Nhận diện gốc rễ xung đột quân sự giữa Armenia-Azerbaijan?

(Kiến Thức) - Khởi đầu từ cuộc xung đột sắc tộc tại vùng Nagorno-Karabakh đã bùng phát thành cuộc chiến kéo dài giữa Armenia và Azerbaijan.

Theo BBC, gốc rễ xung đột giữa Armenia và Azerbaijan bắt nguồn từ xung đột sắc tộc giữa người Kito giáo địa phương và Hồi giáo Armenia gốc Thổ Nhĩ Kỳ với lịch sử kéo dài hơn 2.000 năm. Phía Armenia cho rằng, vùng Nagorno-Karabakh còn gọi là Artsakh là một tỉnh thuộc Vương quốc Armenia trước đây.

Sau Cách mạng Tháng 10 Nga, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã thành lập khu tự trị Nagorno-Karabakh với đa số người Armenia do Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Azerbaijan, Liên bang Xô Viết kiểm soát. Vùng Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận là phần lãnh thổ thuộc Azerbaijan.

Tuy nhiên, Armenia không đồng thuận với vấn đề này. Xung đột sắc tộc kéo dài trong nhiều thế kỷ không được giải quyết thấu đáo. Nó trở thành điểm mấu chốt cho những diễn biến xấu về sau.

Nhờ sự can thiệp của chính quyền trung ương, xung đột sắc tộc tại khu vực này được kiểm soát, nhưng nó vẫn như ngọn lửa cháy âm ỉ chờ ngày bùng phát. Những năm 1980, sự kiểm soát của chính quyền trung ương đối với khu vực này giảm sút khiến xung đột sắc tộc bùng phát.

Vấn đề lên đến đỉnh điểm khi cơ quan lập pháp khu tự trị Nagorno-Karabakh tiến hành bỏ phiếu ủng hộ việc gia nhập vào Armenia vào tháng 2/1988. Azerbaijan kiên quyết phản đối việc sát nhập, trong khi Armenia khăng khăng nói rằng, khu vực này thuộc chủ quyền của họ trong nhiều thế kỷ.

Tháng Giêng đen tối

Những vụ xung đột lẻ tẻ giữa người Kito giáo và Hồi giáo Armenia xảy ra trước đây có cơ hội bùng phát. Việc bỏ phiếu đòi gia nhập Armenia như “đổ thêm dầu vào lửa”, các cuộc biểu tình của người ủng hộ và phản đối ly khai biến thành bạo động.

Tháng 1/1990 đã xảy ra cuộc bạo động lớn ở Baku thuộc Azerbaijan khiến 70 người Armenia thiệt mạng và 700 người khác bị thương. Chính quyền trung ương ban bố trình trạng khẩn cấp và gửi quân đội đến ổn định tình hình, nhưng đã quá muộn.

Nhan dien goc re xung dot quan su giua Armenia-Azerbaijan?
Thường dân bị thương trong các cuộc giao tranh được sơ tán khỏi hiện trường. Ảnh: Theapricity 

Cả Armenia và Azerbaijan đều không chịu nhượng bộ, tình hình trở nên mất kiểm soát. Azerbaijan đổ lỗi cho chính quyền trung ương can thiệp quá muộn để vãn hồi trật tự. Sự kiện đó sau này được gọi là “tháng Giêng đen tối”, một cột mốc làm xấu đi quan hệ giữa 2 nước cộng hòa thuộc Liên Xô.

Cuối năm 1991, lực lượng dân quân Armenia mở các đợt tấn công nhắm vào những ngôi làng người Armenia cư ngụ do quân đội Azerbaijan nắm giữ. Quân đội Azerbaijan tiến hành phản công, thì lực lượng dân quân nhắm vào những ngôi làng người Azerbaijan sinh sống.

Chiến tranh mở rộng

Sau khi Liên Xô tan rã, tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. Nagorno-Karabakh tuyên bố ly khai và thành lập quân đội riêng. Amernia và Azerbaijan giành giật nhau vũ khí do Liên Xô để lại khiến xung đột bùng phát thành chiến tranh toàn diện.

