Nhật, Úc chia sẻ lo ngại tình hình Biển Đông

Các nhà lãnh đạo của Nhật Bản và Úc cùng bày tỏ lo ngại về những "diễn biến tiêu cực" trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Theo tờ The Times of India, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Úc Scott Morrison hôm 9-7 đã chia sẻ những quan ngại sâu sắc về những động thái trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Mối lo ngại trên được thể hiện trong một cuộc họp video giữa Thủ tướng Abe và Thủ tướng Morrison. Phó chánh Văn phòng Nội các Nhật Naoki Okada đãtừ chối nói rõ khi được hỏi liệu hai thủ tướng có ý nhắm đến Trung Quốc hay không.

Trong một thông cáo đưa ra sau cuộc họp, chính phủ Úc cũng không đề cập một quốc gia cụ thể nào, dù sự kiện này diễn ra sau nhiều sự việc có dính dáng đến Trung Quốc.

Nhat, Uc chia se lo ngai tinh hinh Bien Dong

Hai lãnh đạo Úc, Nhật trong một cuộc gặp. Ảnh: BLOOMBERG

“Họ (hai thủ tướng của Úc và Nhật) bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến tiêu cực trên Biển Đông, bao gồm tình trạng liên tục quân sự hóa các thực thể tranh chấp và việc sử dụng tàu cảnh sát biển cũng như ‘dân quân biển’ mang tính cưỡng ép và nguy hiểm” - thông cáo viết.  

Trước đó vào ngày 8-7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 8-7 đã thẳng thừng chỉ trích Trung Quốc, nói rằng hành vi của Bắc Kinh trong những cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước là không thể chấp nhận được, và rằng thế giới không nên cho phép cách hành xử này tiếp diễn.

“Từ dãy núi Himalaya đến vùng biển thuộc vùng đặc quyền của Việt Nam, đến quần đảo Senkaku, và xa hơn nữa, Bắc Kinh có một mô hình kích động tranh chấp lãnh thổ” – hãng tin Kyodo News dẫn lời ông Pompeo nói trong một cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao Mỹ.

“Thế giới không nên cho phép sự bắt nạt này diễn ra, cũng như không cho phép nó tiếp tục” – quan chức Mỹ nhấn mạnh.

Theo Trùng Quang/PLO

Thế giới phê phán Trung Quốc thế nào ở biển Đông?

Giữ gìn hoà bình, an ninh ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc UNCLOS hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Trung Quốc, phù hợp với việc nước này đang đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế.

Biển Đông nằm trên tuyến đường biển và đường không nhộn nhịp của thế giới, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, kết nối châu Á và các châu lục khác, qua đó thúc đẩy giao lưu, thông thương trong khu vực, liên khu vực và toàn cầu.

Tên lửa siêu thanh TQ có dọa được mẫu hạm Mỹ trên Biển Đông?

(Kiến Thức) - Sau động thái tổ chức tập trận trên biển Đông với sự tham gia của hai hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ, báo chí Trung Quốc đã có những lời hù dọa về việc triển khai tên lửa đạn đạo siêu thanh DF-21D và DF-26 dễ dàng hạ gục tàu sân bay Mỹ.

Ten lua sieu thanh TQ co doa duoc mau ham My tren Bien Dong?

Hai tàu sân bay Mỹ là USS Nimizt (CVN-68) và USS Ronald Reagan (CVN-76) cùng các tàu hộ tống đã bắt đầu thực hiện một cuộc tập trận quy mô lớn trên biển Đông từ ngày 4/7 vừa qua. Động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc tổ chức tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) từ hồi đầu tháng 7.

Ảnh: Biên đội hai tàu sân bay Hoa Kỳ và đoàn hộ tống trong cuộc tập trận trên biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Vì sao Trung Quốc liên tục ngụy biện trong vấn đề biển Đông?

(Kiến Thức) - Nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm biển Đông, Trung Quốc đã và đang có những hành động hiếu chiến và bất hợp pháp với các nước đang xảy ra tranh chấp. Nhiều tuyên bố của Bắc Kinh về biển Đông được giới chuyên gia nhận định chỉ là ngụy biện.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành động ngày càng hiếu chiến và các hoạt động bất hợp pháp trong khu vực biển Đông. Những hành động này của Trung Quốc bị các nước có liên quan và dư luận thế giới phản đối, chỉ trích mạnh mẽ vì trái với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trung Quốc cũng vi phạm trắng trợn phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016.