Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất bị dột: Liên danh 6 nhà thầu nào thi công?

HANCORP, CC1, Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, RICONS và Công ty TNHH Xây dựng Lưu Nguyễn là liên danh 6 nhà thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách T3.

Nhà ga T3 bị dột dù mới khánh thành

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất bị dột, sau cơn mưa chiều 7/5.

Sau đó, thông tin đến báo chí, Ban Quản lý Dự án Xây dựng Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết sự cố dột Nhà ga T3 xảy ra tại phần mái kính lấy sáng khu vực chờ ra cửa khởi hành nhà ga.

Nguyên nhân là do những ngày qua, thời tiết tại TP HCM nắng nóng kéo dài, nhiệt độ trên mái có khi lên tới 70 - 80 độ C. Tuy nhiên, cơn mưa chiều 7/5 lớn bất ngờ khiến lớp keo bị co giãn, gây hở một số vị trí tại Nhà ga T3.

Ban quản lý đã khắc phục ngay sau khi phát hiện sự việc bằng cách dùng bơm keo trám lại các vị trí hở. Đồng thời rà soát, bổ sung keo toàn bộ tuyến…

Ban quản lý dự án mong người dân thông cảm do công trình thi công vượt tiến độ để đưa vào khai thác nên chưa có điều kiện thử nghiệm thực tế, dẫn đến sự cố ngoài ý muốn.

Theo Ban quản lý, đây chỉ là sự cố nhỏ, không phải do chất lượng công trình không đảm bảo. Biện pháp khắc phục của Ban đã giải quyết triệt để tình trạng này, đảm bảo không tái diễn trong thời gian sắp tới đối với Nhà ga T3.

Nha ga T3 san bay Tan Son Nhat bi dot: Lien danh 6 nha thau nao thi cong?
 Nhà ga T3 bị dột chiều 7/5. (Ảnh chụp từ clip)

Liên danh 6 nhà thầu thi công

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngày 10/4/2023, ông Vũ Thế Phiệt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) ký Quyết định số 1371/QĐ-TCTCHKVN phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu điều chỉnh Dự án Xây dựng nhà ga hành khách T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, toàn bộ dự án có 8 gói thầu với tổng giá trị là hơn 9.279 tỷ đồng.

Riêng Gói thầu số 12 Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách T3 (Gói thầu số 12) có giá hơn 9.056 tỷ đồng, hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi trong nước, không qua mạng; loại hợp đồng theo đơn giá kết hợp; thời gia thực hiện hợp đồng là 600 ngày.

Đó cũng là giá của Gói thầu số 12 khi được tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Đến ngày 9/8/2023, ông Vũ Thế Phiệt, Tổng Giám đốc ACV ký Quyết định số 3288/QĐ-TCTCHKVN phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 12.

Liên danh Nhà thầu Gói thầu số 12T3 Dự án Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất trúng thầu với giá hơn 9.034 tỷ đồng. Như vậy, so với giá gói thầu, giá trúng thầu đã tiết kiệm được cho ngân sách hơn 22 tỷ đồng.

Liên danh 6 nhà thầu này gồm: Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (HANCORP), Tổng Công ty Xây dựng số 1 - CTCP (CC1), Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng RICONS và Công ty TNHH Xây dựng Lưu Nguyễn.

Dự án Xây dựng nhà ga hành khách T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất được khởi công vào tháng 12/2022. Còn Gói thầu số 12 được khởi công vào ngày 31/8/2023.

Nha ga T3 san bay Tan Son Nhat bi dot: Lien danh 6 nha thau nao thi cong?-Hinh-2
 Hành khách xếp hàng làm thủ tục tại nhà ga T3. (Ảnh: ACV)

Đến ngày 19/4, dự án này chính thức được khánh thành.

 Nhà ga hành khách T3 có quy mô 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng là 112.500 m2, có tổng mức đầu tư gần 11.000 tỉ đồng.