Hai nước đều ra lệnh tổng động viên với hàng chục nghìn thanh niên gia nhập quân đội. Khu vực ly khai được sự hậu thuẫn của Armenia có quân số khoảng 20.000 người, 187 khẩu pháo các loại, 90-173 xe tăng, khoảng 300 xe bọc thép.

Nhan dien goc re xung dot quan su giua Armenia-Azerbaijan?-Hinh-2
Xe tăng T-72 trưng bày tại thị trấn Shusha để tưởng nhớ những ngày tháng đen tối ở  Nagorno-Karabakh. Ảnh: Getty Images

Quân đội Azerbaijan có quân số lớn hơn khoảng 64.000 người, 400 khẩu pháo, 450 xe tăng, 1.000 xe bọc thép các loại. Tuy nhiên, quân đội Azebaijan dưới thời Liên Xô chủ yếu phục vụ trong các đơn vị công binh và các đơn vị phi chiến đấu khác nên thiếu kinh nghiệm trận mạc.

Tháng 1/1992, dân quân Armenia tổ chức đợt tấn công chiếm thị trấn Khojaly, khai thông kết nối giữa Armenia với Karabakh. Quân đội Azerbaijan dễ dàng bị đánh bại và buộc phải rút khỏi khu vực. Tháng 6/1992, quân đội Azerbaijan được sự giúp sức của các cố vấn quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức cuộc phản công chiếm lại thị trấn Goranboy trong nỗ lực đánh chiếm toàn bộ vùng Nagorno-Karabakh.

Chiến dịch được xem là thành công lớn nhất của quân đội Azerbaijan trong 6 nay xảy ra giao tranh với Armenia. Từ cuối năm 1992-1994, các cuộc giao tranh giữa 2 bên diễn ra ác liệt, nhưng không bên nào nắm được ưu thế tuyệt đối.

Năm 1994, một lệnh ngừng bắn tạm thời đã được ký kết do Nga làm trung gian. 6 năm chiến tranh, nguồn lực của 2 bên gần như cạn kiệt. 20.000-30.000 người thiệt mạng, hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa để tị nạn.

Mặc dù đã ký lệnh ngừng bắn, nhưng về mặt lý thuyết, Armenia và Azerbaijan vẫn trong tình trạng chiến tranh do chưa có hiệp định hòa bình vĩnh viễn. Những năm sau đó, các vụ vi phạm lệnh ngừng bắn vẫn liên tiếp xảy ra. Trường hợp gần đây nhất xảy ra vào ngày 2/4 khiến 30 binh sĩ đôi bên thiệt  mạng.

Sự kiện mới nhất cho thấy, Nagorno-Karabakh vẫn là “thùng thuốc súng” có thể phát nổ bất kỳ lúc nào nếu hai bên không kiềm chế.

Tham gia Tank Biathlon, Việt Nam có cơ hội nhận T-90S?

(Kiến Thức) - Tham gia cuộc đua xe tăng Tank Biathlon, Việt Nam có thể có cơ hội nhận được quà tặng từ nước chủ nhà Nga – xe tăng T-90S hiện đại. 

Tham gia Tank Biathlon, Viet Nam co co hoi nhan T-90S?
Nếu tham gia cuộc đua xe tăng Tank Biathlon do Nga đề xướng được tổ chức hàng năm, Việt Nam sẽ có cơ hội nhận phần thưởng là siêu xe tăng T-90S mới cứng do hãng Uralvagonzavod sản xuất. Quà tặng “khủng” tới như vậy là điều hoàn toàn có thật ở Tank Biathlon. 

Tàu pháo Trung Quốc hoạt động mạnh trên sông Áp Lục

(Kiến Thức) - Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên gần đây, các tàu pháo Trung Quốc cũng gia tăng hoạt động trên sông Áp Lục.

