Nhà Trắng rối vì ông Trump quyết không nhận thua

Nhiều quan chức dưới quyền cố gắng khuyên ông Trump nhận thua và chuyển giao quyền lực trong hòa bình, trong khi số khác chọn cách xa lánh để không dính tai tiếng.

Trong bối cảnh đương kim Tổng thống Donald Trump vẫn không thừa nhận chiến thắng của ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden và tiếp tục theo đuổi nỗ lực pháp lý nhằm đảo ngược kết quả bầu cử, tình hình Nhà Trắng hiện tại cũng trở nên rối bời theo.
Tương lai bất định cùng khả năng mất việc một khi ông Biden chính thức nhậm chức vào năm sau đặt nhiều nhân viên dưới quyền ông Trump vào thế phải chọn giữa lòng trung thành, tiếp tục sát cánh cùng ông hay chấp nhận số phận và tính toán cho tương lai sắp tới.
Nha Trang roi vi ong Trump quyet khong nhan thua
 Tổng thống Donald Trump trong một phiên họp
Người lo lắng…
Vào ngày 15/11, ông Trump bất ngờ cho đăng tải loạt trạng thái trên trang Twitter cá nhân tuyên bố lý do duy nhất ông Biden “thắng” trong cuộc bầu cử là vì đã “gian lận phiếu bầu”. Ông cũng cáo buộc giới truyền thông Mỹ cố tình đưa tin thiên lệch bất lợi về ông và chỉ trích Công ty Dominion Voting Systems, chuyên cung cấp máy đếm phiếu ở các bang, phải chịu trách nhiệm việc máy móc của họ đếm không chính xác các lá phiếu.
Vài giờ sau đó, nhà lãnh đạo này đăng thêm một số dòng trạng thái khác giải thích rõ ràng là ông không có ý công nhận chiến thắng của ông Biden như một số đơn vị truyền thông đã đưa tin. “Ông ta chỉ thắng trong mắt của giới truyền thông giả mạo. Tôi chẳng thừa nhận gì cả. Chúng tôi còn một chặng đường dài phải vượt qua. Đây là một cuộc bầu cử đã bị gian lận” - ông Trump cho biết.
Dù chưa rõ ông Trump công khai những thông điệp trên để làm gì, song nếu mục đích là xốc lại tinh thần của các đồng minh và cấp dưới thì những phát ngôn của ông đã thất bại hoàn toàn. Trả lời phỏng vấn của đài NBC News, một cố vấn cấp cao ở Nhà Trắng giấu tên thú nhận ông cùng một số cộng sự khác đang cân nhắc tổ chức một buổi đối thoại thẳng thắn với ông Trump để thuyết phục ông từ bỏ mọi động thái nhằm thay đổi kết quả bầu cử và chấp nhận chuyển giao quyền lực vì lợi ích quốc gia. Theo cố vấn này, “hiện giờ không còn cách nào để ông Trump đắc cử nữa và ông ấy phải nhận ra điều này càng sớm càng tốt”.
Đồng quan điểm, một nhân viên Nhà Trắng giấu tên khác còn nói thêm rằng nếu ông Trump cứ tiếp tục vòng xoáy kiện, thua kiện rồi lại mở thêm vụ kiện mới thì chẳng những không thể tái đắc cử mà thậm chí còn có thể mất cả thành tựu đã đạt được trong bốn năm qua.
Hãng tin Reuters cho biết dưới sự chỉ đạo của ông Trump, Cơ quan quản lý các dịch vụ công (GSA) hiện vẫn chưa công nhận ông Biden là tổng thống tân cử và không cho phép ông cùng đội ngũ tiếp cận với các văn phòng và nguồn ngân sách liên bang dành cho chính quyền sắp tiếp quản. Điều này khiến quy trình chuyển giao quyền lực bị trì trệ đáng kể.
“Trong tương lai, khi người ta nhìn lại ông Trump, những gì người ta thấy sẽ chỉ còn là một tổng thống có cái tôi quá lớn, không chấp nhận thất bại và xem nhẹ những gì ông ấy đã làm được cho nước Mỹ. Tất cả thành tựu đó đều rất đáng nể, ông ấy nên tự hào về bản thân và ra đi không nuối tiếc” - nhân viên này nói lên điều mong mỏi ở ông Trump.
Kẻ rời đi
