Nhật Bản cho phép nữ phi công lái máy bay chiến đấu

Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch cho phép nữ quân nhân thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) trở thành phi công lái máy bay chiến đấu.

Hãng tin Kyodo dẫn nguồn tin Chính phủ Nhật Bản ngày 11/11 cho biết Bộ Quốc phòng nước này có kế hoạch cho phép nữ quân nhân thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) trở thành phi công lái máy bay chiến đấu. Đây là một phần trong chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của nữ giới.
Nhat Ban cho phep nu phi cong lai may bay chien dau
 
Theo các nguồn tin, vấn đề trên có thể được quyết định chính thức vào cuối tuần này. Dự kiến, các nữ phi công lái máy bay chiến đấu đầu tiên của Nhật Bản sẽ lái các loại máy bay F-15 và F-4 của Lực lượng Phòng vệ trên không (ASDF). Được biết, nhiều nữ quân nhân trong ASDF đã bày tỏ nguyện vọng đảm nhận nhiệm vụ này.
Hiện các nữ phi công trong SDF đã đảm nhận lái máy bay vận tải và máy bay tuần tra, song chưa được lái máy bay chiến đấu do công việc này đòi hỏi cao về thể lực cũng như tính sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ có thể bị ảnh hưởng trong thời gian thai sản của nữ quân nhân.

Khủng hoảng nhập cư: Giấc mơ và ác mộng tị nạn

(Kiến Thức) - Người tị nạn từ những quốc gia nghèo đói và chiến tranh đánh cược mạng sống trên những con thuyền lênh đênh giữa biển để tới “miền đất hứa”.

Khung hoang nhap cu: Giac mo va ac mong ti nan
Một người tị nạn Syria tạ ơn Chúa sau khi từ Thổ Nhĩ Kỳ, vượt qua biển Aegean và tới đảo Lesbos, Hy Lạp ngày 23/9/2015. 

Khung hoang nhap cu: Giac mo va ac mong ti nan-Hinh-2
 Người tị nạn từ các quốc gia đang chìm trong chiến tranh và nghèo đói đánh cược mạng sống trên những con thuyền lênh đênh giữa biển trên hành trình tới “miền đất hứa” ở Châu Âu. Ảnh: Thi thể một di dân bị trôi dạt vào bờ biển đảo Lesbos, Hy Lạp, ngày 7/11/2015.

Khung hoang nhap cu: Giac mo va ac mong ti nan-Hinh-3
 Dù đã kiệt sức nhưng người đàn ông này vẫn cố hết sức bơi vào bờ ở đảo Lesbos với hy vọng về một cuộc sống mới ngày 17/9.

Khung hoang nhap cu: Giac mo va ac mong ti nan-Hinh-4
Nhóm người tị nạn Syria chụp ảnh tự sướng sau khi may mắn đã đặt chân lên đảo Lesbos ngày 18/9. 

Khung hoang nhap cu: Giac mo va ac mong ti nan-Hinh-5
Ba thanh niên Syria không giấu nổi cảm xúc khi tới được đảo Lesbos ngày 26/9 sau chuyến hành trình dài trên biển. 

Khung hoang nhap cu: Giac mo va ac mong ti nan-Hinh-6
 Thêm một thi thể di dân xấu số bị sóng biển dạt vào bờ ngày 1/11.

Khung hoang nhap cu: Giac mo va ac mong ti nan-Hinh-7
Nét mặt sợ hãi của một người phụ nữ Afghanistan khi ngã xuống biển ở đảo Lesbos, Hy Lạp ngày 8/11. 

Khung hoang nhap cu: Giac mo va ac mong ti nan-Hinh-8
 Người tị nạn nằm xuống nghỉ vì đã kiệt sức sau hành trình dài trên biển.

Khung hoang nhap cu: Giac mo va ac mong ti nan-Hinh-9
Nụ cười hạnh phúc của các di dân và người tị nạn khi tới đảo Lesbos, Hy Lạp ngày 9/11. 

Bầu cử Myanmar: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

(Kiến Thức) - Sau chiến thắng của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ  trong tổng tuyển cử  ngày 8/11, mọi sự chú ý đổ dồn vào những gì sẽ xảy ra ở Myanmar.

Bốn ngày sau cuộc tổng tuyển cử lịch sử ngày 8/11 ở Myanmar, có một điều rõ ràng là Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã giành chiến thắng áp đảo.
Bau cu Myanmar: Dieu gi se xay ra tiep theo?
Đảng NLD của bà Suu Kyi thắng cử áp đảo, nhưng quân đội Myanmar vẫn nắm quyền uy tối thượng. 
NLD khoe đảng này đang trên đường giành hơn 80% số ghế trong cơ quan lập pháp và hội đồng khu vực được đem ra bầu và giáng đòn mạnh vào đảng cầm quyền Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP), nhánh chính trị của quân đội Myanmar có quyền uy tối thượng.