Nhặt “củ khoai” về nhà, không ngờ là vũ khí chết người

Một người dắt chó đi bộ vừa nhặt được một vũ khí chết người và đem về nhà, tưởng đó là củ khoai, tờ Mirror đưa tin.

Cô Terri-Jade Barwell, 30 tuổi, đang dắt chó đi dạo ở một cánh đồng thì con chó của cô đào được vật thể này.
Barwell nói: “Marriott luôn đào bới xung quanh và vật thể này trông như củ khoai tây. Tôi nghĩ mình sẽ xem xét nó sau và đặt nó vào túi”.
"Củ khoai" Barwell mang về thực chất là một vũ khí chết người.
"Củ khoai" Barwell mang về thực chất là một vũ khí chết người. 
Sau đó, người phụ nữ 30 tuổi mang “củ khoai” về nhà ở thành phố Nottingham, nước Anh và đi tắm.
Barwell để lại “củ khoai” cho bạn trai Mark Higgins, 32 tuổi, người lên mạng tìm kiếm và nhận ra đây là lựu đạn.
Ngay lập tức, anh gọi Barwell ra khỏi buồng tắm. Họ gọi cảnh sát và để quả lựu đạn ra khỏi nhà.
Terri kể: “Họ hàng của tôi đều sống quanh đây. Nếu nó phát nổ, tôi có thể sẽ phải chịu trách nhiệm vì đã giết toàn bộ gia đình”.
Cảnh sát cho biết thiết bị này là một "quả lựu đạn thực hành", được sử dụng trong huấn luyện. Nhưng các chuyên gia quân đội vẫn rất cẩn thận, di tản người dân quanh nhà trước khi xử lý lựu đạn.

Sửa nhà, tá hỏa phát hiện cả kho lựu đạn chôn sâu dưới đất

Trong quá trình sửa nhà, một người đàn ông Trung Quốc tá hỏa phát hiện một kho lựu đạn, đạn pháo cối có vẻ đã được chôn sâu dưới nền đất cách đây khoảng 70 năm.

Báo Yangtse Evening Post đưa tin, một chủ nhà ở Trấn Giang, tỉnh Giang Tô đã phát hiện kho lựu đạn dược dưới nền nhà và gọi cảnh sát địa phương tới xem xét.

Không khí ở Hàn Quốc trong ngày Thượng đỉnh liên Triều lịch sử

(Kiến Thức) - Ống kính phóng viên đã ghi lại bầu không khí ở Hàn Quốc trong ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba, giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. 

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt đầu cuộc hội đàm lịch sử tại phòng họp trên tầng hai của Nhà Hòa Bình trong ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm phía Hàn Quốc vào lúc 10h30 sáng 27/4 (giờ địa phương). Ảnh: CNN.
 Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt đầu cuộc hội đàm lịch sử tại phòng họp trên tầng hai của Nhà Hòa Bình trong ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm phía Hàn Quốc vào lúc 10h30 sáng 27/4 (giờ địa phương). Ảnh: CNN.

Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba này mang ý nghĩa lịch sử lớn lao, đặc biệt là đối với người dân ở hai miền Triều Tiên. Ảnh: Getty.
 Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba này mang ý nghĩa lịch sử lớn lao, đặc biệt là đối với người dân ở hai miền Triều Tiên. Ảnh: Getty.

Rất đông người dân Hàn Quốc vẫy cờ thống nhất khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh Hàn-Triều qua màn hình lớn ở thành phố Paju ngày 27/4. Ảnh: AP.
 Rất đông người dân Hàn Quốc vẫy cờ thống nhất khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh Hàn-Triều qua màn hình lớn ở thành phố Paju ngày 27/4. Ảnh: AP.

Các thành viên nữ thuộc tổ chức yêu hòa bình của phụ nữ Hàn Quốc tuần hành ủng hộ Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Paju, gần biên giới với Triều Tiên. Ảnh: AP.
Các thành viên nữ thuộc tổ chức yêu hòa bình của phụ nữ Hàn Quốc tuần hành ủng hộ Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Paju, gần biên giới với Triều Tiên. Ảnh: AP. 

Người dân Hàn Quốc chăm chú theo dõi cuộc hội đàm lịch sử được phát sóng trực tiếp qua ti vi tại một nhà ga ở thủ đô Seoul ngày 27/4. Ảnh: CNN.
 Người dân Hàn Quốc chăm chú theo dõi cuộc hội đàm lịch sử được phát sóng trực tiếp qua ti vi tại một nhà ga ở thủ đô Seoul ngày 27/4. Ảnh: CNN.

Mọi người tập trung tại một nhà ga ở Seoul khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Tổng thống Moon và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un qua màn hình lớn. Ảnh: Getty.
 Mọi người tập trung tại một nhà ga ở Seoul khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Tổng thống Moon và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un qua màn hình lớn. Ảnh: Getty.

Không chỉ ở trong nước, người dân Hàn Quốc sinh sống ở nước ngoài cũng rất quan tâm đến sự kiện lịch sử này. Ảnh: Một nhóm người ở khu phố Hàn (Koreatown), Los Angeles (Mỹ), ngồi trong nhà hàng theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều qua ti vi. Ảnh: AP.
 Không chỉ ở trong nước, người dân Hàn Quốc sinh sống ở nước ngoài cũng rất quan tâm đến sự kiện lịch sử này. Ảnh: Một nhóm người ở khu phố Hàn (Koreatown), Los Angeles (Mỹ), ngồi trong nhà hàng theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều qua ti vi. Ảnh: AP.

Người dân Hàn Quốc tại Paju tuần hành ủng hộ cuộc hội đàm lịch sử liên Triều hôm 26/4. Ảnh: Getty.
 Người dân Hàn Quốc tại Paju tuần hành ủng hộ cuộc hội đàm lịch sử liên Triều hôm 26/4. Ảnh: Getty.

Có thể thấy, người dân Hàn Quốc rất mong chờ hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Getty.
 Có thể thấy, người dân Hàn Quốc rất mong chờ hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Getty.

“Tôi rất hoan nghênh, tin tưởng vào cuộc gặp thượng đỉnh lần này và hy vọng hội nghị sẽ diễn ra tốt đẹp”, ông Kim Ju-hong, một người dân Hàn Quốc, chia sẻ. Ảnh: AJ.
“Tôi rất hoan nghênh, tin tưởng vào cuộc gặp thượng đỉnh lần này và hy vọng hội nghị sẽ diễn ra tốt đẹp”, ông Kim Ju-hong, một người dân Hàn Quốc, chia sẻ. Ảnh: AJ.