"Nhân vật 3 không" đại án Oceanbank: Khôn ngoan không lại với tòa

Luôn miệng chối tội, đẩy tội cho người khác, nhưng đến nay nguyên Tổng giám đốc Oceanbank, nguyên Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Việt Nam bị đề nghị truy tố tội Tham ô.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sungvụ án Hà Văn Thắm, đề nghị truy tố Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc Oceanbank, nguyên Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN 3 tội danh, trong đó có tội Tham ô tài sản.
Trong suốt phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào tháng 3, Nguyễn Xuân Sơn, luôn miệng chối tội. Nhưng lời khai của các bị cáo khác tại tòa đã chống lại ông Sơn.
"Nhan vat 3 khong" dai an Oceanbank: Khon ngoan khong lai voi toa
Ông Nguyễn Xuân Sơn 
Kết quả điều tra bổ sung cho thấy, trong tổng số tiền 246,6 tỷ đồng Nguyễn Xuân Sơn đã nhận, cơ quan điều tra xác định, ông Sơn có hành vi Tham ô tài sản đối với số tiền 49,3 tỷ đồng và Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản đối với số tiền 197,2 tỷ đồng.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), là đơn vị góp vốn 20% tại Oceanbank, đã giới thiệu Nguyễn Xuân Sơn làm Tổng giám đốc Oceanbank năm 2009 đến tháng 11/2010.
Trong thời gian này, ông Sơn và Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT Oceanbank đã thỏa thuận chi lãi ngoài huy động vốn cho nhóm khách hàng dầu khí.
Sau khi về PVN làm Phó tổng giám đốc, Nguyễn Xuân Sơn không còn giữ chức vụ tại Oceanbank, nhưng vẫn là người đại diện vốn của PVN. Lợi dụng uy tín, vị thế của PVN và lợi dụng cơ chế, chính sách chi lãi ngoài, sự phụ thuộc của Oceanbank vào nguồn tiền gửi huy động được từ PVN và các đơn vị thành viên, Nguyễn Xuân Sơn đã yêu cầu Hà Văn Thắm phải tiếp tục thực hiện thỏa thuận chi lãi ngoài.
Do đó, chủ trương này được thực hiện liên tục đến tháng 6/2014.
Tài liệu điều tra bổ sung còn cho rằng, Hà Văn Thắm đã thỏa thuận với Nguyễn Xuân Sơn về việc Oceanbank chi tiền lãi suất ngoài huy động vốn tiền gửi của PVN cho Nguyễn Xuân Sơn.
Tổng cộng, Nguyễn Xuân Sơn đã nhận 246,6 tỷ đồng tiền chi lãi ngoài trong giai đoạn từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2014. Trong đó chiếm đoạt số tiền 49,3 tỷ đồng của PVN tại Oceanbank, tương ứng với 20% tỷ lệ góp vốn điều lệ.
Phần tiền còn lại, cơ quan điều tra xác định Nguyễn Xuân Sơn đã chiếm đoạt qua hành vi Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Tìm cách đổ tội cho người khác
Bản kết luận điều tra bổ sung cho rằng, quá trình điều tra, Nguyễn Xuân Sơn có thái độ thiếu hợp tác, khai báo quanh co, ngoan cố, không thành khẩn, liên tục thay đổi lời khai, đổ tội cho người khác và tìm mọi cách đối phó, cản trở cho công tác điều tra.
Trước khi khởi tố bị can, Sơn nhiều lần gặp gỡ các bị cáo khác để dặn dò, hứa hẹn, mua chuộc và xúi giục họ từ chối khai báo và khai báo gian dối để đối phó, gây cản trở cho quá trình điều tra làm rõ bản chất vụ án.
Bản kết luận điều tra bổ sung còn chỉ ra rằng, Nguyễn Xuân Sơn từng khai nhận đã chỉ đạo cấp dưới lấy 10 tỷ đồng từ ngân hàng Oceanbank để đi mua đất cho ông Đỗ Văn Hậu, nguyên Tổng giám đốc PVN. Khi đó ông Hậu không nhận...
Hành vi phạm tội của Sơn bị cơ quan điều tra cho là đặc biệt nghiêm trọng, quá trình truy tố, xét xử, để nghị xử lý nghiêm khắc đối với bị cáo này.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 3, Nguyễn Xuân Sơn là người duy nhất luôn miệng chối tội hoặc khai không nhớ. Có lúc vị thẩm phán phiên tòa đã phải thốt lên với ông Sơn rằng: "... Tiền nhiều như lá, bị cáo quá choáng ngợp không thể nhớ được?". HĐXX đã yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án.
Sau quyết định trả hồ sơ, ngày 19/5, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra các quyết định bổ sung khởi tố bị can đối với Nguyễn Xuân Sơn về tội “Tham ô tài sản”; Quyết định thay đổi Quyết định khởi tố bị can từ tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” sang tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với Nguyễn Xuân Sơn.

Dạy con kỹ năng tự cứu mình khỏi những vụ bắt cóc

(Kiến Thức) - Vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bắt cóc ở Quảng Bình khiến dư luận xôn xao. Cha mẹ có thể dạy con thoát khỏi vụ bắt cóc bằng kỹ năng cần thiết.

Day con ky nang tu cuu minh khoi nhung vu bat coc
Gần đây, thông tin vụ bé trai 6 tuổi nghi nghi bị bắt cóc ở Quảng Bình khiến dư luận dậy sóng. Vào khoảng 17h30 ngày 3/7, sau khi nấu cơm xong, chị Dương Thị Thảo (phố Trường Sơn, phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) quay ra sân gọi con trai là cháu Trần Trung Nghĩa (tên ở nhà là Nô) thì không thấy con đâu. Gia đình vội vàng đi tìm bé và đăng tải thông tin về bé Nghĩa khắp các diễn đàn xã hội. Vụ việc lại một lần nữa khiến các bậc phụ huynh nhận ra sự cần thiết trang bị cho con những kỹ năng xử lý để tránh và thoát khỏi những vụ bắt cóc. Ảnh minh họa. Nguồn: Daily Pakistan.
Day con ky nang tu cuu minh khoi nhung vu bat coc-Hinh-2
Để tránh nguy cơ bị bắt cóc, cha mẹ có thể dạy con từ chối các món quà của người xấu, người lạ để rủ trẻ đi chơi, đi ra những nơi không có cha mẹ người thân của trẻ đi cùng. 

Lặn lội rừng sâu săn nấm quý

Nấm chò được biết đến như là một loại dược liệu rất quý hiếm, nằm ở rừng sâu, núi cao. Muốn khai thác được loại nấm quý này phải là người gan dạ.

Nhiều người trở về với những thành quả sau hàng tuần trời lặn lội trong rừng, nhưng cũng lắm người mang về chỉ là những thương tích. Ấy là chưa nói đến những cái chết bất thường nơi rừng thiêng nước độc.