Nhà giáo là ngành đặc thù, thực hành sư phạm cực kỳ quan trọng

Đại biểu Đỗ Huy Khánh xin được bảo lưu quan điểm thực hành sư phạm vì nhà giáo là ngành đặc thù, thực hành sư phạm cực kỳ quan trọng.

Sáng 6/5, tham gia thảo luận về Luật Nhà giáo, Đại biểu Trần Văn Tiến, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Quốc hội cần làm rõ về chế độ tập sự đối với các nhà giáo, đối tượng thuộc nhà giáo thuộc diện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài có cần phải thực hiện chế độ tập sự, thử việc theo quy định hay không?
Đại biểu Trần Văn Tiến cũng cho rằng, cần xác định rõ người định cư ở nước ngoài và người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, khoa học Việt Nam thì do cơ sở giáo dục đại học nào được phong tặng hay chỉ đối với cơ sở giáo dục đại học mà đối tượng đó có nhiều đóng góp thì mới được phong tặng Tiến sĩ, Giáo sưu danh dự?
Về quản lý nhà nước về giáo dục, đại biểu Trần Văn Tiến đề nghị bổ sung quy định riêng về trách nhiệm quản lý nhà giáo đối với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
Theo đại biểu đoàn Vĩnh Phúc, trong dự thảo có nhiều điều khoản sử dụng cụm từ “cán bộ”, do đó cần xem xét bỏ cụm từ này để phù hợp Luật viên chức, vì người quản lý giáo dục không thuộc đối tượng là cán bộ theo Luật Cán bộ công chức.
Nha giao la nganh dac thu, thuc hanh su pham cuc ky quan trong
 Đại biểu Đỗ Huy Khánh bày tỏ trăn trở đối với giáo viên vùng sâu, vùng xa.
Tham gia tranh luận tại hội trường, đại biểu Đỗ Huy Khánh, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cương quyết bảo lưu quan điểm giữ quy định thực hành sư phạm khi trước đó có một số đại biểu đề cập đến việc tuyển dụng nhà giáo cần bỏ thực hành sư phạm vì các sinh viên ra trường đã được kiến tập, thực hành sư phạm ở trường đại học.
“Là nhà quản lý giáo dục và trưởng thành từ giáo viên, tôi xin được bảo lưu quan điểm thực hành sư phạm”, đại biểu Đỗ Huy Khánh nói và dẫn câu ngạn ngữ “Lý thuyết chỉ là màu xám, cây đời mãi mãi xanh tươi”.
Theo đại biểu đoàn tỉnh Đồng Nai, nhà giáo là ngành đặc thù, thực hành sư phạm cực kỳ quan trọng. Thực tế, có những thầy cô khi đứng trên bục giảng lại không giảng dạy được gì vì còn yếu tâm lý, kiến thức và kinh nghiệm.
“Điều 16 Luật nhà giáo đã quy định rất rõ, không chỉ thi lý thuyết và thực hành mà còn phải tập sự 6 tháng. Trước đó là 9 tháng, thậm chí 12 tháng. Ngoài ra, trong thời gian tập sự còn có một giáo viên đủ uy tín, kinh nghiệm và trách nhiệm để kèm theo hướng dẫn…Từ đó rèn giũa từng bước lên lớp, soạn giáo án”, đại biểu Đỗ Huy Khánh tâm tư và khẳng định chúng ta đang đào tạo những con người sẽ là những thầy cô nên phải chuẩn chỉnh, đầy đủ kỹ năng, kiến thức, nghiệp vụ sư phạm.
Giữa nghị trường Quốc hội, đại biểu Đỗ Huy Khánh bày tỏ sự trăn trở nhiều năm của mình đối với các thầy, cô cắm bản ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Theo vị đại biểu này, trăn trở lớn nhất là quy định về điều động, thuyên chuyển giáo viên tại các cơ sở giáo dục và do cơ quan nào quyết định?
“Điều 19 nêu rất rõ quy định về việc điều động nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Tuy nhiên, Điều 21 lại yêu cầu những giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn sau 5 năm được thuyên chuyển nhưng ở đoạn cuối lại cần có sự tiếp nhận, đồng ý của cơ sở giáo dục. Nếu làm như thế thì các thầy cô ở vùng sâu, vùng xa muôn đời không bao giờ về được dưới xuôi”, đại biểu Đỗ Huy Khánh nói và nhấn mạnh, khi đã giao quyền cho cơ sở quản lý thì việc điều động, bổ nhiệm, thuyên chuyển từ vị trí nay sang vị trí kia, chỗ nào cần, chỗ nào thiếu trong cùng một tỉnh là rất phù hợp, như vậy sẽ bảo vệ cho thầy cô yếu thế, cắm bản mấy chục năm cũng sẽ được về với gia đình chứ không phải cắm bản suốt đời.
"Mong muốn Quốc hội chia sẻ nỗi trăn trở này, nên giao cho cơ quan quản lý giáo dục điều chuyển giáo viên luôn chứ không cần sự nhất trí của cơ sở giáo dục nữa", đại biểu Đỗ Huy Khánh tái nói khi kết thúc phần tranh luận.

Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể có 4 'lỗ thủng' bị vứt ven đường

Lợi dụng đêm tối và khu vực vắng người, hung thủ đã dùng dao để sát hại nạn nhân rồi cướp xe đi. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 5h30 sáng 11/6/2018, một người dân dậy sớm đi men theo con đường thuộc xóm Mới (thôn Đoài, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương). Khi đến khu vực bãi xe container, họ sững người khi phát hiện 1 thi thể nằm sát mép đường, xung quanh máu còn vương vãi.

Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong-Hinh-2
Tiếp nhận thông tin, Công an huyện Thanh Hà đã lập tức xuống hiện trường đồng thời báo lên Công an tỉnh Hải Dương. Các cán bộ kỹ thuật hình sự là người đầu tiên tiếp cận với thi thể trên. Đây là thi thể nam giới, đã tử vong trước đó nhiều giờ. Trên người nạn nhân có tổng cộng 4 vết thương, trong đó có một vết cắt sâu ở cổ, 2 vết đâm tại cổ, ngực và một vết đâm sau lưng. Nạn nhân được xác định tử vong do mất máu cấp.

Hành trình phá án: “Phi công trẻ” sát hại người tình vì đòi chia tay

Thấy Hà đòi chia tay, xin gặp cũng không được nên Tú đã ra tay sát hại nạn nhân dã man. Vụ án này được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: “Phi cong tre” sat hai nguoi tinh vi doi chia tay

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 22h30 ngày 11/10/2016, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Ninh Bình nhận được thông tin về việc chị Vũ Thị Ngọc Hà (SN 1985) đã li hôn chồng, hiện đang sinh sống cùng 2 cậu con trai (SN 2007 và 2013) ở phố Phúc Khánh, phường Ninh Sơn (TP Ninh Bình) chết tại phòng ngủ với nhiều vết thương chết người.

Hanh trinh pha an: “Phi cong tre” sat hai nguoi tinh vi doi chia tay-Hinh-2

Trước tính chất nghiêm trọng của vụ án, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình trực tiếp chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Ninh Bình và Phòng kỹ thuật hình sự khẩn trương đến nhà nạn nhân.

Hàng nghìn người tham gia lễ rước Phật về Việt Nam mừng Phật đản

Đoàn cung rước Đức Phật đản cùng nghi thức tắm Phật là một trong những hoạt động thiêng liêng mở đầu tuần lễ Phật đản (Phật lịch 2567).

Hang nghin nguoi tham gia le ruoc Phat ve Viet Nam mung Phat dan
Tối 5/5, đoàn kiệu rước tượng Đức Phật sơ sinh cùng hơn 50 xe hoa rước kiệu hoa bắt đầu từ Tổ đình (chùa) Ấn Quang về Việt Nam Quốc Tự để cử hành Lễ tắm Phật.

Đây là một trong những hoạt động thiêng liêng mở đầu cho lễ hội văn hóa Phật giáo chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2025 tại TPHCM.