người mà các tín đồ Hồi giáo coi là một nhà tiên tri. Hầu hết những người theo Hồi giáo ở Ả Rập Saudi tránh xa những thứ lột tả hình ảnh các đấng tiên tri của mình.
Khi Bader đặt cọc số tiền 100 triệu USD theo yêu cầu để tham gia cuộc bán đấu giá của Christie, các luật sư từ nhà đấu giá đã hỏi vị hoàng tử rằng ông gom tiền bằng cách nào, theo tài liệu mà Times nhận được. Theo báo cáo, ông trả lời rằng tiền tới từ các bất động sản và ông là một trong 5.000 hoàng tử, chỉ như vậy.
Cuối cùng, thương vụ khổng lồ này diễn ra khi thái tử 32 tuổi Ả Rập Saudi, Mohammed bin Salman, đang thực hiện chiến dịch quét sạch tham nhũng trong giới tinh hoa của đất nước, tờ Times lưu ý.
Salvator Mundi, trong đó miêu tả Chúa Jesus tay trái cầm quả cầu thủy tinh còn tay phải giơ lên ban phước, là một trong 16 tác phẩm còn tồn tại được biết đến của Leonardo da Vinci. Trong khi các tác phẩm hầu hết đều rải rác khắp thế giới thì bảo tàng Louvre Abu Dhabi hiện sở hữu tới hai bức. Bảo tàng này hiện đang trưng bày bức La Belle Ferronniere, mượn từ bảo tàng Louvre của Pháp, theo Bloomberg.
Bức Salvator Mundi đã nhiều lần biết mất trong lịch sử, gần đây nhất là năm 1958 khi nó được bán ở London. Từ sau đó, bức tranh biến mất khỏi công chúng và được cho là tác phẩm của Bernardino Luini, một người tiếp bước da Vinci. Khi đó, nó được bán với giá chỉ 125 USD, theo CNN.
Các nhà sưu tập nghệ thuật ở New York và chuyên gia về da Vinci Robert Simon cùng nhà buôn nghệ thuật Alexander Parish đã tìm thấy bức tranh ở Louisiana năm 2005 và mua nó với giá 10.000 USD.
Sau đó, nó trải qua 6 năm phục chế và kiểm định.
Tới năm 2013, một nhóm các nhà buôn gồm Simon, Parish và Warren Adelson đã bán Salvator Mundi với giá 80 triệu USD cho một công ty thuộc sở hữu của thương gia Thụy Sỹ và nhà buôn nghệ thuật Yves Bouvier, theo Bloomberg. Bouvier sau đó bán lại nó cho tỷ phú người Nga Dmitry Rybolovlev năm 2014 với giá 127,5 triệu USD.
Rybolovlev sở hữu bức tranh này tới ngày 15/11 vừa qua, cho tới khi Hoàng tử Bader biến nó thành bức tranh được bán với giá cao nhất thế giới: 450.312.500 USD. Trước đó, bức Les Femmes d’Alger của Picasso đã lập kỷ lục với giá 179.364.992 USD.

Đụng độ dữ dội Israel-Palestine sau quyết định của Tổng thống Trump

(Kiến Thức) - Hàng chục người đã bị thương trong các cuộc đụng độ dữ dội giữa binh sĩ Israel và người biểu tình Palestine ở khu Bờ Tây và Dải Gaza.

Theo RT, các cuộc đụng độ dữ dội giữa binh sĩ Israel và người biểu tình Palestine đã bùng phát ở khu Bờ Tây và Dải Gaza hôm 6-7/12, sau khi Mỹ tuyên bố công nhận thành phố Jerusalem là thủ đô của Israel. Ảnh: Reuters.
Theo RT, các cuộc đụng độ dữ dội giữa binh sĩ Israel và người biểu tình Palestine đã bùng phát ở khu Bờ Tây và Dải Gaza hôm 6-7/12, sau khi Mỹ tuyên bố công nhận thành phố Jerusalem là thủ đô của Israel. Ảnh: Reuters. 

Những người biểu tình Palestine ném đá vào lực lượng an ninh Israel trong khi các binh sĩ Israel dùng hơi cay để giải tán đám đông ở Bethlehem. Các quan chức y tế cho hay, ít nhất 31 người đã bị thương trong các vụ ẩu đả sáng 7/12. Ảnh: Reuters.
 Những người biểu tình Palestine ném đá vào lực lượng an ninh Israel trong khi các binh sĩ Israel dùng hơi cay để giải tán đám đông ở Bethlehem. Các quan chức y tế cho hay, ít nhất 31 người đã bị thương trong các vụ ẩu đả sáng 7/12. Ảnh: Reuters.

Báo Daily Mail dẫn lời các nhân chứng cho biết, tại Hebron và Al-Bireh, hàng nghìn người tuần hành trên đường phố và hô vang khẩu hiệu “Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Palestine”. Ảnh: AP.
 Báo Daily Mail dẫn lời các nhân chứng cho biết, tại Hebron và Al-Bireh, hàng nghìn người tuần hành trên đường phố và hô vang khẩu hiệu “Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Palestine”. Ảnh: AP.

