Nhà khoa học Việt phát hiện loài rắn độc mới, đề xuất phân hạng “nguy cấp”

Các nhà khoa học đến từ Việt Nam, Nga, Anh và Lào vừa phát hiện một loài rắn độc mới tại tỉnh Viêng Chăn, Lào và đề xuất phân hạng “nguy cấp” trong Danh lục đỏ IUCN.

Đề xuất xếp hạng “nguy cấp” trong Danh lục đỏ IUCN

Loài rắn mới được mô tả dựa trên phân tích hình thái và di truyền. Đây là một phát hiện rất quan trọng, không chỉ giúp làm nổi bật sự đa dạng sinh học khu vực Đông Dương (bao gồm: Lào, Campuchia và Việt Nam) mà còn góp phần nâng cao hiểu biết về các loài rắn độc trong khu vực.

Nha khoa hoc Viet phat hien loai ran doc moi, de xuat phan hang “nguy cap”
 Rắn lục Văng viêng có bề mặt lưng và đuôi màu nâu hoặc nâu xám. Nguồn:  Nguồn: Grassby-Lewis và cộng sự 2025. 

Trao đổi với Tri thức và Cuộc sống, ThS Nguyễn Văn Tân, nghiên cứu viên Đại học Duy Tân  (Đà Nẵng), đóng vai trò đồng tác giả và cùng chịu trách nhiệm chính cho dự án này cho biết, loài rắn mới thuộc chi  Protobothrops (Rắn lục đầu giáo) được phát hiện được đặt tên là rắn lục Văng viêng tên khoa học là Protobothrops flavirostris Grassby-Lewis, Brakels, Maury, Sitthivong, Frohlich, Pawangkhanant, Idiiatullina, Nguyen (Nguyễn Văn Tân) & Poyarkov, 2025. Tên khoa học của loài "flavirostris" có nghĩa là "mũi vàng" trong tiếng Latinh, nhằm nhấn mạnh đặc điểm màu vàng cam nổi bật trên phần mõm của loài này.

Rắn lục Văng viêng có bề mặt lưng và đuôi màu nâu hoặc nâu xám. Lưng có các đốm lớn màu nâu đỏ sẫm dạng chữ thập, viền đen, một số đốm liên kết tạo thành các đường ziczac gián đoạn và một hàng đốm lớn màu nâu ở hai bên bụng. Loài này có 215 vảy bụng, 79 vảy dưới đuôi (chia đôi), không có sừng trên mí mắt như một số loài rắn lục Protobothrops khác.

Nha khoa hoc Viet phat hien loai ran doc moi, de xuat phan hang “nguy cap”-Hinh-2
Môi trường sống của loài Rắn lục Văng viêng (núi đá vôi). Nguồn: Grassby-Lewis và cộng sự 2025. 

Loài này có thể sống trong các hang động đá vôi và có thể là loài chuyên ăn đêm. So sánh về di truyền, Protobothrops flavirostris có độ khác biệt khoảng 7,8% so với loài Protobothrops kelomohy ở miền Bắc Thái Lan, xác nhận đây là một loài mới khác biệt của chi Protobothrops.

Hiện tại, loài Protobothrops flavirostris chỉ được tìm thấy tại một số hang động đá vôi ở khu vực Vang Viêng, tỉnh Viêng Chăn, Lào, ở độ cao khoảng 362 m so với mực nước biển. Môi trường sống của loài này đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các hoạt động khai thác đá vôi, vốn đang gia tăng do nhu cầu sản xuất xi măng và khai khoáng tại địa phương.

Ngoài ra, áp lực từ con người cũng ảnh hưởng đến quần thể loài này. Người dân địa phương thường săn bắt dơi trong hang động, một trong những nguồn thức ăn tiềm năng của loài rắn này. Các hoạt động du lịch cũng làm xáo trộn hệ sinh thái tại đây.

Với phạm vi phân bố hẹp và các mối đe dọa hiện hữu, nhóm nghiên cứu đề xuất xếp hạng Protobothrops flavirostris vào nhóm "Nguy cấp" (Endangered - EN) theo tiêu chuẩn của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

“Việc bảo vệ môi trường sống của loài này là điều cấp thiết nhằm duy trì sự tồn tại của nó trong tự nhiên”, ThS. Tân cho hay.

Nguy cơ tuyệt chủng và bảo tồn

ThS Nguyễn Văn Tân cho biết, trước đó, đã từng có hai nhà thám hiểm tự nhiên chụp được hình ảnh của loài Rắn lục Vang viêng này và đăng tải trên trang https://www.inaturalist.org/home, tạo nên nhiều cuộc thảo luận sôi nổi về phân loại học của loài rắn này. Với kinh nghiệm nghiên cứu, nhóm nhận định có thể đây là một loài mới vì sự khác biệt về hình thái cũng như tách biệt về vị trí địa lý, tuy nhiên, khi tiến hành khảo sát thì không tìm thấy.

Nha khoa hoc Viet phat hien loai ran doc moi, de xuat phan hang “nguy cap”-Hinh-3
 Với phạm vi phân bố hẹp và các mối đe dọa hiện hữu, nhóm nghiên cứu đề xuất xếp hạng Protobothrops flavirostris vào nhóm "Nguy cấp" trong Danh lục đỏ IUCN.). Nguồn: Grassby-Lewis và cộng sự 2025. Nguồn: Grassby-Lewis và cộng sự 2025. 

