Nhà báo mất tích và cuộc đua căng thẳng ở Trung Đông

Vụ mất tích của nhà báo người Saudi Arabia ở Thổ Nhĩ Kỳ hé lộ căng thẳng và toan tính của 2 người đàn ông muốn vẽ lại bản đồ của thế giới Hồi giáo.

"Đó là hai người nghĩ rằng họ quan trọng nhất thế giới Hồi giáo", New York Times dẫn lời Steven A. Cook, học giả tại viện nghiên cứu Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Mỹ), về Thái từ Saudi Arabia Mohammed bin Salman và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
"Ở cả hai phía, cái tôi đều đóng vai trò lớn", ông nói.
Đó không chỉ là Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ, hai thế lực trong khu vực; đó còn là hai nhà lãnh đạo mạnh mẽ tin rằng họ sẽ là người nâng tầm ảnh hưởng của đất nước mình ở thế giới Hồi giáo. Giờ thì họ cùng vướng vào vụ một nhà báo mất tích bí ẩn  - nhà bất động chính kiến người Saudi Arabia giữa thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nha bao mat tich va cuoc dua cang thang o Trung Dong
 Thái từ Saudi Arabia Mohammed bin Salman và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Getty.
Tổng thống Erdogan từ lâu đã xem mình là người bảo vệ cho các phong trào nổi dậy Mùa xuân Arab và những nhà hoạt động chính trị Hồi giáo của phong trào. Trong khi đó, Thái tử Salman là người đứng ở phía ngược lại, đàn áp các phong trào này. Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiếp tục quan hệ gần gũi với Qatar, đất nước đã bị hàng loạt nước Vùng Vịnh, đứng đầu là Saudi Arabia, cắt đứng quan hệ ngoại giao hồi năm 2017.
Hai nhà lãnh đạo, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia, với mục tiêu chung là sự ổn định, đến nay vẫn giữa mối quan hệ thân thiện. Thế nhưng, việc nhà báo người Saudi biến mất sau khi vào lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đã đẩy quan hai nước đến bờ căng thẳng và hé lộ những bất đồng âm ỉ.
Ông Erdogan liên tục thách thức Saudi Arabia phải giải thích về sự biến mất của nhà báo, nhà bất đồng chính kiến người Saudi. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ liên tục cho rò rỉ thông tin rằng họ có video và băng ghi âm chứng tỏ nhà báo Jamal Khashoggi đã bị sát hại, ám chỉ rằng chính quyền Saudi đứng sau vụ việc. Thái tử Salman và Saudi Arabia kiến quyết rằng ông Khashoggi đã rời lãnh sự quán nhưng không đưa ra bằng chứng.
Đến cuối tuần này, có vẻ như cả ông Erdogan lẫn Salman đang cố tìm kiếm lối ra cho cuộc khủng hoảng. Văn phòng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thông báo ông Erdogan đã đồng ý với đề nghị từ phía Saudi lập một "nhóm làm việc" để điều tra việc ông Khashoggi biến mất.
New York Times nhận định hai người có quá nhiều thứ để mất.
Tổng thống Erdogan đang chật vật với kinh tế trong nước và việc sa lầy trong cuộc xung đột ở Syria. Ông giờ không thể cáng đáng thêm một cuộc chiến với Saudi Arabia, đất nước vẫn luôn giàu có. Đối với Thái tử Salman, vụ việc này có thể làm tổn hại hình ảnh mà ông dày công xây dựng lâu nay như nhà cải cách ôn hòa của vương triều Saudi.
Cải cách nửa vời
Từ khi lên nắm quyền đến nay, thái tử, với tham vọng đa dạng hoá nền kinh tế Saudi trước khi họ hết dầu, đã tìm đến Washington, Phố Wall, Thung lũng Silicon và cả Hollywood với lời hứa mở cửa và hiện đại hóa quốc gia này.
Nha bao mat tich va cuoc dua cang thang o Trung Dong-Hinh-2
 Người Saudi Arabia trong thời gian qua đã tích cực tiếp cận chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt thông qua con rể Jared Kushner của tổng thống. Ảnh: Getty.
Trước vụ việc lần này, Thái tử Salman vốn đã bị chỉ trích vì thúc đẩy cuộc chiến đang tàn phá đất nước Yemen, việc câu lưu thủ tướng Lebanon và giam hàng trăm doanh nhân với cáo buộc. Nếu ông bị phát hiện là người đứng sau sự biến mất, và có thể là cái chết, của ông Khashoggi, điều này có thể thúc đẩy những đối thủ trong nước ngăn chặn sự trỗi dậy của thái tử.
