Nhận việc làm tại nhà: Tưởng “dễ ăn” ai ngờ mất cả chục triệu đồng

Một số công việc làm thêm qua mạng mà bạn cần tìm hiểu rõ để tránh nhận “trái đắng”.

Nhiều sinh viên, bà mẹ bỉm sữa không có thời gian rảnh cố định nên muốn tìm việc làm thêm tại nhà. Tuy nhiên, không ít trường hợp bị lừa tiền, nhận đống đồ về làm vừa mất công lại mất của.
Làm tranh đá
Trên mạng xã hội, người dùng sẽ không khó để thấy bài đăng tuyển cộng tác viên làm tranh đá tại nhà với mức lợi nhuận vô cùng hấp dẫn. Chỉ cần bỏ ra 350.000 đồng tiền vốn, bạn có thể nhận được gần nửa triệu đồng tiền công sau khi làm xong. Đặc biệt, các bài đăng đều cho rằng người làm chăm chỉ có thể hoàn thiện bức tranh đá chỉ sau 3-4 ngày.
Những lời quảng cáo “có cánh” hấp dẫn những sinh viên, bà mẹ bỉm sữa. Nhiều người vào nhận làm ngay với mong muốn tăng thu nhập, chăm lo cuộc sống.
Chị Uyên (Trung Dũng, Tiên Lữ, Hưng Yên) cho biết chị từng bị lừa mất hơn chục triệu đồng vì nhận làm tranh đá qua mạng. Thời gian đó, chị mới sinh bé thứ 2 kinh tế eo hẹp nên muốn kiếm thêm thu nhập. Khi đọc được bài viết trên mạng, chị thấy đầu tư mua 350.000 đồng/nguyên liệu làm 1 tranh đính đá, chị sẽ thu về được 800.000 nếu làm xong, tức là chỉ cần 1 tranh hoàn thiện sẽ có được 450.000 đồng tiền công.
Nhận thấy lợi nhuận khá cao, chị nhận làm 20 chục bức, tổng số tiền đặt cọc lên đến 7,8 triệu đồng. Đem về, chị muốn đưa các bà mẹ bỉm sữa khác để làm, còn mình là trung gian nhận tiền lời. Ai ngờ, đến khi hoàn thành, chị gửi lại bên kia, chị nhận được câu trả lời tranh không đạt yêu cầu, cần sửa.
Nhan viec lam tai nha: Tuong “de an” ai ngo mat ca chuc trieu dong
Các bài đăng tuyển người làm tranh đá tại nhà hấp dẫn. 
Mỗi lần gửi tranh, chị mất vài chục đến trăm nghìn đồng để thuê người vận chuyển. Sau nhiều lần, chị biết mình bị lừa nên không gửi tiếp. Nhận số tranh về, chị vứt xó mà vẫn phải trả tiền công cho những người đã làm cho mình. Tổng thiệt hại chị phải gánh lên đến hơn chục triệu đồng.
Làm tranh thêu chữ thập
Cũng giống như tranh đá, những người làm tranh thêu chữ thập cũng nhận quả đắng khi phải đặt cọc từ 300.000 – 400.000 đồng/bức và mất trắng.
Loại tranh này khi hoàn thành sẽ có tiền công rất lớn, công khoảng 400.000 – 500.000 đồng/bức. Những bức tranh này khi hoàn thành cũng liên tục bị phía bên kia nói không đạt yêu cầu và không nhận.
Việc sửa tranh không được, người làm thêm đành ôm “đống” tranh về vứt xó. Có người thì đăng lên mạng để bán với giá rẻ với mong muốn vớt vát lại ít tiền đã mất.
Nhan viec lam tai nha: Tuong “de an” ai ngo mat ca chuc trieu dong-Hinh-2
 Công việc làm tranh thêu chữ thập cũng cần cân nhắc trước khi nhận.
Xâu hạt vòng
Biết được tuyển dụng công việc xâu hạt chuỗi, xâu vòng làm tại nhà kèm theo các thông tin hình ảnh cá nhân trên facebook cũng như có rất nhiều bình luận trên đó. Chị Hà (Thanh Hà, Hải Dương) tìm hiểu kỹ hơn thì thấy tiền công làm một ký hạt xâu lại thành chuỗi được khoảng 400.000 đồng.
Tuy nhiên, số tiền đặt cọc là 200.000 đồng để nhận dụng cụ về làm. Người tuyển dụng cũng nói với chị về việc sau khi làm xong một chuỗi thành phẩm sẽ được cả triệu đồng.
Thích thú với khoản lợi nhuận cao, chị nhận làm và chuyển khoản cọc trước cho họ để nhận hàng. Vừa chuyển khoản xong, ngày hôm sau tài khoản đó khóa hẳn, không thể liên lạc được nữa.
Làm lông mi giả
Nhan viec lam tai nha: Tuong “de an” ai ngo mat ca chuc trieu dong-Hinh-3
Dụng cụ nhận được khi đặt cọc tiền để làm mi giả. 
Chị Hải Nguyễn (Phù Cừ, Hưng Yên) cũng cho biết bản thân thấy tiền lời của việc làm mi hấp dẫn mà công việc dễ dàng, tiền cọc ít nên nhận làm. Chị đặt cọc 350.000 đồng để lấy một bộ dụng cụ về làm mi giả.
“Họ nói rằng tôi có thể nhận được 2 triệu đồng khi làm xong. Dụng cụ gồm có tóc, thước kẻ, băng dính, vài tờ giấy để xếp mi giả. Sau 3 tháng, tôi cật lực lắm mới làm xong và gửi đi thì họ nói không đạt yêu cầu nên trả về”, chị nói.
Chị mới lên mạng đăng hỏi thử mọi người, chị mới biết không chỉ riêng mình, rất nhiều bà mẹ bỉm sửa cũng bị lừa như vậy. Chị đành ngậm ngùi ném chúng vào thùng rác.

