![]() |
Ông Hứa Ngọc Thuận sinh năm 1956, tại Bến Tre. |
![]() |
Ông Hứa Ngọc Thuận sinh năm 1956, tại Bến Tre. |
Hoạt động cho vay duy trì tăng trưởng tốt trong khi tiền gửi giảm
Theo báo cáo tại KBSV, room tín dụng được giao của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank, MBB) cho cả năm 2022 là khoảng 24%, thuộc nhóm cao nhất ngành nhờ tham gia tiếp nhận tổ chức tín dụng yếu kém.
Tăng trưởng tín dụng sau 9 tháng là 17,1% từ đầu năm (YTD), quy mô dư nợ tín dụng đạt 475.000 tỷ VND. Trong đó, tăng trưởng cho vay có sự cải thiện khoảng 2,9% trong quý 3/2022 nhờ đợt nới room tín dụng của NHNN.
Bên cạnh đó, hoạt động tái cơ cấu lại danh mục cho vay với ưu tiên cho vay cá nhân và SME siêu nhỏ vẫn đang đi đúng hướng. Dư nợ cho vay cá nhân tính đến cuối quý 3/2022 là khoảng 206.000 tỷ VND, tăng 23% so với đầu năm.
Tỷ trọng cho vay cá nhân nhờ đó cải thiện lên mức 48% (2020:
44%, 2021: 46%). Mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng trưởng chậm hơn, ở mức 12%YTD.
Từ đó, quy mô dư nợ giảm dần xuống chỉ còn chiếm 45% tổng cho vay (trong những năm trước thường chiếm từ 47-55%).
Chuyển dịch cơ cấu sang cho vay khách hàng cá nhân được kỳ vọng sẽ tác động tích cự lên NIM của ngân hàng.
Theo các chuyên gia tại KBSV, không như trường hợp của TCB nhờ có room tín dụng dư thừa mà MBB vẫn có thể đẩy mạnh cho vay mà không phải cắt giảm danh mục chứng khoán đầu tư của mình.
Chứng khoán KB (KBSV) cho biết danh mục trái phiếu doanh nghiệp của MBBank đã giảm nhẹ trong quý 3 nhưng vẫn tăng 16% so với đầu năm.
Trong quý 2/2022, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp giảm 662 tỷ đồng xuống còn khoảng 49.000 tỷ đồng, tuy nhiên vẫn tăng 15,8% so với đầu năm, chủ yếu đến từ trái phiếu đến hạn.
Các khoản đầu tư trái phiếu vẫn đang đem lại lợi suất đầu tư tốt và được đánh giá là nợ nhóm 1. Theo KBSV, MB vẫn có thể đẩy mạnh cho vay mà không phải cắt giảm danh mục chứng khoán đầu tư của mình.
Tỷ lệ nợ xấu giảm về còn 1% vào cuối quý 3
Vào cuối quý 3/2022, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của MBBank giảm về còn khoảng 1,04%, nợ xấu riêng lẻ ngân hàng mẹ là 0,9%.
Theo KBSV, một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ xấu được cải thiện là do MB đã mạnh tay xóa khoảng 2.760 tỷ đồng nợ xấu ngay trong quý 3, gấp đôi con số 1.100 tỷ trong 6 tháng.
Nhờ đẩy mạnh xóa nợ cùng đã thận trọng trích lập trong quá khứ nên ngân hàng chỉ phải trích thêm 814 tỷ đồng dự phòng cụ thể trong quý 3 (giảm 55,5% so với cùng kỳ). Theo đó, tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu giảm xuống 207,7% nhưng vẫn ở mức cao so với các ngân hàng khác.
Tuy nhiên, nợ nhóm 2 duy trì xu hướng tăng nhanh trong quý 3, tăng 22,7% so với quý trước tạo nên rủi ro nợ xấu tăng trong thời gian tới.
Đối với tín dụng, tăng trưởng tín dụng sau 9 tháng là 17,1%, quy mô dư nợ tín dụng đạt 475.000 tỷ đồng. Trong đó, tăng trưởng cho vay có sự cải thiện khoảng 2,9% trong quý 3 nhờ đợt nới room tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Hoạt động tái cơ cấu lại danh mục cho vay với ưu tiên cho vay cá nhân và SME siêu nhỏ vẫn đang đi đúng hướng. Dư nợ cho vay cá nhân tính đến cuối quý 3 là khoảng 206.000 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm.
Tỷ trọng cho vay cá nhân nhờ đó cải thiện lên mức 48% (năm 2020 là 44%, năm 2021 là 46%) trong khi đó mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng trưởng chậm hơn, ở mức 12% so với đầu năm. Từ đó, quy mô dư nợ giảm dần xuống chỉ còn chiếm 45% tổng cho vay (trong những năm trước thường chiếm từ 47-55%).
Do đó, KBSV kỳ vọng chuyển dịch cơ cấu sang cho vay khách hàng cá nhân sẽ tác động tích cực lên tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của ngân hàng.
Sáng 19/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội Đơn vị bầu cử số 1 của TP Hà Nội tiếp xúc cử tri quận Đống Đa, Hai Bà Trưng và Ba Đình sau kỳ họp Quốc hội.
Tránh để thành ung nhọt rồi mới phát hiện, xử lý
Phát biểu tại hội trường, cử tri Hoàng Thị Hằng (phường Ngọc Hà, Ba Đình) cho biết, nhân dân đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Qua đó, bà Hoàng Thị Hằng cảm nhận công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không có vùng cấm, không ngoại lệ, không ngừng nghỉ, rõ đến đâu xử lý đến đó.
Phát biểu tại điểm cầu phường Phương Liên (quận Đống Đa), cử tri Nguyễn Anh Dũng nhận thấy, thời gian qua công tác phòng, chống tham nhũng đạt được kết quả tích cực, để lại dấu ấn tốt, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội.