Một binh sĩ Israel mang theo vũ khí tiến lại gần người biểu tình Palestine ở Bethlehem. Ảnh: AP.
Một binh sĩ Israel mang theo vũ khí tiến lại gần người biểu tình Palestine ở Bethlehem. Ảnh: AP. 

Cuộc biểu tình tại Thành phố Gaza đêm 6/12. Tại Dải Gaza, đông đảo người dân đã tập trung gần hàng rào biên giới với Israel và ném gạch đá vào binh sĩ nước này. Ảnh: Getty Images.
Cuộc biểu tình tại Thành phố Gaza đêm 6/12. Tại Dải Gaza, đông đảo người dân đã tập trung gần hàng rào biên giới với Israel và ném gạch đá vào binh sĩ nước này. Ảnh: Getty Images.

Người dân đốt lốp xe trên đường phố trong cuộc biểu tình phản đối quyết định của Tổng thống Trump hôm 7/12. Ảnh: Getty Images.
 Người dân đốt lốp xe trên đường phố trong cuộc biểu tình phản đối quyết định của Tổng thống Trump hôm 7/12. Ảnh: Getty Images.

Quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô Israel của Tổng thống Trump đã vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia trên thế giới. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng ông Trump đã đẩy Trung Đông vào “biển lửa” với tuyên bố vừa qua. Ảnh: AP.
Quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô Israel của Tổng thống Trump đã vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia trên thế giới. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng ông Trump đã đẩy Trung Đông vào “biển lửa” với tuyên bố vừa qua. Ảnh: AP. 

Theo Người phát ngôn Điện Kremlin (Nga), việc Tổng thống Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel sẽ không thể thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông, mà ngược lại còn làm tình hình khu vực trở nên phức tạp hơn. Ảnh: Đám đông người dân phản đối quyết định của Mỹ tại Islamabad, Pakistan, ngày 7/12. Ảnh: AP.
 Theo Người phát ngôn Điện Kremlin (Nga), việc Tổng thống Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel sẽ không thể thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông, mà ngược lại còn làm tình hình khu vực trở nên phức tạp hơn. Ảnh: Đám đông người dân phản đối quyết định của Mỹ tại Islamabad, Pakistan, ngày 7/12. Ảnh: AP.

Một người biểu tình Palestine cầu nguyện trong cuộc đụng độ với binh sĩ Israel gần khu định cư Do Thái Beit El gần thành phố Ramallah. Ảnh: Reuters.
 Một người biểu tình Palestine cầu nguyện trong cuộc đụng độ với binh sĩ Israel gần khu định cư Do Thái Beit El gần thành phố Ramallah. Ảnh: Reuters.

Một số đồng minh thân thiết của Mỹ như Anh và Pháp cũng lên tiếng phản đối quyết định mới của ông Trump. Ảnh: Một người Palestine bị thương trong cuộc đụng độ với binh sĩ Israel ở phía nam Dải Gaza được đưa đi cấp cứu. Ảnh: Reuters.
Một số đồng minh thân thiết của Mỹ như Anh và Pháp cũng lên tiếng phản đối quyết định mới của ông Trump. Ảnh: Một người Palestine bị thương trong cuộc đụng độ với binh sĩ Israel ở phía nam Dải Gaza được đưa đi cấp cứu. Ảnh: Reuters. 

Biểu tình gần Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters.
 Biểu tình gần Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters.

Người phụ nữ cầm lá cờ Palestine trong cuộc biểu tình ở Thành phố Gaza. Ảnh: Reuters.
Người phụ nữ cầm lá cờ Palestine trong cuộc biểu tình ở Thành phố Gaza. Ảnh: Reuters. 

Những người biểu tình Palestine cháy tán loạn để tránh hơi cay của binh sĩ Israel ở khu định cư Do Thái Beit El. Ảnh: Reuters.
 Những người biểu tình Palestine cháy tán loạn để tránh hơi cay của binh sĩ Israel ở khu định cư Do Thái Beit El. Ảnh: Reuters.

Một người biểu tình Palestine ném đá về phía lực lượng an ninh Israel gần thành phố Ramallah ở Bờ Tây. Ảnh: Reuters.
 Một người biểu tình Palestine ném đá về phía lực lượng an ninh Israel gần thành phố Ramallah ở Bờ Tây. Ảnh: Reuters.

Cụ bà 90 tuổi biến ngôi làng thành phòng triển lãm nghệ thuật

"Không bao giờ là quá muộn để theo đuổi đam mê" - một cụ bà ở Cộng hòa Séc đã chứng minh điều ấy với tác phẩm nghệ thuật của mình.

Một cụ bà 90 tuổi sống tại Louka (Cộng hòa Séc) đã quyết định biến cả thị trấn của mình trở thành một triển lãm nghệ thuật với những khung cửa sổ, cửa ra vào được trang trí bằng họa tiết vẽ tay. 

Hình ảnh bà cụ Anežka Kašpárková (Agnes) cặm cụi với bút và mực vẽ đã trở nên quen thuộc với cư dân trong thị trấn. Từ ngày xuân này qua tháng hạ kia, bóng cụ đổ dài trên khắp những ngôi nhà ở Louka, phủ lên khoảng tường trắng đơn giản những họa tiết cầu kỳ, tinh tế.