Cõng nợ mua nhà, 8 năm vợ chồng chỉ nhận về bãi hoang

Tôi thấy mình quá ngu muội, dại dột và liều lĩnh khi để chồng mua căn hộ ấy. Giá như ngày đó, anh ấy nghe tôi thì đâu đến nỗi.

Sau khi đọc bài tâm sự: “Vay tiền tỷ mua chung cư, vợ chồng lao đao vì nợ nần”của chị Lan Huỳnh, tôi thấy bức xúc thay cho chị. Rõ ràng, căn nhà ấy là của hai vợ chồng chị cùng bàn bạc, góm góp thống nhất mua, làm nội thất, nhưng khi nợ nần đeo đẳng, chị lại để chồng, gia đình chồng đối xử như vậy.

Lý do TP HCM thu hồi 1.800 tỷ tạm ứng cho Công ty địa ốc Đại Quang Minh

(Kiến Thức) - TP HCM xin ý kiến về việc tính lãi suất chậm nộp và việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tương ứng với số tiền sẽ nộp (gồm 1.800,529 tỉ đồng và lãi suất chậm nộp).

Văn phòng UBND TP HCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong tại cuộc họp tổ công tác về đầu tư ở thành phố, để nghe báo cáo tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư.

Đáng chú ý, liên quan đến các dự án trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, Chủ tịch UBND TP HCM chấp thuận đề xuất của Nhóm Công tác liên ngành thực hiện Dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm tại Công văn số 864 ngày 30/8/2019 về thu hồi ngân sách nhà nước TP khoản tiền sử dụng đất (1.800,529 tỉ đồng) dự kiến thanh toán cho các dự án BT bổ sung của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh (Công ty Đại Quang Minh).

BĐS AZ “vô trách nhiệm” khi Lâm Viên Complex chưa nghiệm thu PCCC đã “lùa” dân vào ở

(Kiến Thức) - Đó là đánh giá của luật sư Trương Anh Tú liên quan việc Công ty cổ phần bất động sản AZ (chủ đầu tư) “lùa” cư dân vào ở Lâm Viên Complex khi cơ quan chức năng chưa nghiệm thu công trình, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy.

Thông tin về sự việc Công ty cổ phần bất động sản AZ, là chủ đầu tư dự án AZ Lâm Viên Complex (địa chỉ số 107 Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy, Hà Nội) khi chưa được cơ quan chức năng nghiệm thu công trình, nghiệm thu PCCC đã “lùa” người dân vào ở nên bị UBND quận Cầu Giấy xử phạt 75 triệu đồng đang gây sự chú ý của dư luận.
Trao đổi với PV Kiến Thức trước vấn đề trên, luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch Công ty TAT Law firm (Đoàn luật sư TP Hà Nội) đã phải thốt lên: “Sự vô trách nhiệm của chủ đầu tư (tức Công ty cổ phần bất động sản AZ - PV) ở đây là rất rõ. Bất động sản AZ đã bất chấp sự an toàn của người dân khi mở cửa cho họ vào ở khi mà ngôi nhà chưa đảm bảo an toàn kỹ thuật, chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn khác của Bộ Xây dựng đã quy định”.