Nhật Bản thót tim vì báo động nhầm tên lửa đạn đạo

Đài truyền hình Nhật Bản phát đi cảnh báo nhầm về một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hôm 16.1, vài ngày sau khi một sai lầm tương tự gây hoảng loạn khắp Hawaii, Mỹ.

Một cảnh báo của đài NHK có nội dung: "Dường như Triều Tiên đã phóng tên lửa...", được gửi đến người dùng ứng dụng vào khoảng 19h tối 16.1. Một dòng tít với nội dung tương tự cũng xuất hiện trên trang web của đài NHK.
Theo truyền thông địa phương, rất may báo động nhầm vụ phóng tên lửa đạn đạo không được phát sóng trên kênh truyền hình của NHK.
Tin nhắn cảnh báo xảy ra phóng tên lửa của đài NHK, Nhật Bản phát nhầm hôm 16.1. Ảnh: Reuters
 Tin nhắn cảnh báo xảy ra phóng tên lửa của đài NHK, Nhật Bản phát nhầm hôm 16.1. Ảnh: Reuters
Trong vòng 5 phút, NHK đã nhanh chóng xóa các cảnh báo nhầm liên quan đến vụ phóng tên lửa đồng thời công bố lời xin lỗi trên trang web.
Nhờ phản ứng nhanh chóng từ phía nhà đài, trên mạng xã hội Nhật Bản không có nhiều bình luận về sự cố này. Theo NBC, hiện chưa rõ nguyên nhân nào dẫn tới cảnh báo tên lửa sai này được phát ra.
Sự cố xảy ra với đài NHK chỉ vài ngày sau khi hàng ngàn du khách và cư dân Hawaii, Mỹ nhận được cảnh báo qua điện thoại di động về một cuộc tấn công tên lửa đạn đạo sắp xảy ra. Tuy nhiên, khác với Nhật Bản, phải 38 phút sau cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp Hawaii mới sửa chữa sai sót.
Căng thẳng trong khu vực đã tăng mạnh sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lớn nhất hồi tháng 9 năm ngoái đồng thời tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa mới có thể tấn công tới toàn bộ lãnh thổ Mỹ.

Tuyệt vọng, khủng bố dùng vũ khí hóa học “cản” Quân đội Syria?

(Kiến Thức) - Các tay súng thánh chiến được cho là đã sử dụng vũ khí hóa học nhằm ngăn cản đà tiến công của Quân đội Syria trước khi rút lui khỏi căn cứ của chúng xung quanh thị trấn Khuwayn ở phía nam tỉnh Idlib.

Theo Al Masdar News dẫn báo cáo quân sự ngày 16/1 cho biết, lần thứ hai trong 72 giờ qua, phiến quân đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công Quân đội Syria ở vùng nông thôn phía nam tỉnh Idlib. Ảnh: AMN.
 Theo Al Masdar News dẫn báo cáo quân sự ngày 16/1 cho biết, lần thứ hai trong 72 giờ qua, phiến quân đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công Quân đội Syria ở vùng nông thôn phía nam tỉnh Idlib. Ảnh: AMN.

“Các tay súng thánh chiến đã sử dụng khí clo để tấn công lực lượng chính phủ Damascus trước khi rút lui khỏi căn cứ của chúng xung quanh thị trấn Khuwayn. Một số binh sĩ Syria tiếp xúc với khí clo đã phải đến bệnh viện kiểm tra”, nguồn tin cho biết. Ảnh: AMN.
 “Các tay súng thánh chiến đã sử dụng khí clo để tấn công lực lượng chính phủ Damascus trước khi rút lui khỏi căn cứ của chúng xung quanh thị trấn Khuwayn. Một số binh sĩ Syria tiếp xúc với khí clo đã phải đến bệnh viện kiểm tra”, nguồn tin cho biết. Ảnh: AMN.

Cùng ngày, Quân đội Syria tiếp tục điều thêm lượng lớn quân tiếp viện tới khu vực phía nam Idlib để tham gia chiến dịch quân sự sắp tới. Ảnh: AMN.
 Cùng ngày, Quân đội Syria tiếp tục điều thêm lượng lớn quân tiếp viện tới khu vực phía nam Idlib để tham gia chiến dịch quân sự sắp tới. Ảnh: AMN.

