Nhật Bản “đóng vai chính” trong xung đột Châu Á?

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Quốc phòng Onodera lo ngại Nhật Bản có thể bị biến thành một bên chủ yếu nếu xung đột bùng nổ tại Châu Á.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsuno Onodera.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsuno Onodera.
Theo AFP, phát biểu tại một hội nghị ở thủ đô Tokyo ngày 26/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsuno Onodera nói rằng cuộc khủng hoảng mà Nhật Bản đang phải đối mặt hiện nay có thể dẫn tới tình trạng nước này có thể trở thành một bên chủ yếu trong trường hợp xung đột diễn ra.
Ông nói trước đây dự kiến Nhật Bản chỉ là một thành viên của một liên minh, nếu đối đầu quân sự xảy ra. Nhưng nay, Nhật Bản cần phải có các khả năng quân sự khả dĩ có thể bảo vệ đất nước - kể cả khí tài, máy bay, hệ thống phòng thủ và bảo vệ không gian mạng.
Tuy nhiên bất cứ động thái nào của Tokyo nhằm tăng cường khả năng quân sự cũng gặp phải sự nghi ngờ và thái độ chống đối của các nước trong khu vực.
Bộ trưởng quốc phòng Nhật tìm cách trấn an các nước Châu Á rằng động cơ của Nhật Bản tuyệt đối chỉ nhắm mục đích tự vệ.
Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe năm nay đã tăng ngân sách quốc phòng, lần đầu tiên trong một thập niên trong bối cảnh các nước trong khu vực ngày càng quan ngại hơn về sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.

“Bật mí” chính sách quốc phòng mới của Nhật Bản

Binh sĩ Nhật Bản tập tái chiếm đảo với Thủy quân lục chiến Mỹ ở California.
 Binh sĩ Nhật Bản tập tái chiếm đảo với Thủy quân lục chiến Mỹ ở California.

Kế hoạch này sẽ nhấn mạnh sự tập trung bảo vệ các hòn đảo xa của Nhật Bản, giữa lúc căng thẳng âm ỉ với Trung Quốc về tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Liên quân phương Tây-Trung Đông sắp đánh Syria

(Kiến Thức) - Liên quân phương Tây-Trung Đông đang chuẩn bị tiến hành cuộc tấn công đầu tiên chống Syria, sau cáo buộc chế độ Assad sử dụng vũ khí ở phía Đông Damascus.

Tàu chiến phóng tên lửa Tomahawk.
Tàu chiến phóng tên lửa Tomahawk.
Nguồn tin quân sự của debkafile cho hay cuộc tấn công đầu tiên có thể báo hiệu sự khởi đầu của một loạt các cuộc tấn công do Mỹ cầm đầu nhằm lật đổ chế độ Assad. Các hành động chống chế độ Assad có thể bao gồm việc áp đặt một vùng cấm bay và phong tỏa quân chính phủ ở miền Bắc và miền Nam Syria.