Ở bên ngoài Saudi Arabia, việc này làm tổn hại mối quan hệ ông dày công xây đắp với các nhà đầu tư và người thăm viếng từ phương Tây. Nhiều đại biểu đã tuyên bố rút khỏi hội thảo đầu tư, vốn được gọi là "Davos (Diễn đàn Kinh tế Thế giới) của Vùng Sa mạc", mà thái tử chủ trì tháng này ở thủ đô Riyadh.
"Uy tín của ông ấy với phương Tây và tại Mỹ đang bị đem ra", New York Times dẫn lời Kristian Coates Ulrichsen, nhà nghiên cứu tại Viện Baker về Chính sách Công tại Đại học Rice. "Khoảng cách uy tín sẽ lớn, và những người vận động cho Saudi ở Washington D.C. sẽ rơi vào thế khó nếu muốn tạo dựng hình ảnh mà họ đang cố tạo dựng".
Các nghị sĩ từ hai đảng ở Washington đang dọa sẽ áp đặt trừng phạt lên Saudi và các lãnh đạo quốc gia Hồi giáo này có vẻ đã bất ngờ trước mức độ phản ứng của cộng đồng quốc tế trước số phận của một nhà bất đồng chính kiến lưu vong. Thái tử Salman phải hủy bỏ hoặc hoãn nhiều cuộc gặp với các nhà ngoại giao lẫn khách viếng thăm, Ngoại trưởng Adel al-Jubeir giữ im lặng.
"Cơm áo gạo tiền" hay uy tín?
Về phần Tổng thống Erdogan, ông chủ yếu chất vấn Saudi và dò xét xem mình có thể đổ lỗi cho sự biến mất của ông Khashoggi lên Riyadh mà không cần trực tiếp làm vậy không.
"Liệu có thể có chuyện một lãnh sự quán, đại sứ quán mà không có hệ thống camera không?", ông nói. "Liệu có thể có chuyện không có hệ thống camera ở lãnh sự quán Saudi Arabia nơi vụ việc diễn ra không? Ý tôi là nếu một con chim, hoặc con muỗi bay qua, camera cũng sẽ thu lại được. Họ có những hệ thống tiên tiến nhất".
"Không thể có chuyện chúng tôi im lặng trước một sự cố xảy ra trên đất nước mình", ông nói.
Nha bao mat tich va cuoc dua cang thang o Trung Dong-Hinh-3
Đại sứ quán Saudi Arabia tại Istanbul, nơi ông Khashoggi được nhìn thấy lần cuối. Ảnh: Reuters. 
Quan ngại lớn nhất của ông Erdogan đến từ bên trong: nỗ lực vực dậy nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ trong 15 năm qua đã khiến các công ty Thổ Nhĩ Kỳ lao đao trong khoản nợ nước ngoài lên đến hơn 200 tỷ USD. Đồng lira mất giá kéo theo lạm phát cao. Saudi Arabia đóng góp một phần trong các mối quan hệ kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ và là nguồn cung khách du lịch.
"Thiệt hơn rất rõ ràng, vì vậy ông Erdogan sẽ kiềm chế", theo Ozgur Unluhisarcikli, giám đốc văn phòng tại Ankara của Quỹ German Marshall, một viện nghiên cứu có trụ sở tại Washington D.C. "Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua thời kỳ kinh tế khó khăn, Saudi Arabia và Vùng Vịnh có khả năng mang lại cân bằng cho nền kinh tế nước này".
Thế nhưng, sự biến mất của ông Khashoggi đe dọa một thứ mơ hồ hơn: tiếng tăm mà Thổ Nhĩ Kỳ đã vun đắp nên trong khu vực như một nơi trú chân của các chính trị gia và nhà tư tưởng Arab chịu áp lực từ chính quyền của họ.
"Vì Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành nơi lánh nạn cho những người Arab không còn cảm thấy an toàn bên trong đất nước của chính họ, ông Erdogan sẽ bị thiệt hại về uy tín", theo Tamara Cofman Wittes, học giả tại Viện Brookings và là cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ.
Một số nhà phân tích nói rằng họ thấy dấu hiệu của việc ông Erdogan sẽ tìm kiếm một lối thoát không làm mất mặt đôi bên, chẳng hạn như cho phép thái tử Arab thừa nhận việc ông Khashoggi đã chết nhưng đổ lỗi cho nhóm cực đoan bên trong chính quyền Riyadh.
Việc thành lập nhóm "làm việc chung" là một nỗ lực cho mục đích đó, dù không chắc sẽ thành công trong bối cảnh tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và thái tử Arab, trong nhiều năm, đã phải nỗ lực để gác sang một bên những khác biệt.