Tầng 1 dành cho khách đón xe bus, xe khách, xe du lịch, xe taxi, xe công nghệ.

Tầng 2 dành cho khách đến (xe cá nhân).

Tầng 3 dành cho khách đi (xe cá nhân, xe thuê, xe taxi, xe khách, xe du lịch). 

Thanh Hoá: Hancorp.2, Licogi 15... và loạt DN bị “bêu tên” nợ thuế khủng

Theo công bố của Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa, đứng đầu danh sách nợ thuế là Công ty CP xây dựng Hancorp.2 (TP Thanh Hoá) với số tiền hơn 36 tỷ đồng; tiếp đó Công ty CP xây dựng số 5 nợ hơn 26,5 tỷ đồng…

Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa vừa công khai thông tin 464 doanh nghiệp, người nộp thuế còn nợ đọng tiền thuế trên 455,5 tỷ đồng trên địa bàn, tính đến thời điểm 31/3/2023.
Đáng chú ý, trong số các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa quản lý, TP Thanh Hóa có nhiều đơn vị nợ thuế nhất với 141 doanh nghiệp nợ tổng số tiền là hơn 75,1 tỷ đồng. Tiếp đó là Văn phòng Cục Thuế với 75 doanh nghiệp với tổng số tiền nợ hơn 232 tỷ đồng, khu vực huyện Quảng Xương có 25 doanh nghiệp nợ tổng số tiền hơn 9 tỷ đồng, khu vực huyện Triệu Sơn có 21 doanh nghiệp nợ thuế tổng số tiền hơn 50 tỷ đồng, khu vực huyện Đông Sơn có 13 doanh nghiệp nợ thuế tổng số tiền hơn 17,6 tỷ đồng, khu vực huyện Nông Cống có 11 doanh nghiệp nợ thuế tổng tiền hơn 13 tỷ đồng. Các khu vực miền núi như Mường Lát, Quan Sơn, Lang Chánh, Ngọc Lặc không có đơn vị nào nợ đọng tiền thuế.

Xây dựng Ricons làm ăn sao trước tranh chấp với Coteccon?

Ricons gửi đơn kiện, yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Coteccons trong bối cảnh 2 doanh nghiệp này đang trên đường đua cùng liên minh dự thầu ở sân bay Long Thành.

Liên quan đến sự việc tranh chấp hợp đồng kinh tế với Ricons, mới đây, Coteccons khẳng định có phát sinh các giao dịch bao gồm các khoản phải thu và khoản phải trả (gọi tắt là công nợ) giữa hai công ty bắt đầu từ giai đoạn trước năm 2019. Những công nợ phát sinh hiện nay vẫn chưa được quyết toán xong do vướng mắc về vấn đề xác định giá trị công nợ kèm theo những chứng từ đạt đủ điều kiện về pháp lý.
Coteccons nợ Ricons 323 tỷ đồng

Cắt giảm gần 200 nhân viên, tài sản Ricons thay đổi sao?

Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Ricons đạt hơn 7.866 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Đáng chú ý, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng gấp 13 lần so với đầu năm, lên hơn 250 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023, doanh thu thuần của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Ricons giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, về 2.270 tỷ đồng. Do giá vốn được cải thiện nên lãi gộp đạt hơn 97 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Trong kỳ, Ricons ghi nhận sự đột biến của doanh thu hoạt động tài chính lên gần 229 tỷ đồng, tăng gấp gần 10 lần so với cùng kỳ, chủ yếu do được chia cổ tức tới 195 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do chi phí tài chính tăng 3 lần (đạt 37 tỷ đồng), cùng với lỗ trong công ty liên kết hơn 44 tỷ đồng và đặc biệt là việc chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp 6 lần cùng kỳ (đạt gần 252 tỷ đồng) do Ricons trích lập dự phòng phải thu khó đòi hơn 213 tỷ đồng. Do đó, Ricons ghi nhận lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh gần 8 tỷ đồng (trong khi quý IV/2022 Ricons lãi hơn 4 tỷ đồng).