Trong một chuyến khảo sát vào tháng 10/2024, nhóm nghiên cứu đã thu thập được mẫu vật đầu tiên tại hang Khan Kham, huyện Vang Viêng, tỉnh Viêng Chăn, Lào. Nhóm nghiên cứu đã nhanh chóng kiểm tra hình thái cũng như phân tích di truyền. ThS Nguyễn Văn Tân, với vai trò đồng chủ chốt trong nhóm nghiên cứu, đã phối hợp với các đồng nghiệp quốc tế để mô tả loài mới này.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học Việt Nam tham gia phát hiện và mô tả các loài bò sát mới. Trong những năm gần đây, rất nhiều loài lưỡng cư và bò sát mới, trong đó có các loài rắn độc đã được các nhóm nghiên cứu Việt Nam và quốc tế mô tả. Theo ThS Tân, điều này khẳng định tiềm năng nghiên cứu đa dạng sinh học của Việt Nam và khu vực Đông Dương còn rất lớn, cần có nhiều nghiên cứu trong tương lai.

Nha khoa hoc Viet phat hien loai ran doc moi, de xuat phan hang “nguy cap”-Hinh-4
 Việc phát hiện loài Protobothrops flavirostris không chỉ giúp làm sáng tỏ thêm về sự đa dạng sinh học của khu vực Đông Dương mà còn đặt ra yêu cầu cấp bách về bảo tồn, cũng như nghiên cứu về độc học của loài rắn này. Nguồn: Grassby-Lewis và cộng sự 2025. 

Việc phát hiện loài Protobothrops flavirostris không chỉ giúp làm sáng tỏ thêm về sự đa dạng sinh học của khu vực Đông Dương mà còn đặt ra yêu cầu cấp bách về bảo tồn, cũng như nghiên cứu về độc học của loài rắn này.

“Chúng tôi đang đề xuất các khuyến nghị gửi tới cơ quan có liên quan, người dân địa phương, và các nhóm nghiên cứu về rắn độc, yêu cầu thực hiện thêm các nghiên cứu bổ sung để hiểu rõ hơn về loài này. Điều đặc biệt là khu vực phát hiện loài rắn này nằm trong một dãy núi đá vôi, lại thu hút nhiều khách du lịch mà không thuộc bất kỳ khu vực được bảo vệ nào (như Vườn quốc gia hay Khu bảo tồn), điều này càng làm tăng nguy cơ đối với sự tồn tại của loài”, ThS Tân cho hay.

Nha khoa hoc Viet phat hien loai ran doc moi, de xuat phan hang “nguy cap”-Hinh-5
 ThS Nguyễn Văn Tân và nhóm nghiên cứu. Ảnh: NVCC.

Trong bối cảnh môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã đang bị thu hẹp, những phát hiện như thế này là lời cảnh báo về sự cần thiết của các biện pháp bảo tồn thiên nhiên một cách bền vững. Hy vọng rằng trong tương lai, sẽ có thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn để bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm như Protobothrops flavirostris khỏi nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.

Nguồn tham khảo: Grassby-Lewis RJ, Brakels P, Maury N, Sitthivong S, Frohlich D, Pawangkhanant P, Idiiatullina SS, Nguyen TV, Poyarkov NA (2025) A new endemic karst-associated species of lance-headed pit viper (Squamata, Viperidae, Protobothrops) from Laos. Herpetozoa 38: 43-60. https://doi.org/10.3897/herpetozoa.38.e146004.

Bất ngờ công nghệ đột phá của trợ lý chứng khoán ảo "Make in Vietnam"

Trợ lý chứng khoán ảo Ensa của DNSE là sản phẩm duy nhất trong lĩnh vực tài chính được vinh danh tại AI Awards 2024. Đây là ví dụ điển hình cho thấy sự kết hợp giữa công nghệ và tài chính mang lại nhiều lợi ích.

Trợ lý chứng khoán ảo Ensa của DNSE là giải pháp đột phá trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực tài chính, đặc biệt là trong giao dịch chứng khoán. Ensa không chỉ là một công cụ hỗ trợ giao dịch, mà còn cho thấy các công nghệ tiên tiến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm của nhà đầu tư.
Bat ngo cong nghe dot pha cua tro ly chung khoan ao
Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Bùi Thế Duy trao giải thưởng cho Ông Nguyễn Đức Bình, Giám đốc Công nghệ DNSE. Ảnh: Mai Loan.

Nhà thơ Dương Kỳ Anh: Hành trình yêu đời, yêu người thiết tha

Các tác phẩm của nhà thơ Dương Kỳ Anh đã thể hiện hành trình không ngừng tìm kiếm và khám phá bản thân của ông. Trên hành trình ấy, lấp lánh tình yêu đời, yêu người thiết tha.

Hành trình tìm kiếm bản thân với đủ cung bậc xúc cảm
Hành trình sáng tác của nhà thơ Dương Kỳ Anh là một quá trình không ngừng tìm kiếm và khám phá bản thân, thể hiện qua những tác phẩm đậm chất tự sự và chiêm nghiệm.