Nhãn giá rẻ bán tràn lan trên Facebook

Chỉ 10.000 đồng/kg nhãn quê tươi ngon được rao bán trên mạng xã hội nên nhiều gia đình đã trang thủ mua số lượng nhiều hơn bình thường để ăn. Chủ vườn rớt nước mắt vì giá quá rẻ.

Nhan gia re ban tran lan tren Facebook

Mùa nhãn quê chín rộ, giá chỉ 10.000 đồng/kg.

Nhan gia re ban tran lan tren Facebook-Hinh-2

Vì giãn cách xã hội vì dịch COVID-19 nên nhiều người đăng bán trên các chợ mạng, lượng khách thu về khá nhiều

Ghi nhận của PV tại một số khu chợ dân sinh, chợ truyền thống như chợ Kiến Hưng – Hà Nội, chợ Quế - Hà Nam, chợ Đinh Xuyên – Hà Nội…, các mặt hàng trái cây phổ thông như cam, thanh long, táo, lê… dù giá vẫn không thay đổi, thậm chí còn có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn ế ẩm, lượng khách giảm nhiều so với trước đây.

Nhan gia re ban tran lan tren Facebook-Hinh-3

Các mặt hàng phổ thông ế ẩm "chưa từng có" dù vẫn giữ giá, thậm chí có xu hướng giảm nhẹ.

Chị Hà (chủ kinh doanh trái cây tại chợ Quế - Hà Nam) chia sẻ: "Khoảng 2 tuần nay lượng khách mua trái cây giảm hơn rất nhiều so với các ngày trước đó, chỉ bằng một nửa, thậm chí có những ngày tôi chỉ bán được 200.000 đồng tiền hàng, không đủ cả tiền xăng xe".

Nhan gia re ban tran lan tren Facebook-Hinh-4

Nhãn vào vụ, giá rẻ hơn các loại trái cây thông thường khoảng 2-3 lần

Cũng theo chị Hà, thời điểm này đang là mùa nhãn chín rộ, mà giá thì rẻ hơn rất nhiều so với các loại trái cây truyền thống. Thay vì mua 1kg măng cụt hay cam thì người dân có thể mua 3kg nhãn nên nhiều người đã lựa chọn nhãn. Có người còn đặt tại vườn cả tạ để cùng nhau mua chung, biếu họ hàng và phân phát cho bạn bè.

Nhan gia re ban tran lan tren Facebook-Hinh-5

Thay vì mua 1kg măng cụt hay cam thì người dân có thể mua 3kg nhãn, nên nhiều người chọn nhãn.

Nhan gia re ban tran lan tren Facebook-Hinh-6

Có người còn đặt tại vườn hàng tạ để biếu người thân, họ hàng và phân phát cho bạn bè.

Chị Nguyễn Thanh Huệ (Phú Thọ) chia sẻ: "Nhà tôi có 2 cây nhãn quê, để gia đình ăn không hết nên mang ra chợ bán và đăng lên các chợ mạng. Nhãn có giá 10.000 đồng/kg nhưng cùi dày, ngọt nước nên chỉ trong 3 ngày nhà tôi đã hết hàng, nhiều người hỏi mua mà không có để bán".

Nhan gia re ban tran lan tren Facebook-Hinh-7

Một số hộ có nhãn quê cháy hàng chỉ sau 2-3 ngày nhưng chủ vườn phải rớt nước mắt vì giá quá rẻ.

Chị Vũ Mai (Ứng Hoà, Hà Nội) cũng bày tỏ: "Nhãn rẻ, đúng vụ nên rất ngon. Tôi tranh thủ mua để biếu bố mẹ hai bên và anh chị em bạn bè, nhưng mỗi lần nhà vườn chỉ gửi lên có 20kg thôi vì số lượng người đặt nhiều. Dịch ở nhà giãn cách, nhiều thời gian rảnh nên mua về để chế biến thành nhiều món ăn vặt như trà long nhãn, nhãn sấy khô,…cũng hay".

Nhan gia re ban tran lan tren Facebook-Hinh-8

Người dân có thể chế biến thành nhiều món ăn vặt khác nhau từ nhãn.

Chợ mạng nhộn nhịp mua bán khi giá gà ri bất ngờ giảm mạnh

Trong những ngày Hà Nội giãn cách xã hội do dịch Covid-19, giá thịt lợn từ 140.000-150.000 đồng/kg. Nhiều gia đình chọn thay thế thịt lợn bằng thịt gà ri trong các bữa ăn hàng ngày, khi giá gà ri trên chợ mạng giảm xuống 80.000-85.000 đồng/con.

Khác với các chợ truyền thống, giá gà ri ta lông vẫn ở mức cao 120 - 150.000 đồng/kg, gà ri lai khoảng 100.000 - 120.000 đồng/kg. Trong khi đó, trên các chợ mạng, hàng loạt các chủ kinh doanh đăng bán gà ri đã làm sạch lông, giá chỉ 85.000 đồng/con, cả lông là 80.000 đồng/con. Đây là lý do khiến giá gà ri bán trên không gian mạng được giao thưởng khá nhộn nhịp.

Cho mang nhon nhip mua ban khi gia ga ri bat ngo giam manh

Giá gà ri ta cả lông cũng đang ở mức 120 - 150.000 đồng/kg.

Gà ế, chủ trại phải bán giá rẻ như cho chỉ 11.000 đồng/kg

Giá gà công nghiệp bán tại các trại ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu rớt thê thảm chỉ còn 11.000 đồng/kg, người nuôi thua lỗ nặng.

Ông Lê văn Quyết, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ, cho biết, giá gà tiếp tục rớt xuống còn 11.000 đồng/kg bán tại trại. Với giá thành hiện nay khoảng 28.000 - 29.000 đồng thì người nuôi gà đang lỗ nặng 17.000 – 18.000 đồng/kg.

Theo ông Quyết, lượng gà đến lúc xuất bán thì bị ùn ứ 10 ngày này sau khi các tỉnh lập các chốt kiểm tra dịch COVID-19 khiến việc vận chuyển gà tiêu thụ ở TP.HCM thêm khó khăn. Hiện nhiều trại gà đang chấp nhận bán gà rẻ như cho, dù thua lỗ nặng chỉ mong bán hết gà đủ trọng lượng xuất bán. Vì họ nuôi thêm ngày nào sẽ tốn thêm tiền thức ăn, chỉ có nước phá sản.