Bên cạnh những nhân viên thực sự lo lắng cho ông Trump, nhiều người khác lại chọn cách đơn giản hơn là xa lánh hoặc không ủng hộ, trường hợp điển hình nhất là Phó Tổng thống Mike Pence.
Ông Pence thường được đánh giá là một trong những quan chức thân cận nhất của chủ nhân Nhà Trắng và đã không ít lần đứng ra bảo vệ ông Trump mỗi khi ông có những phát biểu hớ hênh hay có những quyết định gây tranh cãi. Tuy nhiên, ông hầu như biến mất khỏi chính trường Mỹ, giữ im lặng và để mặc ông Trump một mình đối đầu với búa rìu dư luận.
Tờ The New York Times nhận định có thể là ông Pence đã “quá mệt mỏi” nhiều năm phải đi theo giải quyết hậu quả của ông Trump, cũng như không có niềm tin rằng ông Trump sẽ thắng kiện. Một khả năng khác là ông Pence đang muốn giữ hình ảnh, tránh vướng vào một nhân vật tai tiếng như ông Trump hiện nay để còn tiếp tục hoạt động trong nhiệm kỳ của tổng thống mới.
Theo thông tin mới nhất được đài CNN cập nhật từ một nhân viên làm việc cho ông Pence, phó tổng thống Mỹ được cho là đang chuẩn bị đi nghỉ ở bang Florida từ ngày 17-11 (giờ địa phương) đến ít nhất là đầu tuần sau mới quay lại làm việc.
Về phía đảng Cộng hòa nói chung, dàn lãnh đạo đảng cũng đã bắt đầu khởi động công tác chuẩn bị cho nhiệm kỳ sắp tới. Tờ The Wall Street Journal cho biết Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa tuần trước bất ngờ gửi thông báo tới tất cả phòng, ban trực thuộc yêu cầu sa thải một lượng lớn nhân viên không rõ lý do. Một nguồn tin nội bộ giải thích với The Wall Street Journal rằng phần lớn những vị trí này cũng chỉ để phục vụ trong kỳ bầu cử chứ không phải vị trí dài hạn.
Ai vẫn còn ủng hộ ông Trump?
Đến nay, quan chức cấp cao duy nhất ở Nhà Trắng vẫn còn nhiệt tình ủng hộ Tổng thống Trump là Ngoại trưởng Mike Pompeo. Gần đây nhất, ông nổi tiếng với lời khẳng định sẽ không có cuộc chuyển giao quyền lực nào cả và nếu có đi nữa thì cũng sẽ là chuyển giao từ nhiệm kỳ đầu tiên sang nhiệm kỳ hai của ông Trump.
“Cả thế giới đang theo dõi những gì đang xảy ra ở Mỹ. Chúng tôi sẽ kiểm lại hết số phiếu bầu. Cộng đồng quốc tế nên tin tưởng rằng quy trình chuyển giao quyền lực sẽ diễn ra suôn sẻ để đảm bảo Bộ Ngoại giao hoạt động như bình thường và đạt nhiều thành công với một tổng thống chính thức vào tháng 1 năm sau cũng đạt nhiều thành công như vậy” - ông Pompeo nhấn mạnh trong cuộc họp báo ngày 10-11.
Không ngoài dự đoán, những phát ngôn lập tức vấp phải chỉ trích kịch liệt từ các thành viên đảng Dân chủ vì “thiếu thực tế”. Đơn cử, lãnh đạo phe Dân chủ ở Thượng viện Chuck Schumer khẳng định ông Pompeo nên chấp nhận thực tế là ông Biden đã đắc cử. Theo ông Schumer, “chúng ta đang có một cơn đại dịch đang hoành hành, chúng ta không có thời gian cho những lời bông đùa như vậy”.
Một thông tin đáng chú ý khác được tờ The Hill tiết lộ là một số nghị sĩ Cộng hòa đã trao đổi và khuyên ông Pompeo nên kín đáo chúc mừng ông Biden, còn lại muốn bảo vệ ông Trump tiếp cũng được nhưng chỉ nên xem những phát ngôn như vậy là cách để “an ủi và xoa dịu” tổng thống Mỹ mà thôi.
Tuy nhiên, việc cắt giảm nhân sự giữa lúc ông Trump vẫn còn chưa xong kiện tụng cho thấy đảng Cộng hòa, tương tự như ông Pence, không còn niềm tin và không còn mặn mà gì muốn gắn bó với nhà lãnh đạo này nữa. Đây cũng có thể là cách để vớt vát danh tiếng của đảng khi suốt bốn năm qua, đảng này luôn bị gọi là đảng riêng của ông Trump vì ngày càng xa rời các giá trị truyền thống của đảng. 