Tình tiết bất ngờ vụ sát hại ba nhà báo Nga ở Châu Phi

(Kiến Thức) - Giới chuyên gia pháp y nghi ngờ ba nhà báo Nga đã bị tra tấn trước khi bị sát hại tại Cộng hòa Trung Phi. Ngoài ra, tài xế điều khiển chiếc xe chở các nhà báo này cũng bị nghi ngờ là đồng phạm thực hiện vụ tấn công này.

Tinh tiet bat ngo vu sat hai ba nha bao Nga o Chau Phi
 Vụ ba nhà báo Nga bị sát hại tại Cộng hòa Trung Phi đang xuất hiện thêm nhiều tình tiết mới. Ngày 31/7, RIA Novosti dẫn lời chuyên gia pháp y Sergey Myatyugin nghi ngờ các nạn nhân đã bị tra tấn trước khi bị sát hại. Ảnh: daily-sun.com.
Tinh tiet bat ngo vu sat hai ba nha bao Nga o Chau Phi-Hinh-2
 Tuy nhiên, để có thể kết luận chính xác liệu các nhà báo Nga này có bị tra tấn hay không thì cần phải chờ sau khi quá trình khám nghiệm hoàn tất. Ảnh: DW.
Tinh tiet bat ngo vu sat hai ba nha bao Nga o Chau Phi-Hinh-3
 Trong khi đó, lãnh đạo Trung tâm quản lý điều tra (LRC), ông Andrew Konyahin, cho biết các nhà báo Nga bị sát hại ở Cộng hòa Trung Phi đã đi lệch khỏi lộ trình ban đầu 23 km. Ảnh: RT.
Tinh tiet bat ngo vu sat hai ba nha bao Nga o Chau Phi-Hinh-4
Đồng thời, ông Andrew cũng nói về "hành vi đáng ngờ" của người lái xe chở các nhà báo hôm đó. "Tài xế được phân cho chúng tôi là từ phái đoàn của Liên Hợp Quốc. Thông tin về người này có trong cơ sở dữ liệu của các nhà báo người Pháp làm việc ở đó nhưng ông ấy cư xử rất lạ", vị lãnh đạo LRC nói. Ảnh: Twitter.
Tinh tiet bat ngo vu sat hai ba nha bao Nga o Chau Phi-Hinh-5
Được biết, người tài xế đã may mắn chạy thoát trong vụ tấn công và báo tin cho các nhà chức trách vào sáng 31/7. Ảnh: Facebook.
Tinh tiet bat ngo vu sat hai ba nha bao Nga o Chau Phi-Hinh-6
 Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga đã xác nhận và công bố danh tính của ba nhà báo Nga bị sát hại gần thành phố Sibut, cách thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi 300 km về phía bắc, hồi đầu tuần. Ảnh: Youtube.
Tinh tiet bat ngo vu sat hai ba nha bao Nga o Chau Phi-Hinh-7
Danh tính của ba nạn nhân được xác định là nhà báo Orhan Dzhemal, đạo diễn Aleksandr Rastorguyev và quay phim Kirill Radchenko. Dzhemal từ lâu là một nhà báo chiến trường nổi tiếng và ông đã từng bị thương khi đưa tin tại Syria. Trong khi đó, ông Rastorguyev đã giành được nhiều giải thưởng danh tiếng từ những bộ phim tài liệu của mình. Cả 3 nhà báo này đều làm việc cho "Trung tâm quản lý điều tra" của ông Mikhail Khodorkovsky. Ảnh: BI.
Tinh tiet bat ngo vu sat hai ba nha bao Nga o Chau Phi-Hinh-8
Cảnh sát Trung Phi ban đầu nhận định nhóm nhà báo Nga thiệt mạng trong một vụ cướp.  Ảnh: RT.
Tinh tiet bat ngo vu sat hai ba nha bao Nga o Chau Phi-Hinh-9
Họ được cho là đã bị các tay súng không rõ danh tính tấn công khi đang thực hiện phóng sự về hoạt động của tập đoàn Wagner, một công ty an ninh tư nhân Nga chuyên cung cấp lính đánh thuê tới các "điểm nóng" trên thế giới. Ảnh: Youtube.
Tinh tiet bat ngo vu sat hai ba nha bao Nga o Chau Phi-Hinh-10
Tờ DW dẫn lời Marcelin Yoyo, một quan chức thành phố Sibut, tiết lộ ba nhà báo này đã bị khoảng 10 người đàn ông, tất cả đều đội khăn xếp và chỉ nói tiếng Ả-rập, bắt cóc trước khi họ bị sát hại. Ảnh: scribd.
Tinh tiet bat ngo vu sat hai ba nha bao Nga o Chau Phi-Hinh-11
Hiện tại, Ủy ban Điều tra Nga đã mở cuộc điều tra hình sự về vụ sát hại ba nhà báo Nga này.  Ảnh: TASS.