“Vụ án xảy ra tại Công ty An Đông và bị can Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm là vụ án rất khó, nhưng càng khó càng phải làm để đảm bảo tính thượng tôn pháp luật, đảm bảo thị trường trái phiếu, chứng khoán, tài chính ngân hàng hoạt động lành mạnh, ổn định…”, cử tri phường Phương Liên nói.
Ông Nguyễn Anh Dũng cho biết, cử tri và nhân dân mong muốn cơ quan chức năng cần tiếp tục điều tra và đưa ra ánh sáng những vụ án tham nhũng, đồng thời xử lý nghiêm các vụ sai phạm theo quy định của pháp luật.
Cùng vấn đề trên, cử tri Nguyễn Văn Chương (phường Láng Hạ, Đống Đa) bày tỏ, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng, Nhà nước thực hiện mạnh mẽ, với quyết tâm cao, không có vùng cấm và đạt đã thành quả rất đáng trân trọng.
Tuy nhiên, cử tri Nguyễn Văn Chương cho biết, những hạn chế trong công tác này đang gây bức xúc dư luận. Trong đó, tội phạm tham nhũng, lợi ích nhóm, tội phạm kinh tế không giảm, có chiều hướng tăng, phạm vi ngày càng mở rộng ra khắp lĩnh vực.
Do vậy, cử tri phường Láng Hạ đề nghị làm tốt hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo hướng từ sớm, từ xa. “Phải ngăn chặn vấn đề này từ trong trứng, tránh để thành ung nhọt rồi mới phát hiện, xử lý”, ông Nguyễn Văn Chương nói và đề nghị phải sáng suốt, công tâm trong khâu sử dụng cán bộ, nhất là người đứng đầu.
Cử tri Trần Tuấn Khanh (phường Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng) đề nghị cơ quan chức năng quan tâm chỉ đạo, điều hành, ổn định tình hình trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực ngân hàng, đầu tư.
Đặc biệt, cử tri phường Phạm Đình Hổ đề nghị không để tình trạng các ngân hàng hoạt động vi phạm quy định tài chính, quy định pháp luật, bắt tay với doanh nghiệp thao túng thị trường chứng khoán, trái phiếu, bất động sản.
“Các ngân hàng phải có trách nhiệm khi làm trung gian giới thiệu trái phiếu doanh nghiệp với người dân gửi tiền, không phủi bỏ trách nhiệm toàn bộ như thời gian gần đây, gây bức xúc, thiệt hại cho người dân và đẩy trách nhiệm giải quyết cho Nhà nước”, cử tri Trần Tuấn Khanh nói.
Trốn đi nước ngoài vẫn có quyền xử vắng mặt
Phúc đáp ý kiến cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi nhận ý kiến cử tri đánh giá cao kết quả kỳ họp, đồng thời vui mừng kết quả đạt được trong thời gian vừa qua. “Mặc dù dịch bệnh như vậy, kinh tế chúng ta phát triển rất cao, đời sống nhân dân khác xa ngày xưa”, Tổng Bí thư nói.
Theo Tổng Bí thư, dù đất nước có nhiều thay đổi, đổi mới nhưng không được chủ quan. Đề cập đến vấn đề phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư cho rằng, nếu không quyết tâm chống cho được tham nhũng, tiêu cực, hư hỏng, suy thoái cán bộ thì đến lúc nào đó sẽ coi chừng.
Tổng Bí thư yêu cầu các bộ các cấp phải giữ cho được phẩm chất đạo đức, tư cách, lối chống trong sạch, kỷ luật, kỷ cương. “Vừa rồi bắt một loạt vụ tưởng như không làm được. Hôm qua mới họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, báo chí cũng đã đưa bao nhiêu vụ rồi và sắp tới sẽ làm vụ nào thì đều đã được kể tên rồi. Không bí mật gì, khối anh sợ”, Tổng Bí thư chia sẻ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, những vụ việc đó đã quá rõ nên không thể không làm. Chia sẻ với cử tri, Tổng Bí thư đề cập đến vấn đề mới trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Theo đó, Trung ương đã có chủ trương khuyến khích cán bộ, công chức có sai phạm thì tự giác xin thôi, tự giác xin nộp lại tiền tham ô, tham nhũng sẽ được xem xét.
“Không phải xử nặng mới là tốt, cách chức hết cả mới là tốt. Vừa rồi mấy đồng chí Trung ương xin thôi, tức là phạm sai lầm rồi tự giác xin thôi công tác. Đây là cái mới, rất nhân văn”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói và cho biết, nếu người nào còn ngoan cố thì sẽ bị xử lý.
Tại hội nghị, Tổng Bí thư cho biết, đấu tranh phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh nội bộ, trong chính chúng ta, trong mỗi con người, nên phải làm kiên trì, bền bỉ, nhân văn, nhân đạo. Đồng thời khuyến khích ai đã trót nhúng chàm rồi mà chủ động ‘rửa tay’ thì sẽ được xử lý nhẹ hơn.
Với một số vụ có người trốn đi nước ngoài, theo Tổng Bí thư, trốn đi nước ngoài thì thực hiện các biện pháp để bắt về nước rồi xử lý, trường hợp đã thực hiện các biện pháp mà không có kết quả thì xử vắng mặt.
“Luật pháp của chúng ta cho phép xử vắng mặt, trốn cũng không được, trốn đi vẫn có quyền xử vắng mặt, tuyên bố công khai. Phải phòng chống tham nhũng quyết liệt, nếu không hư hỏng bộ máy, làm mất chế độ của chúng ta”, Tổng Bí thư nói rõ.