Ông Biden muốn làm gì để thay đổi kinh tế Mỹ?

(Kiến Thức) - Cùng với việc giải quyết đại dịch COVID-19, ông Joe Biden, ứng viên được truyền thông Mỹ đưa tin là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 2020, dự kiến cũng sẽ triển khai các kế hoạch nhằm phục hồi nền kinh tế suy thoái.

Ong Biden muon lam gi de thay doi kinh te My?
Ngày 7/11, ông Biden được các hãng truyền thông lớn của Mỹ "xướng tên" là người chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay, qua đó sẽ trở thành Tổng thống Mỹ thứ 46. Ảnh: NYP.  

Ong Biden muon lam gi de thay doi kinh te My?-Hinh-2
Nếu chính thức nhậm chức vào tháng 1/2021, mục tiêu hàng đầu của ông Biden được cho là đối phó với đại dịch COVID-19 cũng như đưa kinh tế nước Mỹ vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay. Ảnh: Independent.  

Ong Biden muon lam gi de thay doi kinh te My?-Hinh-3
Điều này được thể hiện rõ trong bài phát biểu của ông Biden hôm 7/11: "Chúng ta không thể khôi phục nền kinh tế, khiến nước Mỹ trở nên tươi trẻ trở lại hay tận hưởng những khoảnh khắc quý giá nhất của cuộc đời cho đến khi chúng ta kiểm soát được đại dịch này". Ảnh: CNBC.  

Ong Biden muon lam gi de thay doi kinh te My?-Hinh-4
Hãng Reuters dẫn thông tin do trợ lý hàng đầu của ông Biden cung cấp ngày 16/11 cho hay, trong tuần này, các cố vấn khoa học của ông Biden sẽ gặp gỡ vào trao đổi với các công ty dược phẩm đang phát triển vắc xin ngừa COVID-19 để chuẩn bị cho công tác tiêm chủng rộng rãi trong nước. Ảnh: VF.  

Ong Biden muon lam gi de thay doi kinh te My?-Hinh-5
Kế hoạch đối phó với đại dịch COVID-19 của ông Biden sẽ đảm bảo những người bị nhiễm COVID-19 hoặc những người đang chăm sóc bệnh nhân COVID-19 vẫn được trả lương nếu nghỉ phép; giãn nợ đối với các khoản vay dành cho sinh viên liên bang; cung cấp các khoản vay không lãi suất đối với các doanh nghiệp nhỏ đang phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến dịch COVID-19…

Ong Biden muon lam gi de thay doi kinh te My?-Hinh-6
Cùng với việc giải quyết đại dịch COVID-19, ông Biden dự kiến cũng sẽ triển khai các kế hoạch nhằm phục hồi nền kinh tế suy thoái. Ảnh: WSJ.  

Ong Biden muon lam gi de thay doi kinh te My?-Hinh-7
Theo The Sun, một trong những chính sách kinh tế của ông Biden là sẽ thực hiện chương trình "Mua hàng của Mỹ", dự kiến tạo ra 5 triệu việc làm mới. Theo chương trình này, chính phủ sẽ chi 400 tỷ USD để mua các sản phẩm và dịch vụ của Mỹ. Ông Biden cũng sẽ thực hiện tăng hơn gấp đôi mức lương tối thiểu liên bang lên 15 USD/giờ. Ảnh: CNBC. 