Nữ nhà báo bị hãm hiếp và sát hại gây chấn động Bulgaria

Một nữ nhà báo người Bulgaria đưa tin về cuộc điều tra nghi vấn tham nhũng liên quan đến các quỹ của Liên minh châu Âu (EU), đã bị hãm hiếp và giết hại tại thị trấn biên giới Ruse trên sông Danube, nhà chức trách nước này cho biết hôm 7-10.

Các công tố viên Bulgaria cho hay, thi thể nữ nhà báo Viktoria Marinova, 30 tuổi, đã được tìm thấy trong một công viên vào ngày 6-10.
Nu nha bao bi ham hiep va sat hai gay chan dong Bulgaria
Nhà báo Viktoria Marinova 
Bộ trưởng Nội vụ Mladen Marinov nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy vụ án mạng liên quan đến công việc của Marinova. Ông cho biết thêm rằng không có thông tin nào về việc cô bị đe dọa.

Nhà báo hai quốc tịch Mỹ-Saudi Arabia mất tích tại TNK là ai?

(Kiến Thức) - Nhà báo mang hai quốc tịch Saudi Arabia và Mỹ, Jamal Khashoggi, bị mất tích tại Thổ Nhĩ Kỳ từ hôm 2/10.  Ông là một nhà bình luận về chính trị cho các kênh Ả-rập và quốc tế, bao gồm MBC, BBC, Al Jazeera và Dubai TV.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?
 Ngày 11/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các nhà điều tra nước này đang phối hợp với giới chức Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia để làm rõ vụ nhà báo Jamal Khashoggi, mang hai quốc tịch Saudi Arabia và Mỹ, mất tích tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: BBC.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-2
 Theo đó, nhà báo Jamal Khashoggi mất tích từ hôm 2/10 sau khi vào lãnh sự quán Saudi Arabia ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, để làm thủ tục đăng ký kết hôn với vị hôn thê người bản địa. Ảnh: WP.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-3
Các báo cáo chưa được kiểm chứng cho rằng ông Khashoggi có thể đã bị sát hại trong tòa lãnh sự, điều mà phía Saudi Arabia phủ nhận và cho rằng “vô căn cứ”. Ảnh: NDTV.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-4
Tờ Washington Post đưa tin, theo những thông tin tình báo Mỹ, Thái tử Saudi Arabia Salman được cho là từng ra lệnh thực hiện một nhiệm vụ nhằm dẫn dụ nhà báo Khashoggi từ Mỹ trở lại nước này. Ảnh: Facebook.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-5
Trong khi đó, một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ ngày 11/10 cáo buộc 15 đặc vụ Arab Saudi đã tham gia kế hoạch “nhanh chóng và phức tạp” để giết Khashoggi trong vòng hai giờ. Tuy nhiên, các nhà điều tra chưa tìm thấy thi thể của ông Khashoggi. Ảnh: Getty.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-6
 Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng công bố video an ninh cho thấy ông bước vào lãnh sự quán Saudi Arabia chiều 2/10, song không có video quay cảnh ông bước ra. Ảnh: AJ.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-7