Quân tiếp viện đến từ lực lượng Mãnh Hổ sẽ tham gia vào chiến dịch quân sự nhằm giành lại quyền kiểm soát căn cứ không quân chiến lược Abu Dhuhour hiện đang nằm dưới sự chiếm đóng của phiến quân HTS và đồng minh của chúng. Ảnh: SF.
Quân tiếp viện đến từ lực lượng Mãnh Hổ sẽ tham gia vào chiến dịch quân sự nhằm giành lại quyền kiểm soát căn cứ không quân chiến lược Abu Dhuhour hiện đang nằm dưới sự chiếm đóng của phiến quân HTS và đồng minh của chúng. Ảnh: SF. 

Theo hãng Fars (Iran), ngày 15/1, Quân đội Syria đã tấn công dồn dập các căn cứ của phiến quân HTS ở Đông Nam Idlib và tiêu diệt 96 chiến binh khủng bố, trong đó có 6 chỉ huy của bọn chúng. Ảnh: FNA.
Theo hãng Fars (Iran), ngày 15/1, Quân đội Syria đã tấn công dồn dập các căn cứ của phiến quân HTS ở Đông Nam Idlib và tiêu diệt 96 chiến binh khủng bố, trong đó có 6 chỉ huy của bọn chúng. Ảnh: FNA. 

Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, tại Hama, lực lượng chính phủ Damascus tiếp tục giành thắng lợi vang dội trước phiến quân IS ở khu vực phía đông bắc tỉnh. Ảnh: FNA.
 Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, tại Hama, lực lượng chính phủ Damascus tiếp tục giành thắng lợi vang dội trước phiến quân IS ở khu vực phía đông bắc tỉnh. Ảnh: FNA.

“Binh sĩ Syria tấn công các căn cứ của nhóm khủng bố IS ở Đông Bắc Hama và giành lại làng al-Tafahiyeh cùng ngọn đồi chiến lược”, nguồn tin nói thêm. Ảnh: FNA.
 “Binh sĩ Syria tấn công các căn cứ của nhóm khủng bố IS ở Đông Bắc Hama và giành lại làng al-Tafahiyeh cùng ngọn đồi chiến lược”, nguồn tin nói thêm. Ảnh: FNA.

Còn tại chiến trường Aleppo, ngày 15/1, Quân chính phủ Syria đã giành lại quyền kiểm soát 44 làng mạc trong chiến dịch quân sự quy mô lớn chống khủng bố ở phía bắc thị trấn Khanasser. Ảnh: FNA.
 Còn tại chiến trường Aleppo, ngày 15/1, Quân chính phủ Syria đã giành lại quyền kiểm soát 44 làng mạc trong chiến dịch quân sự quy mô lớn chống khủng bố ở phía bắc thị trấn Khanasser. Ảnh: FNA.

Hãi hùng núi lửa Philippines “thức giấc”, 15.000 người vội sơ tán

(Kiến Thức) - Hơn 14.700 người đã được lệnh sơ tán khỏi vùng nguy hiểm khi núi lửa Mayon tại tỉnh Albay, Philippines, bắt đầu phun trào dung nham. Các chuyên gia cảnh báo núi lửa này có thể phát nổ trong vài ngày tới.

Theo Independent ngày 15/1, hơn 14.700 người đã được lệnh sơ tán khỏi vùng nguy hiểm xung quanh miệng núi lửa ở tỉnh Albay khi núi lửa Mayon phun trào. Ảnh: AP.
 Theo Independent ngày 15/1, hơn 14.700 người đã được lệnh sơ tán khỏi vùng nguy hiểm xung quanh miệng núi lửa ở tỉnh Albay khi núi lửa Mayon phun trào. Ảnh: AP.

“Vẫn có người chưa chịu di dời. Những nếu mức cảnh báo lên đến cấp độ 4, chúng tôi sẽ dùng biện pháp mạnh buộc người dân phải sơ tán”, một quan chức Philippines cho biết. Ảnh: Reuters.
 “Vẫn có người chưa chịu di dời. Những nếu mức cảnh báo lên đến cấp độ 4, chúng tôi sẽ dùng biện pháp mạnh buộc người dân phải sơ tán”, một quan chức Philippines cho biết. Ảnh: Reuters.

Daily Mail cho biết thêm, Mayon là núi lửa hoạt động mạnh nhất Philippines. Trong vụ phun trào mới nhất này, núi lửa Mayon xả khói cao tới 1.000 mét và dung nham đang tuôn trào từ miệng núi lửa. Ảnh: Reuters.
 Daily Mail cho biết thêm, Mayon là núi lửa hoạt động mạnh nhất Philippines. Trong vụ phun trào mới nhất này, núi lửa Mayon xả khói cao tới 1.000 mét và dung nham đang tuôn trào từ miệng núi lửa. Ảnh: Reuters.