Ong Biden muon lam gi de thay doi kinh te My?-Hinh-8
 Ngoài ra, ông Biden được cho là sẽ thực hiện hóa kế hoạch cơ sở kéo dài trong 10 năm, trị giá 1.300 tỷ USD. Được biết, trong chiến dịch tranh cử, ứng viên Đảng Dân chủ đã đưa ra kế hoạch cơ sở hạ tầng này với mục tiêu sẽ đưa Mỹ đến tương lai không phát thải khí nhà kính và mở rộng việc làm cho tầng lớp trung lưu. Ảnh: ADN. 

Ong Biden muon lam gi de thay doi kinh te My?-Hinh-9
 Các khoản chi bao gồm 400 tỷ USD cho một chương trình liên bang mới về nghiên cứu và đổi mới năng lượng sạch, 100 tỷ USD để hiện đại hóa trường học, 50 tỷ USD để sửa chữa cầu đường và đường cao tốc trong năm đầu tiên nắm quyền, 20 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng ở nông thôn và 10 tỷ USD cho các dự án phục vụ các khu vực nghèo đói. Ảnh: NBC News. 

Ong Biden muon lam gi de thay doi kinh te My?-Hinh-10
Ông Biden dự kiến sẽ đảo ngược một phần chính sách cắt giảm thuế của Tổng thống Trump nhằm gia tăng doanh thu liên bang bằng cách tăng thuế đối với các công ty và những hộ có gia đình có thu nhập cao. Ảnh: The Verge. 

Ong Biden muon lam gi de thay doi kinh te My?-Hinh-11
 Ông có kế hoạch tăng thuế thu nhập cá nhân lên mức cao nhất 39,6%, từ mức mức 37%; áp thuế an sinh xã hội với người có thu nhập trên 400.000 USD; thuế thặng dư vốn và đánh thuế tối thiểu 15% với thu nhập sổ sách của các công ty lớn. Thuế suất đối với lợi nhuận thu được từ các công ty con ở nước ngoài của các công ty Mỹ sẽ tăng gấp đôi, lên 21%. Ảnh: Time. 

Ong Biden muon lam gi de thay doi kinh te My?-Hinh-12
 Theo Trung tâm Chính sách Thuế, các đề xuất thuế của ông Biden sẽ giúp tăng thu ngân sách thêm 4.000 tỷ USD từ năm 2021 đến năm 2030. Ảnh: CA. 

Ong Biden muon lam gi de thay doi kinh te My?-Hinh-13
 Trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, theo chuyên gia Mark Zandi của Moody’s, ông Biden vẫn giữ thái độ cứng rắn với Bắc Kinh, nhưng sẽ gây áp lực với Trung Quốc không phải bằng cách đơn phương gây thương chiến, mà sẽ thông qua Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ảnh: DFP. 

Ong Biden muon lam gi de thay doi kinh te My?-Hinh-14
 Chuyên gia Zandi cũng dự đoán, đến năm 2023, toàn bộ các khoản thuế phí sẽ được dỡ bỏ. Điều này sẽ làm giảm gánh nặng chi phí lên người tiêu dùng trong nước (Mỹ) và khiến Trung Quốc dỡ bỏ các thuế phí “trả đũa” khỏi hàng hóa Mỹ, góp phần cải thiện ngành sản xuất trong nước (Mỹ) và xuất khẩu. 

Mời độc giả xem thêm video: Ông Biden được truyền thông Mỹ đưa tin là người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 2020 (Nguồn video: VTV)

Tổng thống Donald Trump xuất viện sau ba ngày điều trị bệnh COVID-19

Bác sỹ của Tổng thống Trump, Tiến sỹ Sean Conley khẳng định các đánh giá về sức khỏe và quan trọng nhất là tình trạng lâm sàng của của Tổng thống Trump cho thấy ông có thể xuất viện và trở về nhà.

Tong thong Donald Trump xuat vien sau ba ngay dieu tri benh COVID-19
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Trung tâm Quân y quốc gia Walter Reed ở Bethesda, Maryland ngày 4/10/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)