Nhật Bản thành lập thủy quân lục chiến từ sau Thế chiến 2

(Kiến Thức) - Tokyo đã thành lập lữ đoàn thủy quân lục chiến đầu tiên từ kể từ khi Thế chiến 2 kết thúc. Động thái này có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực trong khu vực.

SCMP cho biết lữ đoàn thủy quân lục chiến mới của Nhật Bản được thành lập vào ngày 7/4. Đây là đơn vị thủy quân lục chiến đầu tiên được thành lập kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Đơn vị được thành lập nhằm chống lại những kẻ thù tiềm năng xâm chiếm các hòn đảo dọc theo bờ biển phía Đông Trung Quốc.

Trong một buổi lễ được tổ chức tại căn cứ quân sự gần Sasebo, đảo Kyushu, khoảng 1.500 thành viên lữ đoàn đổ bộ phản ứng nhanh (ARDB) mặc áo ngụy trang đứng xếp hàng trong thời tiết lạnh giá.

Thủy quân lục chiến Nhật Bản tổ chức diễn tập ngay sau lễ thành lập. Ảnh: Reuters.
Thủy quân lục chiến Nhật Bản tổ chức diễn tập ngay sau lễ thành lập. Ảnh: Reuters. 

Thứ trưởng Quốc phòng Tomohiro Yamamoto nói tại buổi lễ: “Trong bối cảnh quốc phòng và an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng trở nên phức tạp, việc bảo vệ các hòn đảo của đất nước chúng ta trở thành nhiệm vụ quan trọng”.

Sau buổi lễ thành lập, lữ đoàn thủy quân lục chiến mới tổ chức đợt diễn tập chiếm lại hòn đảo từ tay kẻ thù chỉ trong 20 phút. Việc thành lập đơn vị thủy quân lục chiến đang trở thành vấn đề gây tranh cãi. Các nhà phê bình cảnh báo các đơn vị đổ bộ và việc tăng sức mạnh quân đội có thể được sử dụng để đe dọa các nước láng giềng.

Việc thành lập đơn vị ARDB đầu tiên, Nhật Bản đang tiến gần tới việc tạo ra một lực lượng tương tự như Đơn vị Viễn chinh (MEU) của Thủy quân lục chiến Mỹ, có thể lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động tác chiến hàng hải xa bờ.

Mời độc giả xem video: Lữ đoàn Thủy quân Lục quân chiến đầu tiên của Nhật Bản sau Thế chiến thứ 2. (nguồn RT)

Grant Newsham, một nhà nghiên cứu tại Diễn đàn Nghiên cứu Chiến lược Nhật Bản nói: “Họ đã chứng minh được khả năng kết hợp MEU đặc biệt, nhưng để có được năng lực vững chắc, khả năng MEU đòi hỏi sự phối hợp. Nếu Nhật Bản quan tâm đến nó, trong một năm hoặc một năm rưỡi là hợp lý để xây dựng khả năng này”.

Newsham, người đóng vai trò cố vấn giúp đào tạo đơn vị thủy quân lục chiến đầu tiên của Nhật Bản, ông cũng là cựu sĩ quan Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết thêm Nhật Bản cần tổ chức trụ sở đổ bộ chung để điều phối hoạt động cũng như mua sắm thêm nhiều tàu đổ bộ và trang thiết bị khác.

“Mỏi mồm” đọc tên chiến đấu cơ Nhật Bản trong CTTG 2 (1)

(Kiến Thức) - Trong chiến tranh thế giới thứ 2, những chiến đấu cơ Nhật Bản đã khiến cho quân đồng minh, đặc biệt là siêu cường Mỹ phải khốn đốn suốt mấy năm đầu. 

Mặc dù khó khăn về nguồn tài nguyên, nhưng bài trí lực của mình, Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ 2 vẫn tự tạo ra cho mình những chiến đấu cơ nhanh nhẹn, mạnh mẽ ngang ngửa các tiêm kích của siêu cường Mỹ, “đồng minh” phát xít Đức.
 Mặc dù khó khăn về nguồn tài nguyên, nhưng bài trí lực của mình, Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ 2 vẫn tự tạo ra cho mình những chiến đấu cơ nhanh nhẹn, mạnh mẽ ngang ngửa các tiêm kích của siêu cường Mỹ, “đồng minh” phát xít Đức. 

Không phá được băng, tàu chiến Mỹ bị "giam" ở Canada hơn ba tháng

(Kiến Thức) - Sau ba tháng mắc kẹt ở Montreal - Canada do bị băng tuyết "khóa chân", cuối cùng tàu chiến đấu ven bờ hiện đại nhất của Mỹ mới có thể di chuyển ra vùng biển ấm hơn trong cuối tháng 3 vừa rồi.

Tàu chiến đấu ven vờ (LCS) mới nhất của Hải quân Mỹ, chiếc USS Little Rock cuối cùng cũng có thể thoát ra được vùng nước băng giá ở cảng Montreal - Canada để quay trở về nước hồi cuối tháng ba vừa qua sau hơn ba tháng bị cầm chân ở đây do nó không thể di chuyển qua lớp băng quá dày. Nguồn ảnh: Twitter.
Tàu chiến đấu ven vờ (LCS) mới nhất của Hải quân Mỹ, chiếc USS Little Rock cuối cùng cũng có thể thoát ra được vùng nước băng giá ở cảng Montreal - Canada để quay trở về nước hồi cuối tháng ba vừa qua sau hơn ba tháng bị cầm chân ở đây do nó không thể di chuyển qua lớp băng quá dày. Nguồn ảnh: Twitter.