Được biết, trường học tại một số khu vực của tỉnh Albay đã bị đóng cửa tạm thời và một số ngôi trường được sử dụng làm trung tâm sơ tán. Ảnh: Reuters.
 Được biết, trường học tại một số khu vực của tỉnh Albay đã bị đóng cửa tạm thời và một số ngôi trường được sử dụng làm trung tâm sơ tán. Ảnh: Reuters.

Các nhà chức trách khuyến cáo người dân nên sử dụng vải ướt che miệng và ở trong nhà để tránh hít phải khí độc. Ảnh: EPA.
 Các nhà chức trách khuyến cáo người dân nên sử dụng vải ướt che miệng và ở trong nhà để tránh hít phải khí độc. Ảnh: EPA. 

Bé gái đeo khẩu trang tại một trung tâm sơ tán. Ảnh: EPA.
 Bé gái đeo khẩu trang tại một trung tâm sơ tán. Ảnh: EPA.

Các chuyên gia cảnh báo, núi lửa Mayon có thể phát nổ trong vài ngày tới. Ảnh: AP.
 Các chuyên gia cảnh báo, núi lửa Mayon có thể phát nổ trong vài ngày tới. Ảnh: AP.

Vụ phun trào dung nham ở núi lửa Mayon gần đây nhất xảy vào năm 2014 đã khiến 63 nghìn người phải sơ tán đến nơi an toàn. Ảnh: EPA.
 Vụ phun trào dung nham ở núi lửa Mayon gần đây nhất xảy vào năm 2014 đã khiến 63 nghìn người phải sơ tán đến nơi an toàn. Ảnh: EPA.

Vào tháng 5/2013, 4 du khách nước ngoài và hướng dẫn viên địa phương đã thiệt mạng khi núi lửa Mayon phun trào. Ảnh: Getty Images.
 Vào tháng 5/2013, 4 du khách nước ngoài và hướng dẫn viên địa phương đã thiệt mạng khi núi lửa Mayon phun trào. Ảnh: Getty Images.

Năm 1814, hơn 1.200 người thiệt mạng khi dòng dung nham núi lửa tràn xuống thị trấn Cagsawa. Ảnh: Núi lửa Mayon xả khói bụi mù mịt năm 1950. Ảnh: Getty Images.
 Năm 1814, hơn 1.200 người thiệt mạng khi dòng dung nham núi lửa tràn xuống thị trấn Cagsawa. Ảnh: Núi lửa Mayon xả khói bụi mù mịt năm 1950. Ảnh: Getty Images.

Núi lửa Mayon phun trào ngày 7/6/1938. Ảnh: Getty Images.
 Núi lửa Mayon phun trào ngày 7/6/1938. Ảnh: Getty Images.

Người dân được đưa tới trung tâm sơ tán khi núi lửa Mayon bắt đầu phun trào ngày 15/1. Ảnh: Getty Images.
Người dân được đưa tới trung tâm sơ tán khi núi lửa Mayon bắt đầu phun trào ngày 15/1. Ảnh: Getty Images. 
Mời độc giả xem video: Núi lửa Mayon ở Philippines "thức giấc" (Nguồn: Daily Mail)

Triều Tiên lừa Mỹ tung ảnh giả phóng thử tên lửa Hwasong-15?

Nhiều chuyên gia phân tích cho biết, rất nhiều hình ảnh vụ phóng thử tên lửa đạn đạo Hwasong-15 của Triều Tiên hôm 29/11 đã bị chỉnh sửa so với ảnh gốc.

Theo một chuyên gia không gian, vụ thử ICBM của Triều Tiên hôm 29/11 vừa qua đã làm gia tăng quan ngại về mối đe dọa mà nước này đặt ra cho Mỹ. Trong khi hầu hết chuyên gia tập trung vào điều mà họ tin là tên lửa có công nghệ hiện đại nhất của Bình Nhưỡng thì một số học giả lại chú ý vào hình nền – cụ thể là bầu trời đêm diễn ra vụ phóng thử.
Hình ảnh vụ phóng thử tên lửa Hwasong-15 hôm 29/11 được cho là đã bị chỉnh sửa. Ảnh: KCNA.
Hình ảnh vụ phóng thử tên lửa Hwasong-15 hôm 29/11 được cho là đã bị chỉnh sửa. Ảnh: KCNA.