 Được biết, nhà báo Khashoggi từng có nhiều bài báo chỉ trích các chính sách của Saudi Arabia can dự vào tình hình chiến sự tại Yemen. Ảnh: Fox News.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-8
 Ông sinh ngày 13/10/1958 tại Medina, Saudi Arabia. Nhà báo Khashoggi từng theo học tại trường tiểu học và trung học ở Saudi Arabia. Sau này, ông tốt nghiệp trường Đại học bang Indiana (Mỹ) với tấm bằng cử nhân Quản trị kinh doanh vào năm 1982. Ảnh: DW.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-9
Ông Khashoggi bắt đầu sự nghiệp với công việc là quản lý khu vực cho cửa hiệu sách Tihama Bookstore từ năm 1983 đến 1984. Sau đó, Khashoggi làm phóng viên cho Saudi Gazette và làm việc cho tờ báo Okaz từ năm 1985 đến 1987. Ảnh: Kashmir Observer.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-10
 Trong khoảng thời gian từ năm 1987 đến 1990, ông tiếp tục làm phóng viên cho nhiều tờ báo khác của Saudi Arabia, trong đó có Al Sharq Al Awsat, Al Majalla và Al Muslimoon. Năm 1991, ông Khashoggi trở thành quyền Tổng biên tập Al Madina và giữ vị trí này cho tới năm 1999. Ảnh: Mary Greeley News.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-11
 Cũng trong khoảng thời gian 1991-1999, ông làm phóng viên nước ngoài thường trú tại Afghanistan, Algeria, Kuwait, Sudan và Trung Đông. Sau đó, ông Khashoggi được bổ nhiệm làm Phó Tổng biên tập của tờ Arab News, tờ báo tiếng Anh hàng đầu của Saudi Arabia, và đảm nhiệm chức vụ này từ năm 1999 đến 2003. Ảnh: AJ.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-12
 Khashoggi trở thành Tổng biên tập của tờ báo Al Watan trong vòng hai tháng trước khi bị Bộ Thông tin Saudi Arabia sa thải vào tháng 5/2003. Ảnh: AP.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-13
 Tháng 4/2007, ông Khashoggi được bổ nhiệm làm Tổng biên tập Al Watan lần thứ 2. Sau khi từ chức tại Al Watan vào năm 2010, ông Khashoggi được bổ nhiệm làm giám đốc Kênh tin tức Al Arab News tại Bahrain. Ông cũng là một nhà bình luận về chính trị cho các kênh Ả-rập và quốc tế, bao gồm MBC, BBC, Al Jazeera và Dubai TV. Ảnh: Sky News. 

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-14
 Vào tháng 12/2016, The Independent dẫn một bài báo từ Middle East Eye cho hay, ông Khashoggi đã bị chính quyền Saudi Arabia cấm xuất bản hoặc xuất hiện trên truyền hình vì “chỉ trích Tổng thống đắc cử Donald Trump”. Ngoài ra, ông Khashoggi cũng từng chỉ trích lệnh phong tỏa của Saudi Arabia đối với Qatar,...Ảnh: Youtube.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-15
 Được biết, ông Khashoggi từng nhiều lần gặp gỡ và phỏng vấn trùm khủng bố Osama bin Laden và được cho là từng cố gắng thuyết phục bin Landen từ bỏ bạo lực. Ảnh: Qatar Adventure.