Tau phao Trung Quoc hoat dong manh tren song Ap Luc
 Mới đây trên mạng Sina quân sự của Trung Quốc đã đăng một loạt ảnh về tàu pháo của lực lượng biên phòng nước nà tuần tra trên sông Áp Lục với dòng chú thích: “Sông Áp Lục chảy lững lờ, tàu pháo của biên phòng âm thầm tuần tra trên sông nói lên vấn đề phức tạp trên bán đảo Triều Tiên”.
Tau phao Trung Quoc hoat dong manh tren song Ap Luc-Hinh-2
Cũng để làm nổi rõ thêm về tính vấn đề của việc tuần tra, nửa sau chùm ảnh này là cảnh các tàu pháo ở vùng biên giới với Nga thuộc tỉnh Hắc Long Giang chỉ neo đậu là chính. 
Tau phao Trung Quoc hoat dong manh tren song Ap Luc-Hinh-3
 Sông Áp Lục là một đoạn biên giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Triều Tiên, có chiều dài 790 km. Sông chảy qua các tỉnh Cát Lâm và Liêu Ninh của Trung Quốc; các tỉnh Ryanggang, Chagang và Pyongan Bắc của Triều Tiên.
Tau phao Trung Quoc hoat dong manh tren song Ap Luc-Hinh-4
Địa danh Áp Lục nổi tiếng bởi vì ở đây đã từng diễn ra nhiều trận đánh trong lịch sử cận và hiện đại. Chẳng hạn trận sông Áp Lục 1894 trong chiến tranh Thanh – Nhật, trận sông Áp Lục trong chiến tranh Nga – Nhật.
Tau phao Trung Quoc hoat dong manh tren song Ap Luc-Hinh-5
 Đến thời kỳ chiến tranh Triều Tiên, sau khi lực lượng Mỹ đổ bộ lên bán đảo Triều Tiên giúp Hàn Quốc phản công, lực lượng của họ đã tiến đến sông Áp Lục. Tuy không vượt qua sông nhưng lực lượng Mỹ - Hàn đã ném bom phần đất phía Trung Quốc dẫn đến việc Bắc Kinh gửi chí nguyện quân tiến hành “kháng Mỹ viện Triều”.
Tau phao Trung Quoc hoat dong manh tren song Ap Luc-Hinh-6
 Theo Wikipedia, thung lũng cuối con sông Áp Lục còn được mang tên là “Thung lũng Mig” bởi vì trong chiến tranh Triều Tiên, nơi đây đã xảy ra những trận không chiến khốc liệt để giành quyền làm chủ bầu trời. Các máy bay Mig của Liên Xô, Trung Quốc và Triều Tiên đã sát cánh bên nhau chống lại không quân của Hoa Kỳ và đồng minh.
Tau phao Trung Quoc hoat dong manh tren song Ap Luc-Hinh-7
 Ngày nay sông Áp Lục là đường biên giới chung của Triều Tiên và Trung Quốc. Tuy Bắc Kinh từng là đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên nhưng gần đây hai nước có những rạn nứt trong quan hệ.
Tau phao Trung Quoc hoat dong manh tren song Ap Luc-Hinh-8
 Trong mấy năm gần đây, một vài lần đã xuất hiện những tin tức về việc Trung Quốc tổ chức diễn tập vượt sông Áp Lục với quy mô vài chục đến 100 binh sỹ. Chẳng hạn năm 2012 hãng tin Yonhap đưa tin Trung Quốc đã tổ chức một cuộc diễn tập vượt sông với khoảng 100 binh sỹ tham gia trên sông Áp Lục.
Tau phao Trung Quoc hoat dong manh tren song Ap Luc-Hinh-9
 Cuộc diễn tập này làm dấy lên những đồn đoán rằng có thể Trung Quốc chuẩn bị cho khả năng chính quyền Triều Tiên sụp đổ thì binh sỹ của họ sẽ tiến sang để ngăn chặn dòng người tị nạn tràn sang.
Tau phao Trung Quoc hoat dong manh tren song Ap Luc-Hinh-10
 Bên sông Áp Lục về phía Trung Quốc có thành phố Đan Đông từ lâu đã là điểm nóng chính trị và kinh tế trong quan hệ Trung – Triều. Nó vừa là trung tâm thương mại song phương lại vừa là một đầu cầu để những người Triều Tiên tìm cách trốn sang Hàn Quốc.